Đi tìm câu trả lời cho lý do tại sao không nhớ về kiếp trước?
(Xemsomenh.com) Khi tò mò về kiếp người này chúng ta càng muốn khám phá thêm tại sao không nhớ về kiếp trước vì ta luôn muốn hiểu rằng vì sao mình lại chịu đựng hoàn cảnh như hiện tại.
Con người từ đâu mà có? Chết rồi có phải là hết? Để giải thích cho việc này có khá nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo quan niệm của Phật giáp thì chết không phải là hết, tất cả chúng ta đều tuân theo luân hồi, nhân quả.
Vì không hiểu điều này nên nhiều người sinh tâm oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên bố mẹ - người cộng nghiệp với chúng ta - người có nghiệp tương ứng nên chúng ta ở chung một nhà với họ mà thôi.
Nếu tin luân hồi có thật thì tức là tin rằng có tiền kiếp, vậy Tại sao không nhớ về kiếp trước của mình vậy?
Cuộc sống có cách cân bằng riêng của nó nhưng đều với mục đích là để tốt cho chúng ta mà chúng ta không biết. Thực tế là có những thứ không biết sẽ tốt hơn cho mình, nhất là khi chúng ta không đủ trí tuệ để kiểm soát tình hình.
1. Đau lòng người hiện tại
Vấn đề luân hồi luôn là chủ để gây tranh cãi dù cho con người đã tìm cách lý giải vấn đề này từ xa xưa cho tới nay. Thế nhưng, chúng ta tạm hiểu rằng vũ trụ có cách cân bằng riêng của nó để bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta thời điểm hiện tại. Luật luân hồi quả báo quy định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua nhiều kiếp và những gì họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn hoặc sung sướng hạnh phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ kiếp trước. Xem thêm: Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người Hiện tượng luân hồi được xem như là một định luật. Tuy nhiên, luật này dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của mình. Đó là một phần lý do Tại sao không nhớ về kiếp trước. Thực tế cho thấy nhiều vị đại sư hay vị cao tăng cũng không biết rõ tiền kiếp của mình. Chính Đức Phật Thích Ca khi đang trên đường tìm đạo, vẫn chưa biết được tiền kiếp của mình, mãi đến khi chứng ngộ đạo pháp mới thấy được các kiếp. Con người không nên biết về tiền kiếp vì điều đó chỉ mang tới bất lợi. Ví dụ như sau khi bạn được tái sinh và nhớ về kiếp trước sẽ chỉ chuốc thêm phiền toái trở ngại. Lúc này chúng ta không tập trung vào cuộc sống mới mà muốn đào bới quá khứ. Nếu một đứa trẻ nhớ về bố mẹ cũ thì nó sẽ quên đi ân tình của gia đình hiện tại và tìm đủ mọi cách để gặp lại cha mẹ cũ.
Như vậy, gia đình hiện tại sẽ rất đau lòng, có con cũng như không. Nếu có chuyện đó xảy ra hãy xem đó như là "cuộc tình đã cũ" giờ bạn phải bước sang trang khác để đi tiếp. Nếu cứ ngoái đầu nhìn mãi về quá khứ bạn sẽ phí hoài cuộc sống của mình mà thôi.
2. Khó khăn cho việc trả quả
Theo Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai sang kiếp khác, linh hồn của người đã khuất sẽ trải qua 7 cửa ải và 6 nẻo luân hồi. Trước khi chuyển sinh thì phải uống một thứ gọi là nước canh Mạnh Bà hay còn gọi là nước lãng quên. Nếu không thì những linh hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp. Việc quên đi quá khứ để tránh khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai lại này và cả những lần chuyển sinh khác nữa. Đức Phật giải thích cho vấn đề này: "Con người ở thế gian thuận theo ba nghiệp thân – khẩu – ý đã tạo, sau khi chết tâm thức sẽ đi về nẻo ác, hoặc thân đọa địa ngục, hoặc mang thân súc sinh, hoặc mang thân côn trùng và cá… Lúc này ý thức là khác vạn dặm so với con người, bởi vì nghiệp tội của họ giống như tấm lưới chụp lấy tâm thức vậy. Họ cũng không còn nhận thức được bản thân mình, vậy nên càng khó nhớ lại hết thảy cảnh ngộ lúc sinh tiền của mình; giống như một miếng thịt đã cắt ra này, không thể khôi phục lại miếng thịt tươi ngon ban đầu nữa”. Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ lại có tích chứa những hình ảnh của tiền kiếp trong khi người ấy sinh ra và lớn lên rồi già chết, bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận những dữ kiện xảy ra từ những đời trước đó?
Cần nhắc rằng từ lâu, các nhà nghiên cứu về óc não đã quan tâm đến vấn đề là bộ não con người là một thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước vào một vài đoạn đường của nó mà thôi. Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười năng lực của bộ não. Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như sự thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ.
Có nhiều hiện tượng kỳ lạ về kiếp trước khiến chúng ta tò mò |
3. Chúng ta vẫn có phần nào đó nhớ về kiếp trước của mình
Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển. Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến. Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví như có những người mình chưa bao giờ gặp, nhưng vừa nhìn thấy mặt là chúng ta đã phân biệt được luôn là yêu hay ghét. Điều này có thể giải thích là do kiếp trước người đó đã làm điều gì đó khiến mình không ưa họ nên giờ gặp lại chỉ thấy bực bội. Còn những người chưa gặp bao giờ, nhưng khi vừa trông thấy đã thân quen, cảm mến. Có thể vì kiếp trước họ đã từng giúp đỡ, sống tốt, gây ấn tượng với mình. Đôi khi những hình ảnh, sự việc xảy ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm của tiền kiếp cũng khích động được. Đó là những nỗi sợ như sợ đi xe, sợ đi máy bay, sợ các con vật, sợ màu đen, sợ tiếng còi... là những thứ xét ra không có gì phải đáng hoảng sợ. Nhưng theo khoa tâm lý học thì sự hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân vì có thể trước đó những thứ ấy đã là nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng, đôi khi nguy hiểm tạo đe dọa trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức cho đến khi được khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan. Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này. Qua đó cho thấy có nghiệp huân tập của quá khứ và nó chi phối chúng ta đến những đời sau dù bạn có tin hay không.
Minh Minh (Tổng hợp)