Lời Phật dạy: Bạn đã hiểu đúng về lòng từ bi?
(Xemsomenh.com) Giúp đỡ người khác, tha thứ cho ai đó một chút là ta đã nghĩ rằng mình từ bi, điều này không sai, thế nhưng lời Phật dạy về lòng từ bi còn sâu sắc hơn nhiều.
Lời Phật dạy về lòng từ bi
“Từ” nghĩa là chia sẻ, yêu thương. “Bi” chính là hi sinh. Thế nhưng hầu hết người ở thế gian này chỉ mới chỉ sống vì lòng từ nhiều hơn lòng bi. Đó cũng là điều dễ hiểu vì không dễ gì hi sinh lợi ích của mình cho người khác. Đó chỉ là những hình thức từ bi rất phổ cập nếu không muốn nói là sơ đẳng. Những sự cảm thương ấy có thể mang tính bản năng đôi khi cũng không cần đến sự cổ vũ của tôn giáo. Bạn có thể tìm hiểu thêm Lời Phật dạy về lòng từ bi để hiểu rõ.Không chỉ Đạo Phật mà tất cả các tôn giáo lớn đều đưa ra các phương pháp thực hành nhằm phát huy lòng từ bi. Nếu càng phát lộ được lòng từ bi mạnh mẽ thì mình cũng sẽ càng cảm thấy can đảm và quả quyết hơn.
Lời Phật dạy về lòng từ bi mang tính chất rộng lớn hơn và một lãnh vực tác động sâu sắc hơn, bằng cách hướng vào tất cả chúng sinh, trong đó kể cả hàng thú vật bởi vì chúng cũng biết cảm nhận đớn đau và sợ hãi.
Riêng đối với con người thì lòng từ bi Phật Giáo không phân biệt bất cứ ai, dù họ nghèo đói hay giàu sang, mạnh khoẻ hay ốm đau, xinh đẹp hay xấu xí, hung dữ hay hiền lành..., bởi vì tất cả họ trong đó có kể cả chính mình đều khổ đau. Khổ đau đối với Phật Giáo không phải chỉ là những cảnh tượng đớn đau và khổ nhọc mà chúng ta nhìn thấy chúng hiện hữu, đó còn là những thứ khổ đau ray rứt, sâu kín tàng ẩn bên trong thân xác và tâm thức của mỗi chúng sinh. Từ bi đối với toàn thể chúng sinh và với chính mình sẽ mang một ý nghĩa to rộng hơn, giúp mở rộng con tim của mình và khiến mình trở thành cao cả, bén nhạy và nhiều nghị lực hơn. Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.
Luyện tập lòng từ bi
Nghi thức buổi sáng:
Mỗi sáng thức dậy bạn hãy biết trân trọng một điều rằng bạn đã may mắn tồn tại trong cuộc sống này vì có vô số người đã không còn thức dậy vào sáng nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị: “Sáng nay khi thức dậy tôi thật may mắn còn sống, tôi có một cuộc sống làm người quý báu, tôi sẽ không để lãng phí nó. Tôi sẽ sử dụng mọi năng lượng của mình để phát triển bản thân mình, mở rộng lòng mình với người khác. Để đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh, tôi sẽ có những suy nghĩ tử tế đối với người khác, tôi sẽ không tức giận hay nghĩ xấu về người khác, tôi sẽ làm lợi cho người khác nhiều hơn trong khả năng của mình.”
Luyện tập sự cảm thông:
Mỗi người chúng ta có một sự khác biệt nhất định, thậm chí hai anh em trong một nhà cũng mỗi người một tính. Thay vì để ý tới khác biệt chúng ta hãy tập trung vào điểm tương đồng. Ví dụ như: Chúng ta không chỉ cần thức ăn, chỗ ở mà còn cả tình thương, vì thế cứ trao đi yêu thương giống như mà ta muốn nhận. Đừng hi vọng chuyện bản thân xem thường đối phương mà lại muốn được họ tôn trọng.
Làm vơi đi thói quen đau khổ:
Một khi bạn có thể cảm thông với người khác và hiểu được bản tính và sự đau khổ của người đó, bước kế tiếp là mong muốn cho người đó thoát khỏi đau khổ. Đây là tâm từ bi.
Luyện lập lòng tử tế:
Hãy tưởng tượng lại sự đau khổ của một người nào đó mà bạn quen biết hay mới gặp gần đây. Thử cảm nhận nó, cảm nhận nỗi đau của họ như là của chính mình vậy, có như thế ta mới thấu cảm được nỗi đau thực sự đang tồn tại bên trong họ.
Những người cư xử không tốt với chúng ta
Đối xử với người tốt với ta thì dễ nhưng không phải ai cũng biết cách Đối xử với người ghét mình như thế nào cho đời thanh thản. Khi có người đối xử không tốt với mình, không nên tức giận mà hãy im lặng. Sau đó, khi bạn bình tĩnh hãy quán chiếu về người đã cư xử không tốt với bạn. Hãy tưởng tượng gia cảnh của người đó như những gì người đó đã được dạy dỗ khi còn bé. Hãy cố tưởng tượng mỗi ngày mà người đó đã trải qua và điều không hay nào đã xảy ra cho họ. Hãy cố tưởng tượng bằng tâm trạng và trạng thái tinh thần của người đó – sự đau khổ mà người đó đã phải gánh chịu qua việc cư xử không tốt với bạn theo cách đó. Và hiểu rằng hành động của họ không phải về bạn, mà về những gì họ đã và đang chịu. Sau đó, bạn có thể tưởng tượng làm một cái gì đó cho người đó thoát khỏi sự đau khổ. Khi hiểu được điều này ta sẽ thôi oán trách người mà thay vào đó là lòng thương cảm.
MiMo