2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với mẹ cha tưởng dễ mà khó

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

(Xemsomenh.com) - Hiếu thảo với cha mẹ là một trong những nghiệp lành lớn nhất trong đời người, được xem là phúc báo vô cùng quý giá mà Phật giáo khuyến khích chúng ta thực hiện. Tuy nhiên, hiếu thảo không chỉ đơn giản là mang những món ăn ngon, quà tặng đắt giá về cho cha mẹ. Vậy, thế nào mới là hiếu thảo đúng nghĩa?

Hiếu thảo thật sự đến từ cái tâm, là sự quan tâm, chăm sóc và kính trọng đối với cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Đó là việc lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ họ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, là sự hiếu kính trong lời nói, hành động và trong suy nghĩ. Hiếu thảo không chỉ là giúp đỡ khi cha mẹ cần, mà còn là biết quý trọng công lao nuôi dưỡng và dạy dỗ của họ, thậm chí là khi họ đã bước vào tuổi già.

Hiếu thảo là nghiệp lành vì nó không chỉ mang lại phúc báo cho người con mà còn làm sáng lên ánh sáng của tình yêu thương gia đình. Khi thực hành hiếu thảo đúng cách, bạn không chỉ mang lại niềm vui cho cha mẹ mà còn tích lũy được phúc đức cho chính mình.

=> Mời các bạn xem thêm: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm

2 dieu Phat day cach hieu thao voi me cha tuong de ma kho hinh anh

Phật giáo luôn nhấn mạnh, chữ hiếu là hàng đầu, làm trăm điều thiện không bằng một chữ hiếu. Công ơn của cha mẹ đối với con cái là trời là bể. Con cái báo hiếu cha mẹ chỉ như muối bỏ bể mà thôi. Bất cứ ai cũng phải gắng tâm, gắng sức để hiếu thuận. 

Nhà Phật đã chỉ ra 2 điều Phật dạy cách hiếu thảo, con cái nên lấy đó làm gương để tu dưỡng .

1. Anh em hòa thuận

Gia đình là chỗ dựa, cũng là tâm huyết cả đời của cha mẹ. Bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn anh em trong nhà vui vẻ, đầm ấm, xây dựng không khí tình thân. Chỉ cần người nhà đối với nhau thân tình, thuận hòa, bên nhau khi vui khi buồn, chia sẻ khó khăn, tương trợ hoạn nạn là cha mẹ đã cảm thấy yên lòng.

Con nào cũng là con, nếu xảy ra mâu thuẫn thì người cha người mẹ ở giữa khó phân xử, cũng cảm thấy lo lắng, muộn phiền. Vì ngoài cha mẹ ra, trên đời này, người gần gũi nhất, ruột thịt nhất chính là anh em trong nhà. Cha mẹ tuổi già, sức yếu thì anh em nương tựa lẫn nhau, ấy chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, cũng là sự an tâm lớn nhất.

2. Tu dưỡng bản thân

Không cần đâu xa xôi, mang cơm ngon, quần áo đẹp tới cho cha mẹ, muốn tích nghiệp lành, muốn cầu chữ hiếu thì tu thân dưỡng tâm, trưởng thành và khỏe mạnh. Vì con cái là tài sản vô giá của cha mẹ, nên chỉ cần con cái bình an, hạnh phúc, tốt đẹp là đã đền đáp công ơn sinh dưỡng.

2 dieu Phat day cach hieu thao voi me cha tuong de ma kho hinh anh

Phật giáo đã dạy, không để cha mẹ phiền lòng chính là đạo hiếu. Để cha mẹ lo buồn cho mình, chính là bất hiếu. Viên mãn nhất đời cha mẹ chính là sự thành công của con cái. Đức hạnh tốt, phẩm chất cao đẹp, thành người thiện lương, chỉ cần 3 điều đó thôi là đủ.

Bất cứ ai cũng là con của cha mẹ và rồi làm cha mẹ của con, cuộc đời xoay vòng trong chữ hiếu và đạo hiếu. Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Đó là gốc rễ, cội nguồn và là đạo lý chân chính nhất của cuộc đời này. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh.