Đi tìm lời giải đáp: Tại sao người tốt lại chết sớm?

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Khi chứng kiến một người hiền lành, lương thiện ra đi sớm, chúng ta thường không khỏi xót xa và ai oán: “Tại sao ông Trời lại bất công? Vì sao người tốt lại chết sớm?” Nhiều người thậm chí hoài nghi luật nhân quả, cho rằng nếu nhân quả có thật thì người tốt phải được sống lâu, hưởng phước, chứ không phải chịu số phận nghiệt ngã như vậy. Tuy nhiên, thực tế chúng ta chỉ nhìn thấy bề nổi của cuộc đời, mà chưa đủ trí tuệ để thấu hiểu nhân duyên sâu xa phía sau.

Theo quan điểm Phật giáo, đời sống con người không chỉ giới hạn trong một kiếp này mà còn chịu ảnh hưởng bởi nghiệp báo từ nhiều đời trước. Một người có thể sống rất thiện lành trong kiếp này, nhưng nếu trong quá khứ từng tạo nghiệp nặng, thì khi nhân duyên chín muồi, quả báo vẫn sẽ trổ ra, dù họ có tốt bụng đến đâu ở hiện tại. Bên cạnh đó, cái chết không phải là sự chấm dứt, mà chỉ là sự chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác, có thể là để trả hết nghiệp cũ hoặc để mở ra một hành trình mới tốt đẹp hơn.

tai sao nguoi tot lai chet som

Thay vì đau khổ và oán trách, chúng ta nên học cách nhìn nhận mọi sự bằng trí tuệ nhân quả, hiểu rằng mọi thứ đều có lý do của nó. Khi hiểu sâu về nhân duyên, chúng ta sẽ bớt đau buồn và thay vào đó, biết trân trọng từng phút giây của hiện tại, cố gắng sống thiện lành hơn để tích lũy phước báo cho bản thân và những kiếp sau.

Tại sao có người chết yểu, có người sống lâu?

Việc mình làm mình sẽ phải chịu, đó là quy luật mà không ai có thể chi phối bao gồm cả Thần hay Phật. Vì thế khi làm việc xấu đừng cho rằng không ai biết, mọi việc đã được lưu lại trong vũ trụ này rồi đấy. Đó là một phần lý do cho dù bạn cảm thấy khó hiểu: Tại sao người tốt lại chết sớm? Thực ra bạn mới chỉ thấy được đời này của họ, còn những kiếp trước bạn không thể hiểu hết được. Theo Luật Nhân Quả, chính con người tự quyết định lấy số phận của họ thông qua nghiệp lực do chính họ tác tạo.  Theo Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trung Bộ III, kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt có đoạn ghi:  

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn, sau khi chào và hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài người với nhau, chúng con thấy có người đoản thọ, có người trường thọ…?

Vậy, này Thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông sát sinh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú. Nếu được tái sanh trong loài người, người ấy phải đoản mạng.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giơi. Nếu tái sanh trong loài người, người ấy được trường thọ.  

Vậy tại sao người tốt lại chết sớm?

Thông qua lời dạy của Đức Thế Tôn, có lẽ bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tại sao người tốt lại chết sớm. Việc này cũng giống như việc bạn hỏi lý do người tốt vẫn khổ có phải ông trời bất công? Chúng ta là hoa đất, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, hoàn toàn phụ thuộc vào cách họ suy nghĩ, hành động từ trong quá khứ cho đến hiện tại. Có người bạn không hiểu vì sao họ có thể làm việc này, việc kia nhưng điều này phụ thuộc vào giá trị và cách tư duy của họ về cuộc sống dựa vào kinh nghiệm của họ mà thôi. Đó là lý do có người sống lâu và khoẻ mạnh nhưng cũng có người chết sớm. Nguyên nhân của sự khác biệt chủ yếu là do nghiệp lực của họ. Vì thế, đừng xem thường sự tác động của Nghiệp lực. Ví dụ, một người đoạn mạng một trong những lý do là vì họ từng tạo nhiều nghiệp sát sinh, không có lòng từ bi nên oan giá trái chủ tìm về để làm hại. Ngược lại, người nào sống trên đời không sát sinh, biết bảo vệ và tôn trọng sự sống, giàu lòng từ ái đối với mọi người, mọi loài thì người ấy được phước báo trường thọ.

Về khía cạnh tâm linh, chúng ta khó có thể biết được rằng mình đã tạo ra nghiệp gì qua các vòng Luân hồi. Để cải tạo nghiệp lực, nhất là nghiệp sát sinh nhằm tăng thượng phước báo về thọ mạng thì mỗi người nên tu tập phát triển lòng từ. Chỉ có từ bi mới dập tắt hận thù; chỉ có lòng thương không phân biệt và vô điều kiện của từ bi mới hóa giải mọi mâu thuẫn và xung đột.

Trong bối cảnh hỗn loạn như hiện nay, để giảm bớt ảnh hưởng do Nghiệp lực xấu gây ra, bản thân bạn phải tự thân khắc phục sát nghiệp bằng cách thực hành ăn chay, bảo vệ môi trường, tôn trọng sự sống, trưởng dưỡng và phát tán hạt giống từ bi đến với mọi người.