Diệt đế là gì mà có thể khiến chúng sinh chấm dứt đau khổ ngàn đời?

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:57

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Tìm hiểu Diệt đế là gì thông qua lời Phật dạy để chúng ta thấu tỏ cách để đoạn tuyệt những nỗi sầu muộn, uất ức, thù giận của cuộc sống này.

1. Diệt đế là gì?

Diệt đế là chấm dứt sự đau khổ đi kèm với chấm dứt tham ái (nirhodha). Đó là khi ta có trí huệ, sự nhận biết, và được soi sáng, thấu suốt bằng sự nhận thức của mình để có thể diệt khổ. Sau khi nhận diện những vấn đề (đau khổ) và xác định nguyên nhân của nó. Chúng ta tìm cách để chấm dứt nó, khi đó ta đã Diệt đế.

Đức Thế Tôn từng giảng sự tập khởi và sự đoạn diệt của khổ. Theo đó, do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội nên xúc khởi. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái.  

Thê nên Ngài đã hướng dẫn cách đoạn diệt khổ như sau: 

 

"Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

 

Này các Tỷ kheo, đây là khổ đoạn diệt.

 

Do duyên lỗ tai và các tiếng,... Do duyên mũi và các hương,... Do duyên lưỡi và các vị,... Do duyên thân và các xúc,... Do duyên ý và các pháp,… đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ kheo, đây là khổ đoạn diệt". Trong Tứ diệu đế, thì Diệt đế là sự kết thúc hay còn gọi là sự chấm dứt khổ đau. Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là hạnh phúc an lạc. 

 

Diet de la gi

 Diệt đế là gì?

2. Chấm dứt tham ái

 

Khi hiểu Diệt đế là gì bạn có thể bắt đầu bằng việc biết buông xả sự việc gì, lúc này cần thừa nhận sự việc đó bằng trọn tâm thức của mình. Những nỗi khổ của chúng ta chủ yếu do tham ái mà ra, thế nên chấm dứt tham ai sẽ chấm dứt khổ đau đời người. 

Đức Phật dạy rằng, qua việc thực hành siêng năng, chúng ta có thể chấm dứt tham ái, kết thúc Luân hồi khổ đau sau khi giác ngộ. Những người giác ngộ hiện hữu trong một trạng thái gọi là Niết bàn.

 

Khi đó tham lam, ảo tưởng và thù hận đều được loại bỏ, chỉ còn niềm vui tinh thần sâu sắc, không có cảm xúc tiêu cực và sợ hãi.

 

2.1 Các thứ lớp đoạn hoặc

Nỗi khổ đau trong đời do từng lớp, từng lớp phiền não gây ra, do đó, khi muốn đoạn trừ chúng cũng phải tuần tự, theo thứ lớp. Có hai lớp đoạn hoặc chính là:

 

Kiến đạo sở đoạn hoặc Chấm dứt sai lầm do ý kiến của ta mang lại, chúng thường có vẻ logic và mang tính kinh nghiệm, sách vở. Tưởng rằng có cơ sở nhưng lại là cốt lõi của những hiểu lầm. Điều này chỉ được thay đổi khi ta tìm được chánh đạo. Nếu người nào đó thấy được chân lý, thì liền đoạn hết. Vì thế sự dứt trừ những phiền não “Kiến đạo sở đoạn hoặc”.

  Tu đạo sở đoạn hoặc

Những mê lầm, vô minh mà ta đang có cần phải đạo mới đoạn được. Loại bỏ được những phiền não bao lâu nay, thậm chí là từ trong nhiều kiếp bằng cách tu đạo. Ðối với những thứ phiền não thường thấy ta cần nhiều công phu tu tập thì mới mong có thể đoạn trừ được. Do đó, mới gọi là “Tu đạo sở đoạn hoặc”.

 

2.2 Các tầng bậc tu chứng

Các tầng bậc tu chứng mà một người cần phải trải qua từ thấp đến cao như sau. 

 

a. Tứ gia hạnh 

Muốn đoạn trừ Kiến hoặc, trước tiên tâm ta phải tập trung vào các chân lý: Vô thường, vô ngã, bất tịnh, tứ đế. Nhờ bản thân luôn quán chiếu với chân lý như thế, nên những tư duy sai lầm không còn tồn tại. Tuy nhiên, mỗi cá nhân cần phải cần nhiều thời giờ, công phu tu tập. Từ những tư tưởng, thành kiến mê lầm của phàm phu mà đến Thánh trí để dự vào lòng Thánh quả, mỗi người cần phải tu bốn gia hạnh: Noản vị; Đảnh vị; Nhẫn vị; Thế hệ nhất vị.

  • Noản vị: Noản là hơi nóng; Vị là địa vị. Điều này tương đồng với cách lấy lửa của người xưa khi chà mạnh hai thanh củi lại với nhau cho nó tỏa ra hơi nóng. Theo đó, một người tu hành muốn có lửa trí tuệ, cũng phải trải qua giai đoạn hơi nóng. 
  • Ðảnh vị: Ðảnh là chóp cao. Sau khi qua noản vị, bậc tu hành đi tới đỉnh núi mê lầm. 
  • Nhẫn vị: Nhẫn là nhẫn nhịn, chịu đựng. Dù gặp nhiều điều bất như ý nhưng thân tâm vẫn giữ được mực yên lặng trong sáng.
  • Thế hệ nhất vị: Bậc cao quý nhất trong đời, không còn vướng bụi trần, có thể được giải thoát luôn. 

Tóm lại, người tu hành thường xuyên qua bốn giai đoạn trên, tức là phá được cái lầm về tri kiến hay kiến hoặc; Cái lầm của Phi phi tưởng mà chứng đặng quả Tu đà hoàn là quả vị đầu tiên trong Thanh văn thừa. 

b. Tu đà hoàn 

Ở quả vị này, ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa, thế nhưng thất thức vẫn đang còn chấp ngã, nên phải trở lại trong cõi Dục. Nhiều nhất là bảy phen sanh tử nữa, mới gột sạch các kiết sử phiền não thầm kín, nằm nép trong tâm thức, và chứng quả A La Hán. 

 

Duc Phat noi ve cach diet kho
 

c. Tư đà hàm

Tư đà hàm nghĩa là chỉ cần một lần tái sinh lại cõi Dục để tu hành cho đoạn dứt hoàn toàn mê lầm ở cõi Dục. Sau đó mới tiến đến  A La Hán. Trên kia, quả tu đà hoàn chỉ là kết quả của công phu tu hành đoạn được Kiến hoặc, chứ chứ đả động đến Tư hoặc. Sau khi chứng quả Thánh đầu tiên rồi, phải tu nữa để đoạn trừ Tư hoặc, mới chứng được bậc này.

 

Tuy nhiên, ở cõi Dục có chín phẩm Tư hoặc, mà vị này chỉ mới đoạn có 6 phẩm, còn 3 phẩm nữa chưa đoạn. Nghĩa là mới đoạn sáu phẩm thô thiển bên ngoài, còn ba phẩm sâu kín bên trong chưa đoạn. Vì thế, phải trở lại một phen để đoạn cho hết ba phần sau, mới bước lên Thánh quả thứ ba là A na hàm được. 

d. A na hàm 

A na hàm nghĩa là không trở lại cõi Dục, trừ trường hợp phát nguyện trở lại thêm để độ sanh. Vị này ở cõi Trời Ngũ Tịnh Cư thuộc Sắc giới, cũng gọi là Ngũ bất hoàn thiên hay Ngũ na hàm.

 

Tuy nhiên, bản thân còn mang trong mình những mê lầm vi tế của hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì vậy, ở Ngũ tịnh cư thiên, họ phải tu luyện để dứt cho hết vi tế hoặc, mới bước lên Thánh quả A La Hán. (Tư hoặc gồm có 9 phẩm. Từ đà hàm quả đoạn sáu hoặc, A na hàm quả đoạn thêm ba hoặc; Đến A La Hán quả là đoạn hết). 

e. A La Hán 

Ðây là quả vị cao nhất. 

 

- Ứng cúng: Vị này có phước đức, trí tuệ, đáng làm nơi phước điền cho chúng sinh cúng dường.

- Phá ác: Vị này hoàn toàn loại bỏ phiền não tội ác, không còn bị chúng khuấy phá sai sử trói buộc nữa.

- Vô sanh. Vị này thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Vì đã phá trừ được phiền não là yếu tố của sanh tử luân hồi.  

Trong ba nghĩa trên, Vô sanh là nghĩa quan trọng hơn hết, nên đã được nêu lên trong chữ A La Hán. 

 

Vị A La Hán, do sự cố công bền chí, đã diệt được lòng chấp ngã ấy; Nên không bị sống chết khổ đau, lo buồn sợ hãi chi phối. Song quả A La Hán cũng chia làm hai bậc, tùy theo tiến trình nhanh hay chậm:

 

- Bất hồi tâm độn A La Hán: Là vị A La Hán trầm không trệ tịch, tự thỏa chí vào địa vị đã chứng, chứ không phát tâm xoay về Ðại Thừa.  

- Hồi tâm đại A La Hán: Là vị A La Hán lợi căn lợi trí, phát tâm xoay về Ðại Thừa rộng lớn chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng.  Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: