Lời Phật dạy về danh lợi: Tranh giành về mình cũng chắc gì đã có được nhiều thêm

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:55

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Lợi Phật dạy về danh lợi giúp ta tỉnh thức về ý nghĩa thực sự trong cuộc đời này, từ đó nhìn lại bản thân và tìm cách để điều chỉnh lối sống cho phù hợp hơn.

Mối họa về danh lợi ít được cảnh báo vì mọi người thường nghĩ các nguồn gốc của tội lỗi chủ yếu xuất phát từ tiền bạc. Thực tế là không ít người họ không cần tiền, họ đam mê danh lợi. Nhất là cánh đàn ông họ hi vọng được người đời ca tụng, trọng vọng nên cố gắng leo lên chức này, chức kia bất chấp hậu quả. Gần đây có quá nhiều vụ việc những người có chức, có quyền bị bắt vì lạm dụng quyền lực của mình để thực hiện những việc làm phi pháp càng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta nhớ rằng: Đuổi theo danh lợi cẩn thận có ngày rơi vào lao lý, thân bại danh liệt thì chẳng có cơ hội để lại "tiếng thơm" cho đời.

1. Lợi Phật dạy về danh lợi

Cuộc đời này tham cái gì là nguy cơ rủi ro rình rập ngay lúc lòng tham của mình nổi lên, ngay cả việc đam mê địa vị, sự nổi tiếng, danh lợi cũng vậy. Chính Đức Phật cũng đã cảnh tỉnh các học trò của mình như thế thông qua câu chuyện của Đề Bà Đạt Đa sau đây.

Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, lúc bấy giờ, hoàng tử A Xà Thế mang theo cả trăm cỗ xe chở hàng trăm món ăn đến hầu hạ, cung phụng Đề Bà Đạt Đa. Các Tỳ Kheo đến bạch Thế Tôn về chuyện ấy. Ngài từ tốn nhắc nhở các Tỳ Kheo hãy cẩn thận với lòng ham muốn nhận được sự cung kính, trọng vọng mà Đề Bà Đạt Đa đang được tiếp đãi. Ngài nói việc này giống như đem bóp lá gan trước mũi con chó dữ thì nó càng trở nên hung hãn chứ không hề tốt đẹp gì. Tương tự thế, hoàng tử A Xà Thế còn đến cung phụng cho Đề Bà Đạt Đa như vậy thì Ngài ấy chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, hoàn toàn là việc không nên.

 

Theo Đức Phật thì khổ lụy mới là lợi đắc, cung kính và danh vọng… thì cần thêm suy ngẫm. Thế nên pháp của Đề Bà Đạt Đa có đủ thanh tịnh hay không? Ngược lại là đang tạo ác sâu nặng, sẽ chịu tội nhiều kiếp không thể chữa trị.

Nói là chẳng thể chữa trị ví như việc một người rơi vào cầu tiêu sâu, toàn thân chìm trong phân, không có chỗ nào được xem là sạch. Có người muốn đến cứu vớt người đó lên chỗ sạch nên bắt đầu quan sát xem khắp bờ xí và thân người đó xem có chỗ nào sạch để kéo lên nhưng không may là chẳng thấy. Cuối cùng họ bỏ đi không muốn giúp nữa vì sợ mình cũng bị bẩn dây lên người. 

Đức Thế Tôn căn dặn: "Sở dĩ như thế vì Đề Bà Đạt Đa một mực ngu si, thiên về lợi dưỡng, tạo tội ngũ nghịch, thân hoại mạng chung sẽ sanh trong đường ác. Như vậy, này các Tỳ kheo, lợi dưỡng sâu nặng khiến người chẳng đến được chỗ an ổn. Thế nên, này các Tỳ kheo, đã sanh tâm lợi dưỡng hãy nên lìa bỏ. Nếu người chưa sanh, chớ khởi lòng nhiễm trước. Như vậy, này các Tỳ kheo, hãy học điều này!".

 

Loi Phat day ve danh loiLợi Phật dạy về danh lợi" src="https://xemsomenh.com/media/images/article/3504/loi-phat-day-ve-danh-loi.jpg">

Lợi Phật dạy về danh lợi

A Xà Thế âm mưu soán đoạt ngai vàng nên cấu kết, tranh thủ sự ủng hộ của Đề Bà Đạt Đa bằng cách cúng dường cho ông ta thật nhiều của ngon vật lạ. Và Đề Bà Đạt Đa với tham vọng làm giáo chủ nên cả hai càng thân thiết.

 

Những Tỳ Kheo nhìn cảnh Đề Bà Đạt Đa được tôn kính, cung phụng của ngon vật lạ thì xuýt xoa, ngưỡng vọng. Vì vậy, Thế Tôn đã kịp thời cảnh tỉnh hiện tượng Đề Bà Đạt Đa là khổ lụy, là sự tổn giảm trong thiện pháp, một sự lệch hướng tu tập nghiêm trọng, cần phải chấn chỉnh kịp thời.

 

Đức Thế Tôn còn nhắc nhở thêm các Tỳ kheo không nên vì hiếu thắng mà so bì, thi thố, tranh giành lẫn nhau. Nếu như còn hiếu thắng, ganh ghé nhau, hãy dùng phật pháp để đoạn tuyện phiền não và những điều còn lăn tăn. 

 

Tất cả công danh lợi lộc, vinh hoa phú quý mà con người ta vẫn theo đuổi thực chất đều là vật ngoài thân, sống chết đều không thể mang theo. Thay vì lãng phí cuộc đời để đuổi theo danh lợi, chi bằng hãy trân trọng những gì ta đang có. Dù sao cuộc sống càng đơn giản mới càng vui vẻ hạnh phúc. 

 

Con người có thể sống những ngày thiết thực mới là quan trọng nhất, nếu có thể tự mình bình tâm, giữ được tâm hồn bình yên thì danh lợi sẽ không còn quan trọng nữa.

 

2. Nếu có danh lợi sẽ tự nhiên tới

Thời gian gần đây, có quá nhiều người có vị thế trong xã hội bị bắt, không ít người trong số họ đã dùng vị thế của mình để trục lợi cá nhân. Cuối cùng cả tiền bạc lẫn danh vị đều không còn khi mà tiếng xấu bay xa muôn nơi, không biết bao giờ mới gột rửa hết được. Cuộc đua chen trong trường danh lợi cũng sống động tương tự với cuộc đua tiền bạc, nhưng có vẻ nó được tô điểm đẹp hơn một chút. Và cũng chính vì mải chạy theo danh lợi với lòng tham vô tận nên không ít người bị thân bại danh liệt, chịu lao lý tù đày và thậm chí có thể mất mạng. Họ quên mất rằng, nếu thực sự có danh lợi thì nó là điều tự nhiên tới, không phải tranh giành, mong cầu mà có được. Những thứ này dù tìm kiếm cũng không ra, có lúc không mời mà tự đến; cho nên quan trọng là phải có thái độ chính xác trong từng giai đoạn của cuộc sống. Nếu tham lam thứ gì mình chưa xứng đáng, bao gồm cả danh vọng thì cũng đều phải trả giá.

 

Trên thực tế, cũng không cần dồn hết mọi tâm huyết theo đuổi danh vị vì tin rằng "phải có danh gì với núi sông" vì khi thời cơ đến thì tự nhiên xuất hiện. Một người có thành tựu thực tế thì họ có danh vị là điều đương nhiên, chẳng cần nghĩ bàn. Vì thế, chúng ta cũng không cần coi trọng, suy hơn tính thiệt.

Ngược lại, nếu chỉ có hư danh thì lại đang vô tình gieo rắc đau khổ vô cùng cho chính mình, mất nhiều hơn được. Người khôn ngoan là biết bản thân không tranh với đời, luôn giữ cho mình một trái tim đơn thuần lương thiện, dành thời gian kiên trì tu dưỡng bản thân. 

Lợi Phật dạy về danh lợi cho thấy nó không phải là một công cụ, bởi vì người có danh thì tất nhiên có địa vị trong xã hội, là người có năng lực làm nên sự nghiệp, phát huy tài năng. Nói đi cũng phải nói lại, nếu đạt được danh vị không phải việc xấu, là việc đáng khen, thế nhưng có danh vị cùng lắm chỉ là được mọi người biết đến nhiều hơn mà thôi, nếu cứ vin vào đó nghĩa là ta đang có cái tôi quá lớn, ta thích được người đời ca ngợi, tung hô.

 

Co danh loi ma biet giup nguoi thi cang tot
 

 

Việc có danh vọng giống như một người đuổi theo sự nổi tiếng, cho nên bắt đầu tính toán thiệt hơn về chuyện mình có còn được khán giả gọi tên nữa hay không. May mắn được chú ý rồi, họ lại lo sợ mình sẽ bị mọi người chìm trong quên lãng. Nếu như thật sự một ngày nào đó, vì không đủ thực tài, danh tiếng trước đây chỉ tồn tại ngắn hạn, sau này họ không còn giữ được phong độ, không còn xuất hiện trước quần chúng thì họ nghĩ rằng mình đang bị xã hội chối bỏ; do đó, sinh ra thất vọng, phiền não.

 

Vậy nên, để tránh rơi vào vòng xoáy danh lợi khiến ta không thể nào thoát ra được thì phải tôi luyện cho mình sự vững chãi, tự tin trước những cám dỗ mà nó có thể mang lại, hãy để cho việc đó xảy ra thật tự nhiên, khi nào xứng đáng được trao quyền thì hãy đảm nhận, chớ tranh giành, hơn thua.

 

Cho nên mới nói, một đại trượng phu thực thụ, trí tuệ hơn người có thể đánh thắng trăm ngàn kẻ địch nông cạn. Nếu muốn chiến thắng bản thân, nhất định phải tu luyện chính kiến của mình.

 

Một người đủ ý chí để tôi luyện bản thân sẽ không quá đặt tiền hay danh vị lên đầu vì nó cũng chỉ là sự tạm bợ trên cõi đời này. Chúng hoàn toàn không nên xem nó làm đại diện cho mình, xem chúng là vô thường, có rồi mất cũng là chuyện bình thường của thế gian, vậy nên nếu mọi thứ không còn nữa thì cũng không bị đau khổ gây phiền não.

 

Cuộc đời vốn đầy rẫy những cạm bẫy mà tham lam là một trong số đó, vì thế con người không nên có quá nhiều ham muốn, nếu không cuối cùng chúng ta sẽ chỉ bị dày vò bởi những ham muốn ấy, rồi nó sẽ khiến chúng ta sống trong sự đau khổ không hồi kết. 

 

Bi kịch chính chúng ta tạo ra nhưng không hề biết đó là dùng thời gian quý giá của mình khi được làm người chỉ để đuổi theo ảo vọng của công danh, lợi lộc. Chúng chỉ khiến ta càng xa rời thực tế, chôn vùi ta trong những ham muốn nhất thời mà không biết rằng khi chết đi ta cũng chẳng mang theo được chúng. Càng lúc ta càng mê muội vì ta hay bị những thứ tưởng rằng rất đẹp đẽ dẫn mình lạc đường, mãi không tìm thấy lối ra. Thế nên nếu biết thỏa mãn, biết đủ thực ra cũng là phúc khí, ít ham muốn khiến cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.  Cho nên, ngay từ khi trẻ, cứ vui vẻ theo đuổi đam mê, đừng quá tham lam, hung hăng đấu đã, hãy sống xứng đáng trong giai đoạn phải gánh vác trách nhiệm với cuộc đời, gia đình, đất nước và cả đạo pháp, thì lúc già niềm vui tràn ngập.