3 việc này mà không làm tốt, đừng mong đời bớt khổ!
(Xemsomenh.com) Phật dạy, trên đời có 3 việc quan trọng hơn cả hành thiện mà nếu không làm tốt thì dù có làm bao nhiêu việc thiện lành, cuộc đời vẫn chìm trong đau khổ, mãi không được hưởng phúc báo. Hãy cùng xem đó là những việc nào nhé.
1. Chưa trả hết nghiệp chướng trong quá khứ
Chưa trả hết nghiệp chướng trong quá khứ chính là một trong 3 việc quan trọng hơn cả hành thiện theo lời Phật dạy.
Phật dạy: Nghiệp báo tuy vô hình nhưng luôn hiện hữu, dù sang hay hèn, dù trốn đến non cao hay vực thẳm, cũng không buông tha ai bao giờ.
Một người dù có làm bao nhiêu việc thiện, nhưng cuộc đời vẫn cứ trắc trở đủ đường, không phải là do chưa làm đủ việc thiện mà bởi nghiệp từ quá khứ vẫn chưa trả hết.
Phúc là phần thưởng ta được nhận. Nghiệp là hình phạt ta phải trả. Thế nên, con người đừng bao giờ chạy trốn, phủ nhận những tội nghiệp ta tạo ra trong quá khứ. Phải đối diện và trả đủ mới có thể an vui mà sống, hậu vận viên mãn, rộng mở thênh thang.
Vậy làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng?
Ví dụ như một nắm muối, nếu để nguyên và ăn thì ta sẽ không ăn nổi vì rất mặn. Cũng một nắm muối đó, nếu pha vào ly nước thì nó đỡ mặn hơn một tí, nhưng vẫn còn mặn.
Nhưng nếu hòa nắm muối đó vào trong bể nước lớn thì chúng ta uống sẽ không còn thấy mặn nữa. Nắm muối là ví dụ cho những nghiệp ác từ quá khứ mình đã lỡ tạo mà chúng ta không thấy được. Khi báo chướng đến cũng giống như tới lúc phải ăn nắm muối đó, nhưng làm sao để chúng ta vẫn ăn mà không bị mặn?
Cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là thêm nước nhiều vào.
Nước chính là công đức tu tập, là phước lành của mỗi chúng ta. Bạn không cần để ý những nghiệp mình đã lỡ tạo từ quá khứ là nhiều hay ít; cũng đừng quan tâm, đừng để ý, đừng bi lụy, lo âu hay than vãn mình nghiệp nhiều, khổ nhiều nữa, như vậy chỉ là vô ích.
Chỉ nên tìm cho thật nhiều nước chế vô cho nó nhạt đi, dễ uống. Cụ thể là luôn mở lòng thoáng rộng, tâm luôn an tĩnh, sẵn sàng rộng tâm tha thứ cho người khác, không nhỏ nhoi cố chấp, đừng có tâm trả thù, nhường một chỗ ngồi cho người già yếu, tiện tay nhặt một cây đinh, vỏ ốc hay nhành gai cho người khác không bị thương tích…
Trong khả năng cho phép, việc gì làm được cho người khác, tiện tay thì làm ngay, không chần chừ. Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ một tâm an nhiên, thoáng rộng.
Khi lòng chúng ta thoáng rộng thì tự dưng chúng ta làm được vô vàn việc tốt mà không hề mỏi mệt, không thấy có mình làm và phước đức của chúng ta cũng theo đó mà trở nên lớn rộng hơn lên.
Lòng rộng, phước lớn, tâm an tịnh, đó là một nguồn nước vô biên, tiêu dung các nghiệp chướng nhiều đời của mình.
Những nghiệp nhẹ thì không còn chi phối và nghiệp nặng thì được giảm nhẹ bớt đi, đó là chúng ta đã biết cách giải nghiệp một cách rõ ràng, có hiệu quả và thiết thực nhất. Xem thêm: Làm cách nào để trả nghiệp?
2. Sống tốt ngay từ hiện tại
Tiền vận tại thiên, hậu vận tại nhân. Phật dạy |
Con người sinh ra trong nghèo khó là lỗi của ông trời, nhưng chết trong nghèo khó là lỗi của chính mình.
Bên ngoài cố tỏ ra tốt đẹp, năng nổ hành thiện, nhưng tâm địa nhu nhược, luôn sinh lòng oán hận, thoái chí thì mọi công sức bỏ ra cũng vô ích, vẫn mãi là một số 0 vô dụng mà thôi.
Nếu muốn thay đổi số phận, trước hết chúng ta phải hiểu cái lý nhân quả. Cái lý nhân quả đó là “tự làm tự chịu”.
Nói theo quan niệm nhân quả thì vận mệnh hiện tại đều là do nghiệp từ quá khứ gây ra. Còn phần số kiếp sau là do nghiệp hiện tại gieo.
Trong vô số kiếp, con người đã tạo biết bao nghiệp lành, dữ, thiện, ác, nếu không thể chuyển nghiệp thì làm sao có hiện tượng những bậc hiền trí, thánh nhân xuất hiện trên đời.
Như vậy, để thay đổi vận mệnh cuộc đời, mỗi Phật tử cần tạo cho mình nghiệp thiện, nghiệp lành. Muốn vận mệnh mình được giàu sang, sung sướng, may mắn… chúng ta phải hành thiện, đoạn ác mọi lúc, mọi nơi; không chê điều thiện nhỏ mà không làm, không khinh điều ác nhỏ mà làm.
Đó cũng chính là quá trình tích lũy phước báo cho đời sống hiện tại được an lạc hạnh phúc như người xưa nói:
Đoạn ác tu thiện, dứt trừ tai ương, phước thọ miên trường Người xưa nói |
Số phận hiện tại là sự thật hiển nhiên, không có cách gì thay đổi, nhưng bằng trí tuệ và sự nỗ lực để cải thiện của chúng ta trong kiếp này, phần số tương lai của mình sẽ được cải đổi. Tay hành thiện, tâm bao dung, phúc báo sẽ tự động gõ cửa. Đừng bỏ lỡ: Lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống không hoàn hảo
3. Luôn tin tưởng vào tương lai
Theo lời Phật dạy, người gieo mầm thiện nhưng quả lành chưa có, là do ngày trổ còn xa.
Đến khi nào duyên tụ đủ, phúc sẽ tự động bung nở, tỏa hương thơm ngát. Đừng tuyệt vọng về số phận, oán trách đất trời bất công mà nhìn đời bằng môi đôi mắt màu xám u uẩn.
Muốn làm được điều đó, quan trọng nhất là luôn tin tưởng vào tương lai và sống một cách lạc quan.
Người sống lạc quan là người luôn có tư tưởng thoải mái, vui vẻ, chấp nhận những gì có được trong hiện tại hoặc các việc đã qua, đang tới hay sắp đến. Đối nghịch với lạc quan là bi quan.
Người bi quan lúc nào cũng có những nét suy tư, đăm chiêu, nản chí; có thái độ không muốn làm việc dấn thân đóng góp mà cũng không thích vui chơi, trác táng và họ trở nên thụ động, khép kín.
Phàm là con người sinh ra trên đời, từ thuở ấu thơ, khi trưởng thành và cho đến lúc mất đi, mấy ai không có phiền muộn. Nhưng cách suy nghĩ, sự trải nghiệm của từng cá thể, từng bản ngã sẽ mang đến hướng giải quyết vấn đề rất khác nhau.
Người lạc quan thì bình thản đối diện với những điều không hay đang xảy ra và tìm hướng giải quyết bằng thái độ tích cực. Còn người bi quan thì luôn than trời trách phận, đổ lỗi cho vạn vật xung quanh mà không bao giờ chịu tĩnh tâm ngồi lại xem nguyên nhân sự việc xuất phát từ đâu để xử lý.
Chính thái độ sống lạc quan sẽ giúp chúng ta tự tin đối mặt với những khó khăn mà cố gắng tìm ra giải pháp để khắc phục hậu quả không tốt. Ta chỉ cần lạc quan yêu đời thì coi như mình nắm chắc 50% cơ hội thành công và phần còn lại là do sự cố gắng và thiện chí của chúng ta.
Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn sống với tinh thần lạc quan để đón nhận niềm vui cuộc sống và hãy tìm cách chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau để được an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi, sẽ có lúc chúng ta vấp phải sai lầm và thất bại đó có thể làm chúng ta chùn bước mà bỏ mặc, phó thác số phận cho cuộc đời. Nếu quá bi quan thì chúng ta sẽ đánh mất niềm tin về nhân quả và rất có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để làm mới lại chính mình.
Khi con người luôn sống lạc quan sẽ không bao giờ thất vọng, buồn phiền mà cố gắng tìm cách khắc phục dù trong những lúc khó khăn nhất.
Ông trời không tuyệt đường sống của người lương thiện bao giờ. Mọi sóng gió chỉ là thử thách, nếu kiên cường vượt qua, chắc chắn sẽ đón nhận trái ngọt. Bạn có biết: Tu Phật nhưng không tu tâm sẽ đánh mất cơ duyên được sống an lạc