Khám phá tiềm năng của con người dưới góc nhìn Phật giáo

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:57

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Những tiềm năng của con người luôn là điều bí ẩn với chúng ta cho dù trải qua nhiều năm nghiên cứu nhưng các nhà khoa học vẫn chưa ai hoàn toàn hiểu hết nó. Hãy nhìn nhận vấn đề này theo góc nhìn của Đạo Phật xem sao.

Tiềm năng của con người chưa được sử dụng hết?

Việc con người chưa sử dụng hết tiềm năng của mình luôn là một câu hỏi được đặt ra cho tới ngày nay. Trong bộ phim “Lucy” của đạo diễn Luc Besson từng nhấn mạnh rằng: Chúng ta hiện nay chỉ sử dụng 10% não bộ của mình

 

Quan niệm con người sử dụng 10% của bộ não xuất phát từ một nghiên cứu của Jean Pierre Flourens về hoạt động của khu vực bán cầu não, Jean phát hiện ra một vùng khá lớn trên bán cầu não mà được gọi là vỏ não liên kết không có chức năng, nghĩa là nó không hề hoạt động.

 

Sau đó hai nhà tâm lý học tại Harvard là William James and Boris Sidis cũng đã bổ sung thông tin này. Hai nhà tâm lý học đã tiến hành các bài kiểm tra đối với nhiều đứa trẻ thiên tài với chỉ số IQ trên 200 và kết luận mỗi một con người đều có một nguồn năng lượng tiềm ẩn về cả tinh thần và thể chất. James đã viết trong cuốn sách The Energies of Men: “Chúng ta mới chỉ sử dụng một phần nhỏ của sức mạnh tinh thần và thể chất, có thể đó chỉ là 10% so với khả năng tinh thần tiềm ẩn mà chúng ta có thể sử dụng”.

Việc liệu có phải chúng ta mới chỉ sử dụng 10% khả năng của mình hay không vẫn đang được bỏ ngỏ, nhưng thực tế có nhiều điều chứng minh rằng khả năng của con người là vô hạn nếu ta biết khơi dậy tiềm năng của mình. Giống như câu chuyện về nhà bác học Thomas Edison từng bị thầy đuổi học vì “thiểu năng trí tuệ”, nhưng người mẹ đã biến cậu thành thiên tài vĩ đại nhất thế kỷ.  Tuổi thơ của cậu vô cùng khó khăn khi các giáo viên coi Edison là đứa trẻ đần độn “không thể dạy dỗ được”; cha của ông thì cho rằng Edison có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi tới 4 tuổi mới bắt đầu biết nói; bản thân ông cũng là đứa trẻ yếu ớt và hay đau ốm, đến mức người ta lo sợ rằng Edison sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành

 

Thế nhưng bằng những lời khích lệ của mẹ mình mà ông đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.

 

Duc Phat noi ve tiem nang cua con nguoi
 

 

Tiềm năng của con người dưới góc nhìn Phật giáo

Hình ảnh Đức Phật từ một người bình dị nhưng đã hiểu rõ vận hành của vũ trụ, đưa ra những bài học giúp chúng sinh hiểu luân hồi và muốn loài người thoát khỏi vòng quay này cho thấy Ngài là nhân chứng sống cho tiềm năng vô cùng của con người. Chính Ngài cũng chỉ ra rằng chánh pháp của mình không có một sự phân chia, kỳ thị về chủng tộc, màu da, về giai cấp cao thấp, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ. Ngài tiếp nhận tất cả tầng lớp trong xã hội từ tên cướp sát nhân như Angulimala cho đến gái giang hồ như Ambapali. Tất cả họ cũng được Ngài cứu độ và dạy cho cách tự làm trong sạch chính mình, an lạc chính mình bằng chánh đạo. Điều này cho thấy sự không có giới hạn của kiến thức, tiềm năng của người này so với người kia mà mặc định là ai ai cũng có khả năng như nhau, chỉ là chúng ta có cho phép chúng được khai mở hay không mà thôi.

 

Và quả thật Ngài đã chứng minh được tiềm năng vĩ đại của con người, khả năng tiềm tàng chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người chứng minh và chỉ rõ. Theo Ngài bất cứ ai cũng đều có khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là tất cả chúng ta đều có khả năng trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về nhân sinh. 

 

Ngài đã khẳng định rằng: "Nguồn gốc thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian đều nằm trong tấm thân một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng".

 

Rõ ràng Đức Phật - một con người bằng da bằng thịt như chúng ta là tấm gương chói sáng về sự nỗ lực của chính mình dành cho nhân loại và đặc biệt là cho những ai muốn đi trên con đường an ổn nhất, có được hạnh phúc như mình mong muốn. Điều này chắc chắn không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác hơn ở sự tinh tấn nỗ lực của chính mình.

 

Phat cung chi la con nguoi gian don nhu chung ta
 

Phật dạy tự mình nương mình

Khả năng của con người là vô hạn nhưng tại sao chúng ta lại chỉ quanh quẩn với cuộc sống hiện tại? Có những người tưởng như có năng lực nhưng công việc bấp bênh, làm không đủ ăn, không được giàu sang như người khác? Thực ra kẻ thù lớn nhất của mỗi người đó chính là chúng ta. Ta chính là kẻ đã hạn chế khả năng của mình bằng những suy nghĩ rằng tôi không thể, tôi không biết. Ta cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những đánh giá của người khác bảo rằng: Bạn không làm được đâu.  Thế nên, Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: Chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ làm sao nương được ở người khác, tự mình khéo tu tập mới đạt được nhiệm mầu. Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư. Với Ngài đẳng cấp cao thấp, sang hèn là do hành động của mỗi người, mỗi chúng sinh chịu trách nhiệm về hành động của chính mình chứ không có giai cấp nào làm nên được. 

 

Đức Phật cũng vậy, Người luôn nỗ lực chứ không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác. Ngài dạy: "Khi tự mình làm điều tội lỗi thì tự mình làm ô nhiễm; khi ta tránh điều tội lỗi thì lúc đó chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay nhiễm ô là tự nơi ta, không có ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch." (Kinh Pháp Cú) 

 

Phải chăng cái khả năng tiềm tàng kỳ diệu chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người, chứng minh và chỉ rõ, giúp ta hiểu và nương theo. Thế nhưng, chúng ta đã lãng quên những điều tốt đẹp ấy khi chỉ sống cuộc đời của một kẻ nô lệ cho những tham, sân, si của mình đã quá lâu.