Câu chuyện Valentine: Lắng nghe lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:58

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Gặp nhau là duyên, ở bên nhau được lâu hay không là do sự cố gắng của hai người. Câu chuyện Valentine sau đây đáng để mọi người suy ngẫm.

>>> Đừng quên lắng nghe đầy đủ về Lời Phật dạy về tình yêu: Hiểu để sống và yêu trọn vẹn một đời <<<

Cau chuyen Valentine Lang nghe loi Phat day ve tinh yeu
 

Câu chuyện Valentine Day  

"Ở vùng California - Mỹ, có một chàng thanh niên nổi tiếng đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng. Vì sự nổi bật của mình, anh có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ nên mọi mối quan hệ của anh với các cô gái bà đều biết hết. Trong số những cô gái ấy, có một cô gái vẻ ngoài rất bình thường, nếu không muốn nói là mờ nhạt. Cô không xinh nhất, không trắng nhất cũng không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý.   

Người mẹ ngạc nhiên hỏi con trai: "Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật"?  

"Con yêu cô ấy, đơn giản vì cô ấy hiểu con" - chàng trai trả lời mẹ.  

Chàng trai là dân công nghệ nhưng lại có niềm đam mê với văn học và hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái ấy đều lắng nghe rất chăm chú và có những bình phẩm sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không đoái hoài gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu bằng sự rung cảm, đồng điệu từ hai trái tim chứ không vì vẻ đẹp bề ngoài..  

Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”.   Câu chuyện Valentine giản dị nhưng đáng để mỗi người suy ngẫm.  

Lắng nghe lời Phật dạy về tình yêu   

Loi Phat day ve tinh yeu
 

Muốn có yêu thương trước hết phải biết thấu hiểu, đồng cảm  

Trong đạo Phật, tình yêu gắn liền với trí tuệ. Khi bạn không hiểu đối phương, bạn không thể thương yêu họ một cách sâu sắc với một tình yêu đích thực. Lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia chính là nền tảng vun vén cho một tình yêu bền vững.  

Cuộc sống không bằng phẳng như ta nghĩ, con người cũng "nhân vô thập toàn". Mỗi người đều những nỗi khổ tâm riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không biết đặt mình vào vị trí của đối phương và hiểu đối phương nghĩ gì thì tình thương của mình sẽ làm người họ ngột ngạt, khổ đau. Nhiều khi ta biết vậy mà ta vẫn làm người khác đau lòng. Giữa hơn 7 tỉ người trên trái đất, gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Xem thêm: Từ bi chính là phong thủy lớn nhất trong cuộc đời mỗi người  

Tình yêu nảy nở, lớn lên từ sự "hiểu"  

Có thấu hiểu và đồng cảm cho mọi khuyết điểm của nhau thì mới có thể bên nhau trọn đời. Thấu hiểu là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Một người đàn ông hay phụ nữ dù có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình, cuộc sống hôn nhân sẽ không hạnh phúc. Hôn nhân có thể mở ra những cánh cửa thiên đường, những thảm đỏ hạnh phúc của hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục, lầm than. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình. Vì thế, hãy chọn người hiểu và thương mình .

Phat day ve tinh yeu
 

 

Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả  

Lời Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.  

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không đơn giản chỉ là hưởng thụ, yêu thương còn là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.  

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình không hạnh phúc, lại mang nỗi niềm không vui đó ban tặng cho người khác thì không thể là tình yêu đích thực.  Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.  

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau.   

Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.  

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.  

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình.  Xem thêm: Lời Phật dạy về từ, bi, hỉ, xả Khi đã xác định đến với tình yêu và hôn nhân, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.  

Hãy hiểu, thương và thông cảm, sẻ chia mọi điều với người yêu của mình, cũng chính là đem hạnh phúc đến cho người và cho mình. Thủy Nguyễn (TH)