8 tiêu chí đánh giá ngôi nhà có phong thủy tốt hay không

Mục lục
 
Mục lục

Phong thủy không chỉ là một học thuyết cổ xưa mà còn là một phần quan trọng trong việc tạo dựng không gian sống hài hòa, thu hút năng lượng tích cực và tránh những điều không may. Một ngôi nhà có phong thủy tốt không chỉ mang lại sự bình an, tài lộc cho gia chủ mà còn giúp cải thiện sức khỏe, công danh và các mối quan hệ trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đánh giá và điều chỉnh phong thủy sao cho phù hợp.

Có bao giờ bạn tự hỏi liệu ngôi nhà của mình đã thực sự đạt chuẩn phong thủy hay chưa? Liệu có những yếu tố nào trong thiết kế, bài trí hoặc vị trí của ngôi nhà đang ảnh hưởng đến vận khí mà bạn chưa nhận ra? Nhiều người dù không tin vào phong thủy nhưng khi gặp vận xui liên tiếp, công việc trì trệ, gia đình bất hòa hay sức khỏe suy giảm, họ mới bắt đầu tìm hiểu và nhận ra rằng những yếu tố tưởng chừng nhỏ nhặt như hướng nhà, cách bố trí nội thất, vị trí cửa chính hay tủ giày… đều có thể tác động đáng kể đến cuộc sống.

8 tieu chi danh gia nha chuan phong thuy hinh anh goc

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết liệu ngôi nhà của mình đã đảm bảo các yếu tố phong thủy cần thiết hay chưa, hãy tham khảo những thông tin dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng nhận diện và điều chỉnh những điểm chưa hợp lý để mang lại sự cân bằng, vượng khí và may mắn cho gia đình.

1. Đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí”

Dù là chọn đất hay chọn nhà, nên lựa chọn nơi thoáng khí, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc gió thổi quá mạnh. Nơi gió thổi mạnh sẽ khiến tài lộc bị thổi bay, không thể tụ lại trong ngôi nhà. Đây là tiêu chí đánh giá nhà chuẩn phong thủy hàng đầu.

2. Ánh sáng tự nhiên chan hòa

Phong thủy dương trạch luôn chú ý tới yếu tố ánh sáng mặt trời. Ngôi nhà có phong thủy tốt rất cần có nhiều ánh sáng tự nhiên, thông gió, thoáng khí sẽ dễ dàng sản sinh ra nhiều dương khí, đẩy lùi âm khí, tốt cho sức khỏe và cả tài lộc của gia chủ.

3. Trung tâm ngôi nhà sạch sẽ

 

Khi bố trí kiến trúc trong ngôi nhà, đại kị việc đặt phòng vệ sinh, nhà kho hay phòng bếp ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Vị trí này chính là trái tim của căn nhà, cần phải sạch sẽ, gọn gàng, nếu dơ bẩn, bừa bộn sẽ hút nhiều tà khí, gây hại cho sức khỏe và hao tổn tiền bạc.

4. Địa thế quanh ngôi nhà bằng phẳng, thoáng đãng

Địa thế, quang cảnh xung quanh ngôi nhà cần thoáng đãng, bằng phẳng, tốt nhất là phía sau có điểm tựa vững vàng. Nếu ngôi nhà ở sườn dốc lớn, người sinh sống trong đó sẽ luôn bị hung hiểm rình rập, gặp tai họa bất ngờ.

8 tieu chi danh gia nha chuan phong thuy hinh anh goc

5. Xung quanh ngôi nhà không có vật dẫn dụ sát khí

Những vật có thể dẫn dụ sát khí chính là những góc nhọn của các kiến trúc hay vật thể lớn chĩa thẳng vào ngôi nhà. 

Điều này rất thường thấy khi mà hiện nay đất chật người đông, các ngôi nhà được xây sát nhau. Những góc nhọn của tòa nhà, kiến trúc khác được coi như mũi tên độc chĩa vào ngôi nhà, mang theo đó là sát khí, khiến gia trạch ngày càng bất ổn.  

6. Nhà không bị khuyết góc

Trong phong thủy nhà ở, nhà bị khuyết góc cũng có nghĩa là thiếu nhân khẩu. Phương vị khuyết góc càng nhiều đồng nghĩa với việc địa vị của chủ nhân trong nhà càng bị phân tán, thậm chí không có quyền lực. 

Điều đó khiến sự nghiệp của chủ nhân gặp nhiều trở ngại, sức khỏe ngày càng đi xuống, thậm chí còn dễ mắc bệnh nan y.

7. Phong thủy ngôi nhà hợp mệnh lý gia chủ

Để đánh giá, xem xét một ngôi nhà có phong thủy tốt hay xấu, người ta thường căn cứ vào mệnh lý của gia chủ. Khi các yếu tố về phương hướng phù hợp với tuổi bản mệnh của gia chủ, có nghĩa là phong thủy tốt.

Ngoài yếu tố về mệnh lý, yếu tố về mệnh tướng cũng được dùng để xem xét phong thủy ngôi nhà tốt hay xấu, có phù hợp với gia chủ hay không. Ví dụ, nếu chủ nhân ngôi nhà là âm mệnh Thủy tướng, nên lựa chọn những tông màu trắng, bạc, đen, xám làm chủ đạo khi bài trí nội thất...