Những lưu ý về phong thủy phòng làm việc cho các sếp lớn năm mới đón tài rước lộc

Thứ 7, 9/11/2024 - 22:43

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Theo phong thủy phòng làm việc, văn phòng của các sếp lớn cần phải chú ý những điều sau đây thì cả năm mới thuận lợi trong công việc kinh doanh, công ty mới phát triển lớn mạnh.

Một khi đã làm trong lĩnh vực kinh doanh, hơn nữa lại đứng trên vị thế của một nhà lãnh đạo, thì dù quy mô của công ty lớn hay nhỏ, tính chất công việc đơn giản hay phức tạp, thì trên vai người ta đều phải gánh những trách nhiệm nặng nề.

Phong thủy phòng làm việc có hợp lý hay không cũng sẽ gây những ảnh hưởng tương tự đến sự nghiệp và tài vận của người làm lãnh đạo, cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến công việc kinh doanh của toàn bộ công ty.

Hãy cùng Xem Số Mệnh xem xem, phòng giám đốc nên sắp xếp như thế nào mới được coi là hợp phong thủy nhé!

phong thuy phong lam viec
 Phong thủy phòng làm việc cho năm mới đón tài rước lộc

1. Nhìn từ vị trí phòng làm việc

Theo phong thủy phòng làm việc, văn phòng của người lãnh đạo tốt nhất nên nằm ở hướng Tây Bắc, vì hướng Tây Bắc là cung Càn, đại diện cho người làm chủ mọi việc.

Đồng thời, vị trí căn phòng tốt nhất là nằm ở phía sau cửa ra vào của công ty, tránh không nên đặt ở vị trí quá gần cửa.

Nguyên nhân là bởi, đây là vị trí có nhiều người qua lại, mà giám đốc lại là người chủ quản, nắm giữ vai trò chỉ huy, nếu như văn phòng nằm quá sát cửa ra vào, vô hình trung, giám đốc sẽ phải chịu quá nhiều tác động của bên ngoài, mà lại khó có thể kết nối với nhân viên, từ đó sinh ra cảm giác mệt mỏi vì làm việc quá sức.

Sức khỏe của người lãnh đạo không đảm bảo sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển về lâu về dài của công ty.

2. Nhìn từ góc độ hành lang

Đường hướng tới văn phòng giám đốc không nên quá thẳng, ví dụ như nằm trực tiếp ở phía cuối hành lang, nhưng cũng không nên quá quanh co, rắc rối, vì như vậy, tài vận sẽ khó có lối di chuyển vào được văn phòng.

Ngoài ra, lối hành lang cũng cần phải được thu dọn sạch sẽ và gọn gàng. Nếu lối đi này chất đống quá nhiều giấy tờ, tạp chí, hoặc quá u ám bừa bộn thì tài khí sẽ không thể tiến vào phòng một cách thuận lợi, từ đó sự nghiệp khó có thể khởi sắc.

phong thuy van phong giam doc
 

3. Nhìn từ góc độ hình dáng và diện tích văn phòng

Theo phong thủy phòng làm việc, hình dáng phòng giám đốc lý tưởng nhất là phải thật vuông vức, đặc biệt tránh căn phòng có dáng chữ L hoặc bị khuyết góc, bởi người ở trong căn phòng như vậy, sự nghiệp sẽ dễ gặp phải thị phi hoặc rắc rối chốn quan trường, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Đồng thời, văn phòng cũng không nên thiết kế với diện tích quá lớn hoặc quá nhỏ. Phòng quá lớn đại biểu người sẽ gặp điều chẳng lành, tài khí mỏng manh; còn phòng quá nhỏ thì cách cục không đủ, khó có thể tụ tài, sự nghiệp phát triển cũng sẽ nằm trong một giới hạn nhất định.

Vì vậy nói chung, diện tích phù hợp nhất cho phòng làm việc của giám đốc là từ 15 đến 30 mét vuông.

4. Nhìn từ góc độ bàn làm việc

Bàn làm việc của người làm giám đốc tránh kê ở vị trí bốn phía quá mức trống trải, mà nên sắp xếp ở nơi có chỗ dựa ở sau lưng. Điều này đại diện cho việc làm ăn buôn bán có người giúp đỡ, có chỗ dựa vững vàng.

Tốt nhất nên kê bàn làm việc ở vị trí Văn Xương hoặc Thiên Ất quý nhân, bởi như vậy thì hoạt động quản lý kinh doanh sẽ tiến triển suôn sẻ và thuận lợi. 

Ngoài ra, bàn làm việc cũng tránh kê ở quá gần góc phòng, bởi người làm giám đốc cần có một không gian làm việc thoáng đạt vừa đủ.

Căn cứ phong thủy phòng làm việc, nếu bàn kê quá sát góc phòng thì sẽ ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của giám đốc, khiến họ có cảm giác vướng tay vướng chân, từ đó quyết định việc gì cũng chần chừ do dự, thiếu quyết đoán.

Bàn làm việc lớn hay nhỏ cũng phải tương ứng với diện tích của văn phòng. Trên phương diện phong thủy học, người ta cho rằng căn phòng như thế nào thì người ở trong cũng như thế ấy.

Các vật trong văn phòng cần phải tương ứng với nhau, nếu bàn quá lớn thì sẽ sinh ra sát khí. Còn nếu phòng quá lớn mà bàn làm việc lại nhỏ thì dễ khiến giám đốc rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được tình hình phát triển của doanh nghiệp.