Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) - Khoan dung và độ lượng với người khác – điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là thử thách không dễ vượt qua. Trong cuộc sống, không phải ai cũng đủ bình tâm để tha thứ cho lỗi lầm của người khác hoặc đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu. Thế nhưng, chính sự khoan dung lại là cầu nối quan trọng để xây dựng lòng nhân ái và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

Tha thứ không chỉ giúp người khác nhận ra sai lầm mà còn mang lại sự bình an trong tâm hồn chính mình. Khi chúng ta sẵn lòng cho đi sự cảm thông và rộng lượng, điều chúng ta nhận lại không chỉ là sự biết ơn mà còn là niềm hạnh phúc lớn lao – một giá trị vô hình mà không vật chất nào có thể thay thế. Vì vậy, cho đi để nhận lại không chỉ là lẽ sống tốt đẹp mà còn là con đường dẫn đến sự hòa hợp và an vui trong đời.

1. Lòng khoan dung độ lượng qua câu chuyện về người bán vé thông minh

Chuyện kể rằng, trên chuyến xe khách đường dài nọ có một hành khách nữ vì không tìm được chỗ ngồi nên phải đứng ở giữa xe.

Khi xe đến đoạn quành gấp khúc trên đường núi, cả xe nghiêng ngả, nữ hành khách cũng mất đà loạng choạng.

Lúc đó, cô cảm thấy như có người đụng phải người mình một cái, rồi sau đó phát hiện ví tiền không còn nữa, liền lớn tiếng hô mất trộm. 

Biết chuyện, nhân viên bán vé trên xe khi ấy không giục tài xế lái xe đến đồn công an gần đó mà nói với tất cả hành khách rằng:

“Cuộc sống không dễ dàng gì, tiền bạc không phải ai cũng dư dả. Mong người nhanh tay này rộng lòng phối hợp, hãy để túi tiền xuống sàn. Trước mặt sắp phải đi qua một đường hầm, sẽ không ai nhìn thấy hay biết bạn là ai. Nếu như chỉ vì chuyện này mà bị tuyên phán hai năm tù, thì quả thật là không đáng“.

Thật bất ngờ, sau khi chiếc xe chạy qua đường hầm tối đen, ví tiền đã trở về tay của nữ hành khách kia. 

Có thể bạn quan tâm: Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở

2. Bạn nhìn thấy gì từ câu chuyện trên?

Long-khoan-dung-do-luong

“Trong đời này, không có ngã rẽ nào là không thể quay đầu lại, không có sai lầm nào là không thể cải chính. Đối diện với sai lầm của người khác, có khi khoan dung độ lượng lại có sức mạnh cải biến hơn cả sự trừng phạt”.

Trường hợp nếu như người bán vé bảo tài xế lái xe đến đồn công an thì “người nhanh tay” móc ví kia chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt của pháp luật. 

Hành động này tuy là giương cao chính nghĩa, trừng trị tội phạm nhưng nó lại khiến một người mãi mất đi cơ hội sửa sai, chuộc lại lỗi lầm, làm lại từ đầu.

Cách xử lý của người bán vé vô cùng thông minh, nhưng cũng chính là xuất phát từ lòng khoan dung độ lượng. Lòng khoan dung sẽ khai sáng cuộc đời bạn.

Vì thế người này không chỉ đã bảo vệ được tài sản của nữ hành khách mà còn cho kẻ trộm ví một cơ hội hoàn lương. Nhận được sự tha thứ, khoan dung, kẻ trộm kia có lẽ từ đây cũng sẽ hồi tâm chuyển ý, sống cuộc đời mới. Nếu điều đó thực sự xảy ra, người nhân viên bán vé há chẳng phải đã cứu vớt được một linh hồn sa ngã đó sao?

Thử hỏi trong cuộc đời này, liệu có ai không bao giờ phạm sai lầm? Vì thế, tha được cho người thì cứ tha, lùi một bước biển rộng trời cao, nhường ba phần tâm tình khoáng đạt. Khoan dung với người cũng chính là tự tạo phúc báo cho chính mình.

Và bạn hãy nhớ rằng:

Hãy học cách khoan dung, bởi tình yêu bao giờ cũng vĩ đại hơn thù hận, khoan dung bao giờ cũng có sức mạnh hơn trừng phạt. 

Tinh-yeu-bao-gio-cung-hon-han-thu,-khoan-dung-do-luong-bao-gio-cung-manh-hon-trung-phat

Tha thứ không phải là ban phát ơn huệ cho kẻ khác mà là tự cởi trói cho chính mình, để tâm mình luôn an nhiên tự tại. 

Khoan dung, tha thứ không hề khó, cái chính là bạn không thể cởi bỏ được oán hận trong lòng mình.

Cái gốc của tha thứ chính là tâm từ bi, lương thiện. Để có thể tha thứ cho người khác dễ dàng hơn, ai ai cũng nên nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng thiện lương, nhân hậu. Cho đi cũng chính là nhận lại, chẳng thua thiệt hay hơn kém gì đâu.

Điều đó chính là:

"Oán hận ngút trời dù muôn kiếp

Buông tâm để giữ được thiện lương".