Quy tắc bất di bất dịch khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Trong đời sống tâm linh của người Á Đông, hình ảnh Đức Phật không chỉ là biểu tượng của trí tuệ, từ bi mà còn là nguồn năng lượng mang lại sự bình an, may mắn và hạnh phúc. Nhiều người tín Phật thường dành một vị trí trang trọng trong ngôi nhà hoặc khu vườn để lập bàn thờ, thờ cúng Đức Phật với mong muốn có được sự che chở, gia đạo an lành. Ngoài ra, tượng Phật cũng được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn giúp cân bằng năng lượng phong thủy.
Theo quan niệm phong thủy, việc bài trí tượng Phật trong nhà có thể thu hút năng lượng tích cực, giúp gia chủ hóa giải những vận hạn, xua đuổi tà khí và mang lại sự bình an trong tâm hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt tượng Phật sao cho đúng và hợp phong thủy. Việc đặt sai vị trí có thể vô tình phạm phải những điều kiêng kỵ, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Vì thế, trước khi thỉnh tượng Phật về nhà, gia chủ cần tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa của từng loại tượng cũng như những nguyên tắc cần tuân thủ.
Mỗi bức tượng Phật đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đại diện cho những thông điệp sâu sắc khác nhau. Chẳng hạn, tượng Phật Di Lặc biểu trưng cho sự hoan hỉ, may mắn và tài lộc, trong khi tượng Phật Thích Ca lại mang đến sự giác ngộ, thanh tịnh và bình an. Tùy vào mong muốn và mục đích mà gia chủ có thể chọn tượng Phật phù hợp và đặt tại vị trí thích hợp trong ngôi nhà.
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng khi bài trí tượng Phật trong nhà mà bạn cần biết. Nếu thực hiện đúng, gia đình bạn không chỉ có được sự bình an, phước lành mà còn tránh được những điều không may mắn.
Vị trí đặt tượng Phật
- Không được đặt trực tiếp Phật trên mặt đất hoặc trong phòng tắm vì hai vị trí này được coi thiếu tôn trọng.
- Không nên đặt trong phòng ngủ của bạn trừ khi tượng được giữ trong tủ có cửa đóng kín.
- Luôn đặt tượng quay mặt vào trong phòng. Nếu tượng Phật đặt ở lối vào của ngôi nhà thì có thể ngoại lệ, đối mặt với những người bước vào trong nhà.
- Nếu đặt tượng Phật ở trong vườn cần quay mặt vào nhà để mang lại bình an cho gia đình.
Những loại tượng có thể trưng bày trong nhà để mang tới sự bình an
Tượng Đức Phật Thích Ca ngồi thiền
Trên bàn thờ Phật trong nhà có thể bày những bức tượng Đức Phật trong tư thế ngồi thiền. Tượng Phật Thích Ca nên đặt quay mặt về hướng Đông vì Đức Phật ngồi thiền luôn hướng về phía mặt trời mọc để giác ngộ.
Tượng Phật Di Lặc
Phật Di Lặc khá được ưa chuộng để bài trí trong nhà. Ông Phật cười mang lại may mắn, thịnh vượng. Chiếc bụng lớn của ông chứa đầy của cải, tài lộc. Mọi người thường hay lấy tay xoa bụng Phật Di Lặc để mong muốn được ban tặng nhiều may mắn. Tượng ông Phật cười có thể bày trên két sắt, tủ đựng tiền hoặc góc Đông Nam của ngôi nhà.
Tượng Phúc Lộc Thọ
Theo phong thủy tài lộc, tượng Phúc Lộc Thọ đem lại cuộc sống may mắn và trường thọ, tài vận cho gia đình. Những tượng này có thể làm từ rất nhiều chất liệu như gốm sứ, mạ vàng, ngọc thạch, nhưng tượng làm từ đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất. Thứ tự bày tượng phù hợp nhất: tượng ông Phúc đặt ở giữa, ông Lộc đặt bên trái và ông Thọ nằm ở bên phải.
Tượng ba ông Phúc Lộc Thọ nên bày ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính để mang Tam Tinh vào nhà. Khi đặt tượng, mặt tượng không được hướng ra ngoài, chỉ có thể hướng vào trong phòng. Nếu như mặt hướng vào trong tức là rước tiền tài đến cho người trong nhà, nếu như hướng ra ngoài tức là tiễn tiền tài ra ngoài.
Tượng Phật bà Quan Âm
Nhiều gia chủ lựa chọn tượng Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát nhằm cầu mong sự bình yên, cứu rỗi khi gặp khó khăn và mang đến cho gia đình nhiều điều may mắn. Tượng hoặc tranh ảnh Phật bà nên được dặt ở vị trí trang nghiêm, tốt nhất nên ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách.