Ngạ quỷ là gì? Ma và ngạ quỷ giống hay khác nhau?

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Trong thế giới tâm linh của người phương Đông, có một niềm tin sâu sắc rằng, ngoài cõi trần gian mà chúng ta đang sống, còn tồn tại những cõi giới khác, nơi linh hồn người đã khuất tiếp tục hành trình của mình. Trong số đó, ngạ quỷ là một trong những thực thể bí ẩn, vừa gợi lên sự sợ hãi, vừa khơi dậy lòng trắc ẩn của con người. Đặc biệt, vào tháng 7 âm lịch – hay còn gọi là "tháng cô hồn", người ta tin rằng cửa địa ngục mở ra, cho phép các vong hồn và ngạ quỷ lang thang trở về dương thế. Đây cũng là thời điểm diễn ra lễ cúng xá tội vong nhân, cúng thí thực cho những linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.

Nhắc đến ma quỷ, nhiều người thường cho rằng ma và ngạ quỷ là một, nhưng trên thực tế, theo quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, hai khái niệm này có sự khác biệt rõ rệt. Ma thường được hiểu là những linh hồn của người đã khuất nhưng chưa siêu thoát, vẫn còn vương vấn nhân gian vì những chấp niệm hoặc nghiệp báo chưa dứt. Trong khi đó, ngạ quỷ là những chúng sinh ở cõi giới thấp kém hơn, bị đày đọa trong cảnh khốn cùng vì tham lam, sân hận, hoặc tạo nhiều nghiệp ác khi còn sống. Ngạ quỷ luôn trong tình trạng đói khát triền miên, chịu sự giày vò khổ sở nhưng không thể thỏa mãn được nhu cầu của mình.

Vậy, bản chất thực sự của ngạ quỷ là gì? Tại sao chúng lại rơi vào cảnh giới khốn khổ ấy? Và liệu có cách nào giúp họ thoát khỏi nỗi thống khổ triền miên? Hãy cùng đi sâu vào những giáo lý Phật giáo và tín ngưỡng dân gian để giải mã về thế giới của ngạ quỷ – một cõi giới đầy huyền bí nhưng cũng chất chứa nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

1. Ngạ quỷ là gì?

Ngạ quỷ là thuật ngữ có xuất phát từ Phật giáo. Ngạ quỷ là phần linh hồn con người sau khi mất đi bị đầy vào cõi Ngạ Quỷ. Những linh hồn này còn được gọi với cái tên là quỷ đói bởi chúng không thể ăn uống, bất cứ thứ gì đưa vào miệng đều biến thành lửa nóng. Ngạ quỷ là những linh hồn sống vất vưởng ở nơi tối tăm, bẩn thỉu, bộ dáng xấu xí với bụng to cổ hẹp, luôn khao khát đồ ăn.

Nga quy la gi Ma va nga quy giong hay khac nhau

Theo nhà Phật, con người khi tồn tại trên thế gian có hai phần: phần hồn và phần xác; phần xác là vật chất, phần hồn là tâm linh. Khi chết đi, vật chất tan vào hư không, trở về với cát bụi còn phần hồn sẽ được luân chuyển tới một trong 6 cõi tùy thuộc vào nghiệp của người đó lúc sống.

Người làm nhiều việc thiện, tu tập tốt, tích nhiều phúc đức, gieo nghiệp lành sẽ được luân hồi chuyển kiếp tới cõi Trời, cõi Thần, cõi Người. Những người khi sống gieo nhiều ác nghiệp thì sẽ bị đày tới cõi Súc Sinh, cõi Ngạ Quỷ, cõi Địa Ngục; không được đầu thai chuyển kiếp, phải trả hết nợ do mình gây ra.

Vốn dĩ ngạ quỷ vô hình với con người và một số vô cùng ít ỏi mới lọt vào trần gian nhưng mỗi năm một lần vào dịp Rằm tháng 7, từ 2/7 quỷ môn quan sẽ mở để tất cả những linh hồn đều có thể trở về dương gian. Đây là thời gian ở dương thế có nhiều ngạ quỷ nhất, có linh hồn quay lại vì còn vương vấn thế nhân, có linh hồn tới để tìm đồ ăn.

Chính vì vậy mà Phật giáo chủ trương tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân, cúng cháo thí thực cho ngạ quỷ; một mặt để chúng không quấy nhiễu làm hại người trần, mặt khác cầu cho những linh hồn được siêu thoát khỏi chốn đọa đầy. Lễ cúng được tổ chức tại nhà hoặc trên chùa, mâm lễ gồm gạo, muối, hoa quả, nước, một số đồ lễ khác và đặc biệt là không thể thiếu nồi cháo trắng.

Ngạ quỷ thường là linh hồn lang thang, không có chốn quay về, không thể siêu sinh đầu thai kiếp khác nên gọi là cô hồn, Rằm tháng 7 là lễ cúng cô hồn. Đây là dịp lễ mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả, thể hiện sự hướng thiện và tinh thần vị tha, từ bi hỉ xả của nhà Phật với tất cả chúng sinh.

2. Ma và ngạ quỷ có phải là một?

ma va nga quy giong hay khac nhau

Nếu Phật giáo gọi linh hồn không đầu thai là ngạ quỷ thì dân gian gọi đó là ma hay ma quỷ. Về hình thức, hai loài này là một nhưng về bản chất thì chúng vừa có điểm chung lại có điểm riêng.

Người phương Đông luôn tin rằng linh hồn tồn tại ngay cả khi thể xác đã tan biến, linh hồn là phần ý thức còn sót lại của một kiếp người. Với Phật giáo, linh hồn tội lỗi sẽ biến thành ngạ quỷ, đây là hình phạt bắt buộc, không phải là lựa chọn. Ngạ quỷ chỉ có thể đầu thai siêu sinh khi tích đủ phúc đức để hóa giải nghiệp báo tiền kiếp của mình.

Chính vì vậy mới có lễ cúng cô hồn hàng năm, không chỉ thí thực để ngạ quỷ chống đói mà người ta còn tổ chức lễ cầu siêu, an ủi những linh hồn không nơi nương tựa và tích phúc nghiệp để chúng nhanh chóng được giải thoát, được đầu thai trở lại làm người.

Dân gian có cách lý giải hơi khác về ma, ma cũng là linh hồn – những linh hồn phiêu dạt chưa đầu thai do còn lưu luyến nơi trần thế. Đó có thể là một người chết oan, một người khi chết vẫn có tâm nguyện muốn hoàn thành nên linh hồn không nỡ chuyển kiếp mà trụ lại cõi trần. Khi ý nguyện được giải tỏa hoặc nỗi oan được cởi bỏ thì hồn ma sẽ tan biến.

Ma và ngạ quỷ có khả năng nhát người, dọa dẫm hoặc tác động vào con người thông qua những người kết nối tâm linh – ông đồng bà đồng, thầy cúng, nhà ngoại cảm,… Tuy nhiên, chuyện thực hư thế nào thì đến nay vẫn luôn là ẩn số. Có ma hay không có ma, liệu ngoài cõi người còn có cõi nào khác? Tất cả đều chỉ là suy đoán và niềm tin, chưa có chứng cớ xác thực.