Phân loại giọng nói theo ngũ hành đã định đoạt đời bạn Sang hay Hèn ở mức nào?

Thứ 3, 12/11/2024 - 10:55

Mục lục
 
Mục lục

Khi phân loại giọng nói theo ngũ hành thì giọng nói được chia thành: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ứng với 5 yếu tố trong ngũ hành: Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy. 

1. Tướng âm thanh giọng nói theo ngũ hành

Người xưa chia giọng nói theo ngũ hành và so sánh chúng với đồ vật thân thuộc để dễ nhận biết. Người có hình thể ngũ hành thì giọng nói cũng có thể chia ra theo tướng ngũ hành. Theo đó giọng Thổ thâm trầm trung hậu, giọng Hỏa nóng nảy vội vàng, giọng Mộc cao ngạo lưu thông, giọng Kim ấm áp và mượt mà, giọng Thủy thanh trong, ngọt ngào. Giọng nói của con người tương ứng với ngũ hành, kết hợp với Cung và Thương, dùng để suy đoán âm dương, quan sát các biểu hiện mà quyết định cát hung.  Những người có phần hình tương sinh với phần thanh (giọng nói) thì sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống: ngược lại, những người mà phần hình tương khắc với phần thanh thì cuộc sống sẽ gặp rất nhiều trắc trở, khó khăn, hung họa. 

Tuong am thanh giong noi theo ngu hanh
 

2. Phân loại giọng nói theo ngũ hành

2.1 Giọng Kim 

- Tên gọi: Thương thanh. - Phân loại: Thanh bằng. - Đặc điểm: Giọng kim êm, sang sảng, ấm áp, mượt mà, rõ mà không khô, không ướt. Giọng Kim nghe xa vời vang vọng mà không tản mát, cao mà không phá, cảm giác như một bản nhạc bằng sáo trúc ngân nga, nhấn nhá, vang vọng. Giọng ấm nhưng vẫn vang, âm điệu chắc chắn mà lớn, có tiếng vang. Vì thanh Cung và thanh Thương đều là thanh bằng nên cách để nhận biết thanh Thương đó chính là khi phát âm thì miệng mở rộng ra. - 2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc:

  • Giọng Kim chính cách: Giọng nói sang sảng, âm điệu vang, trong trẻo như tiếng khánh, du dương trầm bổng. Giọng Kim khiến ta ý thức được âm lượng chắc chắn, vang với âm lượng vừa phải.
  • Giọng Kim phá cách: Âm điệu vẫn có đặc tính chung của Kim là vang nhưng có vẻ bị rè, không trong, giọng tẻ nhạt nghe rời tạc.

Giọng Kim nếu nghe khàn khàn như tiếng chiêng gõ thì lại là tướng không tốt. Người hình Kim mà có giọng Kim tốt thì sẽ làm tăng được thuộc tính tốt của Kim, người này có năng lực làm việc rất cao. Những người có phần hình thuộc Ngũ hình cũng tương ứng với phần thanh thuộc Ngũ âm thì thường sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý và trường thọ. Nếu người hình Thổ có giọng Kim thì rất tốt, người hình Mộc nếu có giọng Kim thì lại xấu.   

2.2 Giọng Mộc 

- Tên gọi: Giốc thanh. - Phân loại: Thanh không. - Đặc điểm: Cũng là giọng khô, có âm đầu âm cuối rõ ràng, trong trẻo, bay bổng, nhưng giọng Mộc cao và trong hơn hẳn giọng Kim. Nếu như giọng Kim nghe vang nội lực thì giọng Mộc nghe tiếng cao, âm điệu hài hòa như ngọc chạm bình pha lê, tiếng vang truyền đi xa. Nếu giọng cao mà nghe chói tai thì không còn là giọng Mộc mà là giọng Hỏa.

- 2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc: 

  • Giọng Mộc chính cách: Âm lượng tròn trịa, có sinh khí, nghe không bị chói tai, rõ từ, ở xa vẫn nghe được rõ ràng dù người nói bình thường, không cần gắng sức. Âm sắc mang phong cách phóng khoáng.
  • Giọng Mộc phá cách: Giọng trong nhưng không rõ lời vì âm lượng quá ít. Âm thanh khá giống tiếng tre mục bị bẻ gãy, giọng nói khô khan, rời rạc, không dứt khoát, vừa dứt tiếng thì âm vang cũng tắt theo.

Giọng Mộc phải trầm lắng mới quý, còn hơi nhợt nhạt, không giữ hơi tốt hoặc yếu ớt thì lại không tốt. Người có hình Mộc mà có thêm giọng Mộc, lại thêm tướng vượng thì người này được trường thọ phú quý, không bệnh tật, hơn nữa còn có thể thăng quan tiến chức. Người hình Thủy có giọng Mộc thì tốt, người hình Thổ có giọng Mộc lại xấu.   

2.3 Giọng Thủy (Vũ thanh)

Nguoi giong Thuy
 

- Tên gọi: Vũ thanh. - Phân loại: Thanh trầm. - Đặc điểm: Người có giọng Thủy thường có tiếng nói trong, nhẹ nhàng, không nuốt tiếng, âm lượng đủ nghe và thường nói nhanh mà vẫn nghe đủ thông tin. Giọng Thủy tròn mà thanh, gấp gáp như dòng nước tìm đường cuộn chảy, như tiếng từng con sóng vội vã xô bờ. - 2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc:

  • Giọng Thủy chính cách: Giọng có vẻ lành lạnh, nhanh, rõ ràng, vẫn nghe được đầy đủ, không nuốt tiếng, không biến giọng. Âm lượng vừa đủ chứ không vang xa như giọng Kim hay Mộc. 
  • Giọng Thủy phá cách: Giọng nói thô thiển, tiếng nói quá nhanh, câu nói bị nuốt tiếng, âm lượng ít khiến người nghe không nghe đủ hết câu nói.

Người hình Thủy có giọng Thủy thì đạt được đủ bộ Thủy nên sẽ có được những đặc tính tốt của Thủy. Người hình Kim có giọng Thủy thì tốt nhưng nếu người hình Hỏa có giọng Kim thì xấu.  

2.4 Giọng Hỏa    

- Tên gọi: Chủy thanh. - Phân loại: Thanh cao. - Đặc điểm: Giọng mạnh, nhanh và gấp, nghe như tiếng còi xe cứu hỏa chạy trên đường phố. Người có giọng Hỏa thường cao vút nhưng khàn. Thậm chí có khi tiếng khàn khàn như tiếng vịt đực. Người nghe cảm giác như họ đang bị uất nghẹn trong yết hầu; làn hơi như bị nén xuống trước khi phát ra thành tiếng chứ không suôn sẻ như các giọng khác. Khi nghe giọng Hỏa sẽ có cảm giác chói tai.

- 2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc:

  • Giọng Hỏa chính cách: Giọng nói cao, khan và gằn tựa như người đang tức giận dữ, nuốt trong cổ họng để nói. Tuy âm lượng vẫn đều không vấp váp nhưng người chuyên phân tích âm thanh vẫn phân biệt được tính cách nóng nảy của âm điệu, âm vận vang, truyền được đi xa.
  • Giọng Hỏa phá cách: Cảm giác sắp hết hơi vẫn cố hét, giọng khàn như người khô cổ và gằn mạnh từng tiếng, âm lượng không liên tục và không có tiếng vang, âm không dứt khoát, phân tán, chậm.

Người hình Hỏa, hình Mộc có giọng Hỏa thì tốt. Người hình Thủy có giọng Hỏa thì lại rất xấu.   

2.5 Giọng Thổ 

- Tên gọi: Cung thanh. - Phân loại: Thanh bằng. - Đặc điểm: Giọng trầm, âm thanh lớn, chậm rãi, nặng nề và ngân vang vọng khá lâu tựa như tiếng chuông chùa. Hoặc có thể nói giọng sâu lắng tựa như tiếng gió vọng vào từng vách núi xa. Cùng là thanh bằng, giọng Thổ được nhận biết thông qua cách phát âm, khi phát âm mà miệng thu lại thì đó là thanh Cung. - 2 loại tùy theo âm lượng thanh trọc:

  • Giọng Thổ chính cách: Tiếng lớn, chậm chạp, giọng nặng nề, trầm ấm và ngân vang nhất so với giọng Kim, Mộc, Thủy. Âm điệu vang, du dương trầm bổng. Với khoảng cách xa, người ta vẫn nghe được rõ ràng khi người nói phát âm một cách tự nhiên. 
  • Giọng Thổ phá cách: Giọng trầm nhưng trì trệ, rời rạc, không mạch lạc, không lưu loát hoặc âm lượng hỗn tạp to nhỏ xen kẽ lẫn nhau, tiếng ngân vang.

Người hình Thổ, hình Hỏa thì nếu có giọng Thổ thì tốt, người hình Thủy có giọng Thổ thì xấu.  

3. Đoán được vận mệnh cuộc đời qua giọng nói

Tu giong noi du doan van menh
 

Tiếng nói là một phần rất quan trọng trong nhân tướng học vì giọng nói tiết lộ vận mệnh của một người. Việc phân loại giọng nói theo ngũ hành còn có thể thông qua đó để biết đời người sang - hèn thế nào. Thế nên chỉ cần tập trung lắng nghe thật kỹ tiếng nói của họ cùng kết hợp với nhiều đặc điểm khác cũng có thể biết họ là ai, tính cách thế nào, vận mệnh ra sao... 

Tiếng nói của người sang được cho là rõ ràng, dõng dạc mà vẫn nhẹ nhàng, vang xa và rất có điểm nhấn, dù họ nói to hay nói nhỏ thì người nghe vẫn cảm nhận rất rõ ràng uy lực ẩn chứa trong đó. Ngược lại, người hèn thì lời nói không đủ lực, khá yếu, khi nói nhanh thường không rõ ràng, không có điểm nhấn. Theo đó, cũng theo ngũ hành ta có thể phân biệt sang hèn của một người theo giọng nói của họ: - Giọng Kim:

  • Người sang: Giọng lanh lảnh, trong trẻo.
  • Người hèn: Giọng ồm ồm, khó nghe.

- Giọng Mộc:

  • Người sang: Giọng trầm, nặng, chắc.
  • Người hèn: Giọng nhẹ, dễ hụt hơi, thiếu lực.

- Giọng Thủy:

  • Người sang: Nhanh nhưng không bị rối, dài nhưng đủ ý, suôn sẻ.
  • Người hèn: Giọng đục, to.

- Giọng Hỏa:

  • Người sang: Giọng nói êm ái, từ tốn, êm.
  • Người hèn: Chói tai, gấp gáp, dồn dập, khó nghe rõ.

Ngoài ra, có một số ví dụ điển hình về giọng nói như sau:

  • Giọng nói lanh lảnh như chiêng vỡ thường có cuộc sống cô độc;
  • Giọng nói khi đứt đoạn khi lại liên tục thường sẽ có cả thành và bại trong cuộc sống nhưng sẽ không được trường thọ;
  • Giọng nói nghe như nghẹn lại trong cổ họng cũng thường có cuộc sống khó khăn, gặp rất nhiều trở ngại, khó suôn sẻ;
  • Giọng nói lanh lảnh vang xa dự báo cuộc sống vui vẻ, thuận lợi, có nhiều tài lộc;
  • Giọng nói nhẹ nhàng, thanh cao thì cũng có cuộc sống rất thanh cao, vương giả;
  • Giọng nói nghe trầm đục thì cuộc sống lại rất vất vả và bản tính cũng có phần cố chấp, hay ganh tị.

Thế nên người xưa mới nhận định rằng thay đổi giọng nói cũng có thể thay đổi vận mệnh. Một người muốn có cuộc sống sang trọng, sung túc, sung sướng thì nhất định phải luyện tập giọng nói của mình sao cho chuẩn mực, vừa đủ độ êm nhưng rõ ràng, có tiếng vang.