Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham

Thứ 7, 9/11/2024 - 2:55

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

(Xemsomenh.com) Phật dạy, ba nỗi khổ cũng là ba nguyên nhân dẫn tới khổ đau của con người là tham, sân, si. Trong đó, chữ tham đứng hàng đầu, vì lòng tham nên mới sân hận, vì tham nên mới si mê, u tối. Dục vọng từ tham mà ra, cũng vì tham mà lớn lên thành nghiệp ác. 

► Mời các bạn xem Tử vi hàng ngày đã được cập nhật tại Xemsomenh.com
Phat day ve chu tham, long tham va noi kho vi tham hinh anh
 

Tham lam không phải bản chất của con người, Phật dạy rằng, bất kể ai sinh ra đều như tờ giấy trắng, đều có trái tim thuần hậu và thiện lương. Nỗi tham lớn dần lên theo năm tháng, theo những điều mà con người muốn sở hữu và đang sở hữu. Càng có nhiều càng tham nhiều, càng mong nhiều lại càng tham nữa.  

Dục vọng không bao giờ dừng lại, lòng tham tạo nên dục vọng và dục vọng phóng đại lòng tham. Nếu không biết tiết chế, kìm nén lòng tham thì chắc chắn con người sẽ rơi vào tai họa. Vì như Phật đã nói, lòng tham nổi lên, phúc đức tiêu tán.   

Dù làm trăm ngàn việc tốt, cố gắng tu tích thế nào mà không buông bỏ được lòng tham thì tai họa vận đến, phúc lộc vẫn bay đi, không giữ lại được gì. Mà tham thường đi liền với ác. Vì tham nên làm ác để thỏa mãn thứ mình muốn, làm ác để thỏa mãn lòng tham vô bờ bến.

Phat day ve chu tham, long tham va noi kho vi tham hinh anh
 Phật dạy về chữ tham

Người xưa có câu: “Người sống thiện, họa sẽ rời xa, cho dù phúc chưa tới. Người sống ác, phúc sẽ rời xa, cho dù họa chưa tới”. Đừngnghĩ rằng tham mà không bị báo ứng, nhân quả luôn có, dẫu rằng đến muộn. Con người sống giữa nhân sinh là đều thuận theo luân hồi nghiệp báo, không ai tránh được, càng không ai thay đổi được.

Vì thế, Phật dạy buông bỏ lòng tham, tu tâm dưỡng tính chính là việc đầu tiên để tích đức hành thiện. Muốn thiện, trước hết phải hết tham, muốn phúc trên hết phải biết đủ. Không tham lam, không vọng tưởng thì hạnh phúc ngay trong phút giây ấy, phúc đức ngay trong phút giây ấy. Vô sở cầu nhi tự đắc, đó là đại trí huệ.  

Cuộc sống là vô hạn, đời người là hữu hạn cũng như thứ trên đời này là vô hạn, khả năng của con người là hữu hạn. Cứ níu kéo những điều không thể thuộc về mình, giành những thứ vốn không thể với tới, chính là một loại đau khổ, một loại hành xác. Từ bỏ tham lam, sống đời bình an.