Vì sao giỏi mà vẫn nghèo? Liệu ông trời có bất công như bạn nghĩ?

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:56

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Câu oán thoán giỏi mà vẫn nghèo được khá nhiều người kêu ca nhưng đã ai thực sự tìm hiểu nguyên do vì sao bản thân mình mãi không thể khá lên được?

Việc giỏi mà vẫn nghèo tưởng như là nghịch lý như sự thật phía sau đó lại khá logic vì thực tế nói giỏi chỉ là một khái niệm khá chung chung, trong khi đó cuộc sống có vô số lĩnh vực khác nhau, nói rằng bạn giỏi cũng chỉ là giỏi trong lĩnh vực nào đó mà thôi. Ví dụ một người họa sĩ sẽ xuất sắc trong việc vẽ vời, người sửa xe đạp sẽ giỏi sửa xe,... thế nhưng một nhà khoa học được xem là giỏi thì chẳng biết sửa xe hay vẽ... Nói đến đây bạn cũng đã phần nào hiểu và đỡ nhầm lẫn hơn ở khái niệm này.

Tại sao giỏi mà vẫn nghèo

Trên đời, không ít người thường xuyên oán thán trời đất rằng vì sao giỏi mà vẫn nghèo. Thậm chí là họ đã chăm chỉ, nỗ lực hết mình nhưng dường như tiền bạc vẫn còn xa lắm, họ cảm thấy đuối sắc, cảm giác như bản thân chẳng thể nào với tới được.

 

gioi ma van ngheo
 

Như những người nông dân chăm chỉ làm việc đồng áng mỗi ngày không quản ngày đêm nhưng chỉ một trận thiên tai là mất hết. Vậy thì tại sao, người tài, người tốt sao vẫn phải nhận kết cục đau thương?

Chuyện kể lại rằng, có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.

 

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

 

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa. Thế mới thấy, dù có xuất phát điểm giống nhau như hai anh nông dân trên đều có tài sản là 3 thửa ruộng như do cách tư duy, hành động khác nhau nên họ có kết quả hoàn toàn khác nhau. Vì thế, trước khi than mình vì sao giỏi mà vẫn nghèo thì nên xem lại cách suy nghĩ, cách bản thân mình làm việc. Bạn có biết Nỗ lực cả đời không bằng một lần lựa chọn? Thực tế là nỗ lực nhầm chỗ thì mọi việc bạn làm cũng trở thành công cốc mà thôi chứ đừng nói tới việc làm giàu. Vì thế phải khôn ngoan từ đầu trong lựa chọn, việc đó cần cả một quá trình tu dưỡng không ngừng nghỉ chứ không phải chỉ ngồi đó mà than trách số phận.

 

2 nguoi nong dan co xuat phat nhu nhau
 

Giàu nghèo có phải tại cái số?

Giàu theo quan điểm Phật giáo: Theo Kinh Tăng Chi Bộ III, trong góc nhìn của Phật giáo thì những người thật sự giàu có là người từ nhiều kiếp họ xây dựng và phát huy bảy thứ tài sản của tinh thần. Đức Thế Tôn lược nói như sau: “Này các Tỳ Kheo, có bảy thứ tài sản này, thế nào là bảy? Tín tài, giới tài, tàm tài, quí tài, văn tài, thí tài và tuệ tài”.

Có thể tạm hiểu là sang hèn thọ yểu vốn đã được an bài theo thiên mệnh. Người trong vô minh không chịu tiếp nhận số mệnh, cậy mình tài ba mà hách dịch thì chẳng ích gì. Đến khi việc không như ý, chịu cảnh tang thương không biết hối cải lại đem lòng oán hận trời Phật, oan nghiệt chồng chất. 

 

Thực ra thái độ đó cũng là thái độ và lối tư duy của người nghèo mà thôi. Một trong những thói quen xấu của họ là đòi hỏi quá nhiều khi chưa bỏ ra thứ gì. Khi bạn mải mê đong đếm lợi ích và suy tính thiệt hơn thì rất nhiều người đã đi được nửa chặng đường. Tất nhiên đầu tư dù là tiền bạc hay công sức đều cần sự khôn ngoan và khả năng nhận lại kết quả tốt. Nhưng đừng quên mọi thành quả đều có cái giá của nó và chẳng ai cho không bạn cái gì. Khi bạn chưa được như người ta thì đơn giản là nỗ lực của bạn chưa đủ, khi bạn không thể thay đổi quá khứ hay tiền kiếp nhưng tương lai nằm trong chính tay bạn. Nếu muốn bước chân vào giới thượng lưu thì bạn hãy học cách tư duy của những người giàu có trước đã, việc này cũng cần thời gian để bạn hiểu chứ không thể có cơ hội giàu sau một đêm nào ở đây cả.  

Vì ta không đủ năng lực hiểu rõ được hết tội lỗi một hay nhiều kiếp trước mình đã gây ra nên không biết rõ được vì sao ta nghèo hay giàu có ở hiện tại. Chi bằng không cần quá tính toán, ta cữ tiếp tục nỗ lực một cách khôn ngoan hơn, giống như người đời vẫn nói: Nếu không thành công cũng thành nhân. Điều đó còn quan trọng hơn giàu - nghèo. Nếu bạn đủ tĩnh tâm để đánh giá để nhìn lại và hiểu thêm về Đạo Phật bạn sẽ biết rằng cuộc đời này là giả tạm, dù bạn giàu hay nghèo chúng cũng chính là hư ảo mà thôi, với người hiểu biết thì họ sẽ vừa lòng với vị trí của mình, điều quan trọng là tìm cách tu tập và học hỏi những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình bất kể ta đang là ai trong cuộc đời này.  Vì thế, cuối cùng thì hãy cứ cố gắng là người có ích, giúp được nhiều người nhất có thể trong khả năng có thể còn lại mọi việc cứ tin rằng ông Trời đã an bài. Đạo trời có nhân, có quả, thấu hiểu được đạo lý này, thì bạn sẽ được sống trong hoan lạc, không còn khổ não bất kể là bạn giàu hay nghèo.