Cách giải nghiệp phá thai để lòng bạn cảm thấy thanh thản hơn

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:38

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Rất nhiều người gây ra nhiều tội lỗi nhưng họ không hề biết cách giải nghiệp phá thai phù hợp vì thế mà tội chồng tội không biết làm cách nào có thể tháo gỡ hết được.

Không phải ai cũng hiểu để đầu thai làm người khó khăn đến thế nào và không phải ai cũng biết  Vì sao chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình? Nên nhiều người trẻ bây giờ yêu đương thiếu suy nghĩ, cũng không quan tâm tới vấn đề tâm linh và để lại hậu quả khôn lường. Nhưng nói về khía cạnh khác, đó là khi thai nhi ở trong gia đình được bố mẹ yêu thương và nó chuẩn bị được đầu thai sang một kiếp người mới nhưng khi đi siêu âm thì bố mẹ nhận ra thai nhi bị dị tật. Trong tình huống này thì nên làm thế nào? Đây hoàn toàn không phải tình huống có thai ngoài ý muốn vì bố mẹ chúng vẫn mong chờ từng ngày để đón đứa bé chào đời nhưng họ lo lắng rằng nếu sinh ra đứa trẻ không bình thường sẽ thiệt thòi cho con, nên thường được bác sĩ khuyên nên bỏ thai đi. Vậy trong hoàn cảnh này thì có cách giải nghiệp phá thai nào hiệu quả không?

Cách giải nghiệp phá thai 

Nếu bố mẹ phát hiện sớm rằng thai nhi bị dị tật, đúng vào thời kỳ đầu của thai kỳ thì nên tu tập, sám hối, làm phúc hồi hướng cho thai nhi trong bụng mình thì cơ hội cao thai được chuyển hóa nghiệp thành không bị nữa. Tức là chuyển từ việc bị bệnh thành hết bệnh ngay trong bụng mẹ.

 

Thế nhưng, nếu đến tận những tháng cuối sắp sinh ra làm người thì bố mẹ mới bắt đầu phát hiện ra bé bị dị tật thì đây là nghiệp quả của mình và bé và bố mẹ phải nương tựa nhau. Tức là bố mẹ phải có đứa con dị tật, dị nghiệp như vậy. Không chỉ mình mà đứa bé cũng rất đau khổ. Lúc này bố mẹ có hai lựa chọn:  

 

nghiep qua viec pha thai
 

Trường hợp 1: Bố mẹ vẫn sẽ sinh bé ra và chăm sóc, nuôi dưỡng suốt đời. Trường hợp 2: Chấp nhận phá thai nhưng tìm cách giải nghiệp phá thai từ trước đó. Bố mẹ phải phát nguyện sám hối trong một tuần. Sau đó, tạo các phúc lành, cúng dường Tam Bảo, hồi hướng cho bé. Coi như đây là một nghiệp mà bé phải mang (tội lỗi từ trong kiếp trước và đến kiếp này bé phải đổi bằng mạng sống khi đang ở trong bụng mẹ). Chúng ta xin cúng dường cho bé, để cho bé xả thân này, lấy thân khác.

 

Nhưng quả báo dư nghiệp vì phá thai theo lời khuyên của bác sĩ chúng ta vẫn phải mang. Dù khi bỏ đã cúng dường cho bé, nhưng mà mình vẫn có những quả báo nhất định về sức khỏe có thể là bị giảm tuổi thọ. Ví dụ, đáng ra sống được 70 năm, nhưng do quả báo này, chỉ sống được 65 năm hoặc 68 năm. Hay đáng nhẽ mình ốm có 10 lần, thì do quả báo này, mình có thể ốm 12,13 lần.   

Nhưng vẫn phải cúng dường đầy đủ, tu tập để cho linh thức khi nó chưa phải làm người được thoát ra. Khi nó thoát ra mình phát nguyện, ví dụ: con cúng dường để cho thần thức này được thoát ra, nhận phước báo này, được thoát ra đúng vào thời điểm bác sĩ bắt đầu tiến hành.  

Bởi vì lúc đó, bé chưa đủ nhân duyên được làm người tức là nó chưa thoát từ kiếp trong thai tạng sang kiếp hoàn chỉnh con người với ác duyên trong giao tiếp tương tác ở cõi người bên ngoài.   

Khi đó, thần thức được thoát ra trước lúc bác sĩ làm, trong khoảng sát la, chỉ để lại cái thân ở lại. Giống như là mình hô một tiếng vang lên: "nhà sập đấy" thì người này chạy ra khỏi nhà trước khi nhà sập xuống. Linh thức nhờ đó mà biết để thoát ra trước khi bác sĩ thực hiện những bước cần thiết lấy thai ra.  

Cho nên, đức Phật có dạy: "Chúng sinh lưu chuyển từ đời này đến đời khác, từ cõi này đến cõi khác, chính là do phước báo hoặc tội báo".

Cho nên, mình phát nguyện cúng dường đúng vào thời điểm đó để cho chúng sinh đó được đi từ đời này tới đời sau. 

 

cach giai nghiep pha thai
 

Có nhân duyên nào mà đứa trẻ tiếp tục đầu thai lại vào người mẹ 

 

Đã có nhiều trường hợp đứa trẻ trở lại vào thai người mẹ trong những lần sau nữa. Khi mà mình với đứa trẻ này đã chuyển duyên đi rồi. Tức là cho tăng phước lên rồi. Và ngay lúc mình sám hối, mình cũng đã chuyển nghiệp rồi. Hai việc này tương tác, bố mẹ đồng nghiệp, đồng phước với nhau, thì nó lại quay về làm con của chính mình.

 

Ví dụ: Mình đã tạo phước cho nó, mình muốn nó đi đến chỗ bố mẹ biết đến nhân quả, biết đến việc này, biết đối xử yêu thương con. Nhưng lần sau, khi chúng ta lại quyết định không nạo phá thai nữa, nó lại tiếp tục làm con của mình mà không cần phải đi đâu cả.  

Chỉ bao giờ đến phút cuối cùng sát la là bỏ thì nó mới đi. Còn nếu mình tiếp tục có mang thai mà phước của mình do tu tập mà tăng lên mà nó lại tương ứng với phước của nó thì nó lại quay về. Đó là việc hoàn toàn bình thường. Kate Nguyễn