Kiến thức cơ bản về phong thủy âm trạch

Thứ 7, 9/11/2024 - 22:45

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Phong thủy âm trạch là một trong hai khía cạnh chính của phong thủy thủy học, dựa vào âm phần mà quyết định dương phần, lấy nơi chôn cất của người đã khuất để luận về người còn sống. Dưới đây là một số hiểu biết cơ bản về phong thủy âm trạch nên biết.

 

Phong thủy truyền thống chia thành hai phần chính là phong thủy dương trạch và phong thủy âm trạch. Phong thủy dương trạch đề cập tới phong thủy nhà ở, phong thủy âm trạch nghiên cứu phong thủy mộ phần.

 

Người xưa cho rằng, người đã khuất núi nhưng linh khí vẫn còn, có thể ảnh hưởng tới gia đình, con cháu nên phong thủy âm trạch tác động lớn tới gia vận. Phong thủy âm trạch cơ bản chia thành phong thủy vùng núi và phong thủy đồng bằng. 

 

Phong thủy vùng núi theo đuổi nguyên tắc “Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Nhân cảm ứng”, tức là trời với người hòa vào làm một, tương thông với nhau.  Phong thủy vùng núi yêu cầu sự phối hợp giữa các yếu tố tự nhiên tạo thành huyết mạch lưu thông: lấy huyệt làm trung tâm; lấy chủ sơn, thiếu tổ sơn, tổ sơn làm bối cảnh; lấy sông, suối, ao, hồ làm cận cảnh; lấy án sơn, triều sơn là viễn cảnh; lấy nước trên núi chảy xuống làm bình cảnh; lấy Thanh Long sơn, Bạch Hổ sơn làm hai cánh. 

Kien thuc co ban ve phong thuy am trach hinh anh 2
Kiến thức cơ bản về phong thủy âm trạch 

Dựa trên phương diện lý khí, lấy hướng của huyệt làm đích, lý luận ngũ hành sinh khắc phối hợp với mệnh quẻ của người đã mất và phương vị của dòng nước, cùng với 24 sơn bàn tọa hướng để chia kim khiến phúc trạch hậu thế, con cháu đầy đàn. 

 

Kien thuc co ban ve phong thuy am trach hinh anh 2
 

Phong thủy đồng bằng càng yêu cầu sự phối hợp của lý khí, tọa nơi thoáng đãng, hướng nơi sung túc. Phong thủy đồng bằng theo đuổi cục diện gió mạnh nước xiết thì gia vận lâu dài, con trai đầy đủ; tránh gió lánh mưa thì thật là tuyệt địa. Chú ý, hướng của tự thân mộ phần, phân kim cùng cửa sông phối hợp.

 

Tóm lại, phong thủy âm trạch coi trọng các yếu tố: long mạch, sát sa (đụn cát), quan thủy (nước), điểm huyệt và phương vị.

 

Phong thủy học coi trọng cát có nước bao quanh vì nước quanh mộ có thể làm cho sinh khí tụ họp mà cát bị tắc lại thì sinh khí không bị gió cuốn đi. Có hai điều kiện ấy, nhất định là huyệt cát. Bởi vậy, “Táng kinh” có viết: phương pháp phong thủy là có nước ở trên, kín gió thổi tới”.

 

Muốn tìm nơi tốt để đặt mộ thì trước hết là tới nơi núi non uốn lượn tìm long mạch, thăm dò vùng có sinh khí rồi lấy núi ấy làm chính amchj, tới chỗ núi dừng thì sinh khí ngưng tụ, phụ cận có tình thế cát được nước bao quanh tức là cát huyệt. Nếu là cát bay nước chảy thì sinh khí không thể kết tụ, không phải nơi tốt để táng mộ.