Mộ phạm bổn thân đoạn pháp - Thế mộ hung hiểm cần tránh

Thứ 7, 9/11/2024 - 22:45

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

 Phong thủy âm trạch có ảnh hưởng đặc biệt tới cuộc sống của con cháu trong nhà, nên nhìn vào mộ phần có thể luận đoán cát hung sau này. Mộ phần phạm bổn thân đoạn pháp là một trong 10 thế mộ hung hiểm.

Chon dat tang mo tranh the mo hung hiem bon than doan phap hinh anh
Mộ phạm bổn thân đoạn pháp - Thế mộ hung hiểm cần tránh

Phần mộ phạm bổ thân đoạn pháp tức là thế mộ hung hiểm rất hay gặp phải, xuất phát từ cách chôn cất, chọn đất táng mộ hay một số yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp, ảnh hưởng tới hài cốt trong mộ phần. 

 

- Phần mộ bị trúng tên: nếu vị trị đặt mộ thường xuyên có người qua lại, tạo thành lối đi tắt thì sẽ ảnh hưởng tới phong thủy âm trạch, vong linh không thể bình an, con cháu trong xã hội luôn ở vào vị thế “khuất chỗ thấp hèn", khó có thể nổi bật, thường bị người khác khinh thường, lợi dụng, cả đời khó ăn nên làm ra.

 

- Có hài cốt, không phần mộ: vì chạy nạn, khốn khổ nên khi qua đời được chôn tạm, không có ván quan hay lễ nghi đầy đủ tươm tất, lâu ngày bị quên lãng, không có phần mộ, không có người tế bái, vong linh phiêu bạt vô y. Con cháu nhà này cũng vô định bất an, sự nghiệp không thuận, chìm nổi lênh đênh, đường đời nhiều thất bại.

 

- Đỉnh mộ bị cột trụ chèn ép: có trường hợp do vô tình hay cố ý mà dựng cọc, cột, trụ chèn vào đỉnh mộ. Đây là một trong những yếu tố gây động trong phong thủy âm trạch. Bị như vậy thì vong linh như tim bị đâm ngang, con cháu có thể thương vong hoặc bị giết ngoài ý muốn. 

 

- Phần mộ ngập nước: có nơi do ở vùng chiêm trũng, gần ruộng, hồ, ao hoặc gặp mưa lớn mà nước ngấm vào áo quan, không thoát ra gây úng ngập. Tình trạng này thì vong linh bị hàn khí xâm nhập, ảnh hưởng tới sức khỏe của con cháu, thân thể suy yếu, sợ lạnh, phong thấp, hen suyễn, cảm mạo. Nghiêm trọng hơn thì có người chết đuối, chết vì uống rượu.

 

- Phần mộ bị chèn ép: có thể ban đầu vị trí đặt mộ rất thoáng đãng, nhưng sau có nhiều mộ mới xây vây quanh, tạo thành bức tường vây hãm, mộ trình bị chiếm, tử linh không có nơi thở, nên con cháu nơi ở bất an, vướng họa kiện tụng vì điền sản.

 

- Phần mộ bị khối đá đè ép: ví dụ như bên cạnh có công trình xây dựng, vô ý để đất đá đè áp lên mộ phần thì vong linh thương tổn, con cháu bị trúng gió hoặc sống đời sống thực vật, không dậy nổi. Nếu trước mộ loạn khí thì con cháu tay chân tàn phế, loạn ở sau mộ thì ảnh hưởng vào đầu, nổi điên hoặc tê liệt thần kinh.

 

- Phần mộ bị trộm: nhà giàu có mà chôn nhiều đồ vật có giá trị theo người chết hoặc xây mộ xa xỉ rất dễ gặp nạn trộm đạo, hài cốt bại lộ, vong linh tan biến, ảnh hưởng khiến con cháu chết nơi đất khách quê người, lui tổ diệt tông.

 

- Hài cốt rải rác: vùng mộ hoang vu, hoặc người mất mà hài cốt tản mát, không được chôn cất cùng một nơi thì con cháu sự nghiệp không thuận, vướng phải thị phi, kẻ xấu hãm hại.

 

- Phần mộ xuống cấp: mộ lâu ngày không được sửa sang thì vong linh bất an, con cháu ngã nhà cao tầng, trượt chân hoặc tai nạn xe cộ.

 

- Trước mộ chồng chất cát đá: con cháu mắc bệnh dạ dày, sỏi thận.

 

- Mộ bị kiến xông, rắn chuột đào khoét: phá hư hài cốt, vong linh hoảng sợ, con cháu làm lưu manh, đánh giết, chết trong lao tù. 

 

- Mộ chồng lên mộ: có những mộ cũ, qua lâu ngày bị vùi lấp thành bình địa, người sau không biết lại táng mộ vào là mộ chồng lên mộ, khiến vong linh bất an. Mộ phần ở dưới thì con cháu cả đời thấp kém, không an cư; mộ phần ở trên thì con cháu mưu sự không thuận, gian nan khổ cực liên miên.

Trần Hồng