Tu nhân tích đức, làm việc thiện, Trời không phụ lòng

Thứ 7, 9/11/2024 - 2:44

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

(Xemsomenh.com) Sống giữa đời thường, giữ mình trong sạch giữa dòng đời cuồn cuộn là điều không dễ dàng. Con người thường bị cuốn theo những lợi danh, những dục vọng mà quên mất ý nghĩa sâu xa của tu nhân tích đức. Nhiều người băn khoăn liệu làm việc thiện một cách vô tư, không cầu mong gì, có dẫn đến thiệt thòi hay không? Và liệu những hành động tốt đẹp ấy có thực sự mang lại phúc báo?

Thực tế, phúc báo không phải lúc nào cũng hiển lộ ngay trước mắt. Đôi khi, chúng ta không nhận ra rằng phúc đức đang được tích lũy một cách âm thầm, chuẩn bị nở rộ vào thời điểm thích hợp. Hãy tin rằng trong cõi hồng trần này, luôn có một "đôi mắt lớn" đang dõi theo, ghi chép từng ý niệm, từng hành động thiện ác của mỗi người, không hề bỏ sót điều gì. Luật nhân quả vận hành chính xác, và phúc báo sẽ đến với những ai thật tâm hướng thiện, chỉ là chúng ta chưa nhìn thấy mà thôi.

 

Tich cuc lam viec thien, Troi khong phu long nguoi tot hinh anh
 

 

Trước đây, vào những năm Chính Thống, đời vua Anh Tông triều nhà Minh, có một người đứng đầu nhóm thổ phỉ tên là Đặng Mậu Thất. Ông ta lôi kéo người tạo phản ở vùng Phúc Kiến. Rất nhiều người trí thức và nông dân đều nghe theo ông ta nổi lên tạo phản. Hoàng đế liền cử quan Đô Ngự sử, người huyện Ngân là Trương Gian đi tìm kiếm và tiêu diệt bọn chúng.

 

Trương Đô Hiến (Đô Ngự sử họ Trương) dùng kế sách bắt sống được Đặng Mậu Thất. Về sau Trương Đô Hiến lại phái vị quan Bố Chính tỉnh Phúc Kiến là Tạ Đô Sự đi tìm bắt những tên thổ phỉ còn lại. Ông còn chỉ thị rằng, hễ bắt được kẻ nào là giết ngay. Nhưng Tạ Đô Sự không chịu giết người bừa bãi vì sợ giết lầm người.

 

Tạ Đô Sự liền đến các nơi tìm kiếm danh sách những người theo giặc. Khi tra ra được những ai không theo giặc, không có tên trong danh sách thì ông ngầm phát cho họ một lá cờ vải trắng nhỏ và giao ước rằng khi quân đi truy tìm bọn giặc đến vào ngày ấy thì họ phải đem lá cờ vải trắng ấy cắm ở nhà họ, để ra dấu hiệu rằng đây là nhà người dân trong sạch.

 

Hơn nữa, ông còn ra lệnh cấm quan binh không được giết bừa bãi. Do có biện pháp này của ông mà cuối cùng số người tránh khỏi bị giết lầm đợt ấy tính ra đến hơn một vạn.

 

Về sau con trai của Tạ Đô Sự là Tạ Thiên thi đỗ Trạng Nguyên, làm quan đến chức Tể tướng. Cháu nội của ông là Tạ Phi cũng thi đỗ Thám Hoa (học vị dưới trạng nguyên và bảng nhãn thời xưa), cũng chính là Tiến sĩ đệ tam danh.

 

Người phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, đặc biệt đặt hy vọng vào đời con đời cháu, mong muốn để lại cho con, cho cháu nhiều của cải vật chất thì mới yên lòng ra đi. Nhưng, kỳ thực, điều lưu lại tốt nhất cho con cháu chính là làm nhiều việc tốt, tích đức làm việc thiện. Bởi vì chúng ta nhìn không thấy, nhưng ông Trời lại nhìn thấy rõ mọi điều. Người nào làm việc tốt, ông Trời nhất định sẽ ban những thứ tốt nhất cho người ấy.