3 sai lầm tâm linh phổ biến đi ngược lời Phật dạy

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:58

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

Ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất, có sức lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng. Nhiều người hướng Phật, làm theo điều Phật dạy nhưng lại phạm những sai lầm tâm linh đáng tiếc, tưởng làm chuyện tốt mà hóa ra sai lầm.

► Xemsomenh.com giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác
3 sai lam tam linh pho bien di nguoc loi Phat day hinh anh
 

1. Coi Phật Di Lặc là Thần Tài

Trong Phật giáo, Phật Di Lặc là vị Đại Bồ Tát, nhưng vì có dáng vẻ tươi cười, viên mãn, đầy đủ nên nhiều người thờ như Thần Tài để mong may mắn, tài lộc đến với gia đình. Nguyện vọng tuy tốt, nhưng lại là sai lầm tâm linh đáng tiếc, báng bổ Phật. 

Phật Di Lặc cũng giống như các vị Phật tôn kính khác, phải thờ ở nơi cao, trang nghiêm nhưng ban thờ Thần Tài lại thường ở gần cửa ra vào nhộn nhạo, ở dưới thấp. Hơn nữa, nhiều người coi Phật Di Lặc là Thần Tài thông thường, đúc tượng có cầm hai thỏi vàng trên tay. Phật nào mà lại coi trọng tiền tài, vật chất như vậy? Quả là đi ngược lại giáo lý nhà Phật.

2. Phóng sinh sai cách

Phóng sinh là cứu mạng những con vật sắp bị giết, là một việc làm thiện, có phước báo rất lớn theo giáo lý nhà Phật. Nhưng ngày nay, việc tốt đẹp này đã bị biến tướng thành tục lệ xấu xí.

Ý nghĩa của phóng sinh là giải phóng sinh vật bị giam hãm, tạo nghiệp lành, chứ không phải là đua nhau ra chợ mua về rồi thả bừa bãi, tạo nên cảnh vây bắt hỗn loạn, phóng thả bừa bãi. Phóng sinh phải thành tâm, và thực là việc giải thoát cho sinh vật ấy, chứ đừng xuất phát từ tâm muốn được báo đáp của mình.

3. Đốt vàng mã

Từ xa xưa, theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, người ta đốt vàng mã để cho người thân đã chết có tiền tiêu, có đồ dùng. Đây là theo quan niệm của người Trung Quốc, không phải của Đạo Phật, vì ở Ấn Độ – xuất xứ Đạo Phật không hề có lệ này.

Phật giáo trọng sự tiết kiệm, đốt vàng mã gây lãng phí tiền của, công sức, ô nhiễm môi trường thì là việc trái ngược với tinh thần của Phật. Phật là tu tâm, muốn khi chết được thanh thản thì khi sống hãy tạo nhiều nghiệp lành. Khi sống chỉ gây oan trái thì thác đi rồi, sao có thể hòng mong điều tốt.

ST