Quả báo nói xấu người khác: Nếu không muốn thất bại, ê chề hãy quản cái miệng
(Xemsomenh.com) Có thể nói Quả báo nói xấu người khác rất khó lường vì chúng ta không biết mình đã đẩy xa sự việc, tạo ra rắc rối tới mức nào cho cuộc sống của một ai đó. Thế nên đừng ăn nói tùy tiện bạn nhé.
1. Câu chuyện tiền kiếp khiến cậu bé đầy mụn nhọt
Thời Đức Phật con tại thế, có một gia đình của vị trưởng giả rất giàu có và cô vợ xinh đẹp nhưng đứa con lại mắc bệnh ngoài da rất nặng. Từ nhỏ cậu bé đã có những nốt mụn nhọt đau nhức, thế nên đêm nào ngủ cũng khó yên, thường xuyên gào khóc vì đau đớn, ngứa ngáy. Ông bố cất công đi tìm nhiều thầy lang giỏi nhưng không ích gì, ai cũng phải bó tay trước tình trạng bệnh của cậu bé. Vì cậu hay gào khóc nên bà con lối xóm đặt tên cho cậu là Khóc Gào.Lúc Khóc Gào đã hơn 10 tuổi, có người hàng xóm cảm thương với cậu bé nên có mách cho cậu rằng: - Tôi có nghe về việc ở tinh xá Kỳ Viên có một vị Đại Y Vương có khả năng chữa trị cả bệnh từ trong tâm cho tới bệnh ở ngoài thân. Chắc hẳn Ngài có thần thông nên bệnh nặng tới đâu cũng chữa được. Cậu đã thử mọi cách rồi, tại sao không thử thêm một lần nữa, tìm tới Ngài xin cầu cứu xem sao.
Khóc Gào cảm ơn người hàng xóm của mình rồi vội vàng tìm đến tinh xá Kỳ Viên xin được gặp Đức Phật mong được Ngài chữa bệnh cho mình. Vừa nhìn thấy Đức Thế Tôn, Khóc Gào liền tán thán những lời hay ho, cậu bất ngờ trước vẻ uy nghi của Ngài. Chỉ có thế thôi mà những đau đớn trên cơ thể của cậu cũng đã vơi bớt đi rất nhiều. Thế nên cậu nằm rạp người xuống đất để lễ bái Đức Thế Tôn. Sau đó Đức Phật đã ôn tồn thuyết giảng Phật Pháp cho Khóc Gào nghe và điều tuyệt vời là khi mọi sự kết thúc, cậu không còn cảm thấy đau đớn chút nào nữa, những muộn phiền trong lòng giờ cũng đã tan biến, cậu cũng muốn sám hối hết những tội lỗi mà mình từng gây ra trong quá khứ. Điều hay ho là những nhọt độc đã hành hạ cậu hơn 10 năm qua bỗng nhiên biến mất hoàn toàn, cậu không còn cảm giác đau đớn nữa. Quá kính ngưỡng trước những gì Đức Phật làm, Khóc Gào sinh tâm cung kính hoan hỉ chân thành nên cầu xin Ngài cho phép cậu được xuất gia, mong được làm Tỳ Kheo được học Phật Pháp và chuyên cần tu tập. Nhận được sự chấp thuận của Đức Phật, cậu bé Khóc Gào ngày nào ở lại tu hành tinh tấn, chẳng bao lâu đắc quả A La Hán.
Trước những điều quá lạ kỳ xảy ra với Khóc Gào, các Tỳ Kheo khác cảm thấy tò mò, họ thỉnh Đức Phật nói về nhân duyên khiến cho cậu bé phải chịu quả báo mụn nhọt. Đức Phật giải thích rằng từ trong một kiếp trước, có hai phú ông giàu có tại thành Ba La Nại, hai người đã không ưa nhau và đố kỵ, ganh ghét nhau. Trong đó có một người mang rất nhiều vàng bạc châu báu lên dâng tặng nhà vua, sau đó nói xấu với vua rằng người kia hiểm ác, hay dùng mưu độc ám hại tôi, xin vua trị tội để bảo vệ dân lành.
Đã nhận rất nhiều cống phẩm của tên này nên giờ vua "há miệng mắc quai", đành làm theo những gì người này xúi giục. Vua liền ra lệnh bắt giam phú ông còn lại, bất kể người này có kêu oan thế nào cũng vô ích. Ông bị mang ra tra tấn tàn khốc, người thương tích đầy mình như vẩy cá. Sau đó, người thân phải mất rất nhiều tiền chuộc mới được thả về nhà. Về tới nhà, ông suy nghĩ không ngừng, chợt nhận ra chính vì có cái thân này nên mình mới khổ, mới gặp tại họa trong đời. Sau đó, ông xuất gia vào núi tu hành, cuối cùng tu thành Bích Chi Phật.
Vị Bích Chi Phật phát tâm đại từ bi, sợ rằng người kia kiếp sau sẽ chịu quả báo đau khổ nên dùng thần thông xuất hiện trong nhà người kia, phú ông nọ liền sinh tâm kính ngưỡng, lập tức thỉnh Bích Chi Phật lên tòa ngồi và chuẩn bị đủ loại thực phẩm đặc biệt để cúng dường và sám hối tội cũ của mình đối với Ngài.
Kể câu chuyện tới đây, Đức Phật ngừng một lúc rồi nói tiếp:
Các ông phải biết, người nói xấu người khác với vua chính là Tỳ Kheo Khóc Gào đã chịu mụn nhọt, khổ đau trong kiếp này. Sau, nhờ ân huệ của Bích Chi Phật, sám hối tội lỗi cũ, và nhờ công đức thành kính quy y Tam Bảo nên ngày nay được Như Lai cứu độ, mau đắc quả Thánh. Đừng nghĩ rằng những lời nói xấu, đặt điều của mình sẽ không ai biết. Nghiệp tội không trốn được, dẫu trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng đã phạm tội như thế rồi mà biết sám hối thì có thể được cứu độ.
2. Quả báo nói xấu người khác
Chúng ta thường hay có thói quen xấu là cứ tụ họp một nơi thì sẽ bình luận về người khác, sau đó đi xa hơn bằng việc nói xấu về họ. Dừng lại ở bình luận đơn thuần thì ít mà chê bai, chê cười lầm lỗi của người khác thì nhiều. Đó là chưa nói đến những người còn thẳng thừng chỉ trích tức là công kích gay gắt, rêu rao lỗi của người khác. Đó là thái độ của một người chấp ngã nặng, từ bi ít chứ không hề nhân danh chính nghĩa nào ở đây cả. Cho đến nay, hành vi này còn được mọi người khuyến khích, người đời tung hô vì nó thuận theo tâm lý chung của đám đông. Sự thật là hầu hết chúng ta không thích người khác hơn mình, thấy ai đó bị chỉ trích liền hả hê, vui thích. Thế nhưng trong Đạo Phật từng nói đến việc không nên nói dối, nói lời ác độc tổn thương người, gièm pha gây chia rẽ, bịa đặt vu khống danh dự của người khác vì chúng đều gây ra nghiệp gây tổn hại phúc báo của bản thân. Sau đây là những quả báo nói xấu người khác, chúng khá khôn lường, vì thế hãy thận trọng với những lời mình nói ra.
2.1 Bị vướng thị phi, đặt điều
Theo Nhân - Quả thì gieo gì gặt nấy, thế nên một kẻ từng dùng lời lẽ xúc phạm người khác thì tương lai cũng phải trải qua cảm giác tương tự. Chính người từng nói lời ác ý với người sẽ cũng rơi vào trường hợp như họ, hiểu cảm giác mình đã gây đau khổ cho người ta như thế nào. Theo đó, từng lừa dối người khác, sẽ có người nói dối lại bạn; từng xúc phạm họ, ngày kia cũng sẽ có người khác làm điều này tương tự với bạn.... Mặt khác những người hay bình luận, nói xấu người khác cũng là người dễ bị thu hút bởi những người nhiều chuyện. Họ thường sống gần những con người lắm lời, ba hoa, môi trường thị phi phức tạp và khi sống ở môi trường như vậy thì tâm trí sẽ vô cùng mệt mỏi, cũng có ngày vướng vào thị phi không chừng.
Có những người tự hỏi, bạn thấy ở kiếp sống này, bạn có nhân duyên tốt, bản thân cũng đã tu dưỡng, không nói xấu cũng chẳng làm hại ai, nhưng chẳng hiểu sao vẫn bị thị phi, nói xấu, bị đặt điều, vu khống. Rất có thể, bạn đang phải trả nghiệp từ trong kiếp trước của chính mình. Đó chính là quả báo mà bạn không biết, thế nên thời gian này, hãy dùng cả khoảng thời gian còn lại tích công đức, sớm hóa giải hết mọi nghiệp chướng. Đừng bỏ lỡ:
2.2 Tương lai bị mắc đúng cái lỗi đã chê
Ngay cả khi đi nói về cái chưa tốt của người khác, phanh phui lỗi của họ, tưởng là hạnh phúc, vui vẻ, nhưng sâu trong lòng ta cũng không thực sự có được niềm vui.
Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng mệt mỏi, việc nghĩ người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta. Không những thế, người chê bai người khác sau lưng thường gây nên oán thù, gây chia rẽ cho người khác, và sau này họ cũng sẽ rơi vào tình huống tương tự. Khi luôn miệng chê bai, chê người này xấu, chê người kia không đẹp thì ở kiếp sống sau, bạn sẽ phạm phải hết những điều đã chê. Chê người khác ngu dốt thì mình cũng phạm lỗi do thiếu tỉnh táo. Chê người khác nghèo khổ thì tương lai mình sẽ bị quả báo là làm ăn thất bại, và mất tiền, hết tiền. Chê người khác kém cỏi thì tương lai mình sẽ bị quả báo là làm việc hay bị mắc lỗi, dễ phạm sai lầm... Thậm chí, bạn không trốn tránh được, phải trả cho hết cái xấu đó. Đó chính là nghiệp báo xấu mà bạn phải nhận từ trong kiếp sống trước của mình.
2.3 Sống đời cô độc
Những người hay nói xấu người khác sau lưng như vậy về sau sẽ mắc quả báo sống đời cô độc, không ai muốn gần gũi, trong cuộc sống cũng chẳng ai thương mến đoái hoài tới.
Trong 3 nghiệp thân, khẩu, ý thì lời Phật dạy về khẩu nghiệp đã chỉ ra rằng đó là nguyên nhân khiến cho chúng ta tổn phước nhiều nhất. Bởi vậy mà trong cuộc sống chúng ta nên hạn chế, nếu được thì không nên buôn chuyện về người khác, không nói xấu người khác sau lưng, hoặc chê bai người khác đều là cách gieo nghiệp xấu cho mình.
Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành nên phải luôn ý thức được việc bản thân chuẩn bị phạm sai lầm để ngừng lại ngay lập tức.
2.4 Bị bệnh tật
Vì nghiệp ác đã tạo nên từ những điều đã nói về người khác, nhất là vô tình làm ảnh hưởng tới tiền bạc, hạnh phúc của họ thì tương lai sẽ bị bệnh tật, đau khổ hành hạ trong tương lai. Một kẻ hay chê người khác, mở miệng ra là thích chê, thì dễ mắc quả báo miệng mồm hôi thối. Hơn nữa, nhiều kiếp nếu tái sinh trở lại làm người thì thường sinh ra với cái miệng không đẹp như miệng méo, mốm, giọng nói lắp bắp, ngọng nghịu, nhiều khi bị câm, miệng luôn hở không ngậm lại được... Thậm chí có thể vô tình gây ra hậu quả xấu cho người nên sẽ bị đoạ xuống địa ngục chịu cực hình, đầu thai làm súc sinh…2.5 Làm ăn thất bát
Người hay nói xấu thường gặp quả báo làm ăn dễ gặp thất bại, dễ bị bạn hàng chơi xấu. Trong làm ăn, kinh doanh, ta dễ phạm đúng những lỗi lầm đã từng chê bai người khác, thế nên không có uy tín với bạn hàng, không dễ làm ăn, hợp tác. Nếu làm cho người này người kia mất hết uy tín, mất hết danh dự thì chúng ta sẽ không có phước, không làm được những việc lớn lao cho bản thân, gia đình, thậm chí rơi vào con đường nợ nần, nghèo khó. Kết quả là thua kém, dở hơn người khác, lúc bị như vậy thì sẽ bị người khác xem thường, đúng như nhân ban đầu đã gieo.
2.6 Tái sinh địa ngục nếu nói xấu bậc chân tu
Nếu nghiệp nói xấu người khác quá nặng, đặc biệt là chê cười bậc chân tu thì quả báo sau khi chết sẽ phải tái sinh vào địa ngục chịu khổ.Thế nên ai dám nói lời vu khống, bịa đặt, bôi nhọ danh dự của người tu luyện, đặc biệt là những người có đạo hạnh đã chứng đắc quả vị thì hãy thận trọng. Chuyện kể về thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường xuyên nghe những Tỳ Kheo Cù Ba Ly gièm pha Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên rằng hai người này hay làm chuyện xấu, tạo các hạnh ác. Bởi vì tỳ kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã chứng đắc quả A La Hán, nên chẳng bao lâu sau Cù Ba Ly thân mọc mụn nhọt độc, lớn bằng hột cải, dần bằng hột đậu, dần dần như trái a-ma-lặc, gần bằng bồ đào, lại bằng nắm tay, máu mủ chảy tràn, thân hoại mạng chung đoạ vào địa ngục .
Ngày nay, với sức mạnh của công nghệ, thông tin giúp các tin đồn, lời nói xấu lan đi càng nhanh chóng, hậu quả càng khó lường và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều người. Nếu chỉ một tin thất thiệt, vu khống đã có thể gây hại cho người khác, thậm chí là cả tính mạng. Vì thế, chúng ta lại càng phải cẩn thận với lời nói, bình luận của bản thân, đồng thời cần lý trí sáng suốt phân biệt thị phi, tránh vô ý tiếp tay cho kẻ có dụng ý xấu, cũng là bảo vệ tương lai tốt đẹp cho chính mình.
3. Nên làm gì để phòng tránh
Không bình luận về người khác không có nghĩa là không thẳng thắn chỉ ra một số lỗi của con cái, của người thân, hay bạn bè. Trong một số trường hợp cần thiết, nên nói điều cần nói. Quan trọng nhất là cái tâm, là lý do bạn muốn nói ra, nếu nói vì mục đích tốt, mong họ trở thành người tốt hơn thì nên làm. Thế nên quan trọng là xuất phát từ động cơ của ta là không phải để phê bình người khác, cũng không phải để thêm thắt những điều mà người đó không có.Để phòng tránh những hậu quả xấu có thể gây ra do việc hay bình luận, nhận xét, hay chỉ trích người khác thì phải từ bỏ thói quen này. Thay vì đánh giá, phê bình người khác, chúng ta hãy lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của họ. Chúng ta cần phải rèn luyện tâm mình, chỉ nhìn những điểm tốt, những điều tích cực của người khác. Rèn luyện như thế thì sẽ tạo nên sự khác biệt giữa niềm hạnh phúc, cởi mở và thương yêu của ta với sự buồn khổ, khó gần và khắt khe.
Ai cũng có điểm tích cực, ta cần phải cố gắng để trau dồi thói quen tập trung vào điểm tốt, đáng yêu, đáng quý ở người khác. Hãy sông bao dung, nói lời khuyến khích động viên tới mọi người. Khen ngợi người khác là một việc mà chúng ta cần phải học để tạo thành thói quen. Nhớ rằng chính ta cũng đều muốn được thương yêu - muốn được mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của bản thân, muốn được quan tâm và tôn trọng.
Hầu hết chúng ta đều không muốn bị đánh giá, bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và người niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu. Nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì ta cũng cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy.
Nếu có thể hãy thể hiện sự hiểu biết, đồng cảm và thương yêu. Việc thừa nhận những phẩm chất tốt của người khác sẽ khiến cho lòng mình cảm thấy hạnh phúc, và tạo được bầu không khí hài hòa, đem đến cho người khác thông tin phản hồi hữu ích.
Do đó, khi nói chuyện, lúc nói các vấn đề về người khác, chúng ta phải hết sức chú ý. Nếu không khen được thì tốt nhất nên im lặng sẽ tốt hơn. Còn nếu có thể thì tới trước mặt người đó góp ý để giúp họ hoàn thiện. Chứ không nên trút giận, bằng cách đi nói xấu.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: