Đạo Phật hay còn gọi là Phật giáo, là một trong những tôn giáo và triết lý cổ xưa nhất, bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha Gautama) sáng lập. Tư tưởng chủ đạo của Đạo Phật là sự tìm kiếm giác ngộ để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, vốn gắn liền với khổ đau. Đức Phật nhận ra rằng cuộc sống luôn đi đôi với khổ đau (dukkha), và nguyên nhân chính là do con người bị chi phối bởi tham ái, chấp ngã và vô minh.

Cốt lõi của giáo lý Đạo Phật là Tứ Diệu Đế, bao gồm: Khổ Đế (sự thật về khổ đau), Tập Đế (nguyên nhân của khổ đau), Diệt Đế (sự chấm dứt khổ đau), và Đạo Đế (con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau). Đạo Phật cũng nhấn mạnh con đường Bát Chánh Đạo – tám phương pháp thực hành nhằm giúp con người sống đạo đức, trí tuệ và tỉnh thức để đạt được giải thoát. Những nguyên tắc này không chỉ hướng tới sự tu tập cá nhân mà còn khuyến khích xây dựng một xã hội hòa bình, từ bi và không gây hại.

Phật giáo không thờ phượng thần thánh hay xem trọng hình thức nghi lễ cầu nguyện mà chú trọng vào việc tu tập tâm linh qua thiền định, trí tuệ và từ bi. Đây là con đường thực hành nhằm giúp con người đạt tới trạng thái giác ngộ, vượt qua khổ đau và sống một cuộc đời an lạc. Với những giá trị nhân văn và sự hướng thiện, Đạo Phật đã lan tỏa khắp thế giới, mang lại ý nghĩa sâu sắc cho hàng triệu người theo đuổi con đường tâm linh này.

Phật giáo Việt Nam hướng đến giải thoát cho mọi người, đạo gắn với đời. Triết lý ấy giúp cho Phật giáo Việt Nam khắc phục sự xa lánh của con người (giới tăng ni Phật tử) với hiện thực đất nước. Đó cũng là quá trình mở rộng tâm mình ra tâm vạn pháp. Trong quá trình ấy, tâm con người càng mở rộng bao nhiêu, từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu thì càng tiến dần đến bờ giác. Phương pháp giác ngộ của Phật giáo Việt Nam là con đường cứu dân độ thế, đạo gắn với vận mệnh dân tộc. Ở góc độ này, Phật giáo đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa dân tộc ngày càng phong phú, mang sắc thái riêng và có giá trị về mặt tư tưởng, kháng lại mọi nền văn hóa muốn “xâm thực” nền văn hóa Việt Nam.

Bài viết Đạo Phật - Phật giáo

Cúng Dường Là Gì? Thế Nào Là Cúng Dường Đúng Pháp Nhà Phật

Cúng Dường Là Gì? Thế Nào Là Cúng Dường Đúng Pháp Nhà Phật

Cúng dường trong Phật giáo có nghĩa là dâng cúng vật phẩm, tiền tài, hoặc công đức để tỏ lòng thành kính và tôn trọng đối với Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Việc này không chỉ nhằm nuôi dưỡng các vị tu sĩ mà còn giúp người cúng dường tích phước, gieo duyên lành để đạt được sự an lạc và giải thoát trong cuộc sống.

3 Dấu Hiệu Chỉ Ra Người Từng Gieo Nghiệp Nặng Trong Kiếp Trước

3 Dấu Hiệu Chỉ Ra Người Từng Gieo Nghiệp Nặng Trong Kiếp Trước

Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh đều luân hồi và không tránh được luật nhân quả, cùng xem dấu hiệu của người từng tạo nghiệp nhiều ở kiếp trước nhé.Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sinh đều luân hồi và không tránh được luật nhân quả, cùng xem dấu hiệu của người từng tạo nghiệp nhiều ở kiếp trước nhé.

Quỷ môn quan địa ngục và ngày mở cửa âm phủ báo nghiệp

Quỷ Môn Quan địa Ngục Và Ngày Mở Cửa âm Phủ Báo Nghiệp

Quỷ môn quan sẽ được mở cửa từ ngày mùng 2 đến 16 tháng 7 âm lịch hàng năm, lúc này ma quỷ sẽ được tự do đi lại trên dương gian

Tu hạnh đầu đà là gì? Lợi ích của 13 Pháp hạnh đầu đà mang lại cho người hành trì

Tu Hạnh đầu đà Là Gì? Lợi ích Của 13 Pháp Hạnh đầu đà Mang Lại Cho Người Hành Trì

Pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần. Đức Phật dạy rằng: “Pháp đầu đà thành tựu ba cõi: Người, trời và Niết Bàn như ý nguyện. Pháp đầu đà hằng nuôi dưỡng, bảo vệ chúng sinh, là ruộng phước cho chư Thiên và loài người.

Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa ngày đại lễ Phật Đản của Phật Giáo

Khám Phá Nguồn Gốc, ý Nghĩa Ngày đại Lễ Phật Đản Của Phật Giáo

Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới. Tôn giáo này được hình thành do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Cũng như những tôn giáo lớn khác Phật giáo có nhiều những ngày lễ kỷ niệm. Trong những đại lễ của Phật giáo thì ngày lễ Phật đản là một ngày lễ quan trọng đối với tất cả các tăng ni, phật tử.