Nhân vấn đề Trung Quốc chiếm Việt Nam, lắng nghe lời Phật dạy về chiến tranh
(Xemsomenh.com) Phật giáo luôn hướng con người đến con đường từ bi, trí tuệ và giải thoát, nhưng thực tế cuộc sống lại không thiếu những xung đột, tranh đoạt, thậm chí là chiến tranh. Những ngày gần đây, dư luận dậy sóng trước thông tin về việc “Trung Quốc chiếm Việt Nam”, gây nên không ít lo lắng, hoang mang và bức xúc trong lòng người dân. Nhưng đứng trước những biến động của thế gian, chúng ta cần giữ tâm bình lặng để suy xét thấu đáo, không vội vàng chạy theo cảm xúc mà mất đi chính kiến.
Từ hàng ngàn năm trước, Đức Phật đã nhận định rõ bản chất của chiến tranh. Ngài dạy rằng: “Chiến tranh không thể chấm dứt chiến tranh, chỉ có lòng từ bi và trí tuệ mới có thể hóa giải hận thù.” Mọi cuộc chiến trên thế gian này đều bắt nguồn từ lòng tham, sân hận và vô minh – ba thứ độc tố khiến con người luôn lao vào vòng xoáy hơn thua, sát phạt lẫn nhau. Khi một cá nhân hay một quốc gia khởi tâm tham vọng chiếm hữu, áp bức kẻ khác, thì cũng đồng nghĩa với việc họ đang tự chuốc lấy ác nghiệp, gieo nhân bất thiện, để rồi sẽ phải gánh chịu quả báo tương ứng trong tương lai.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc chiến tranh nào đem lại hạnh phúc bền vững. Khi một nước xâm lược nước khác, dù có giành được lãnh thổ nhưng lại để lại vô số đau thương, chết chóc và oán thù. Đó chính là nghiệp báo mà không sớm thì muộn, kẻ khởi xướng cũng phải đối diện. Đức Phật dạy rằng “Oán thù không thể hóa giải bằng oán thù, chỉ có lòng từ mới có thể tiêu trừ hận thù”.
Vậy trong thời điểm hiện tại, chúng ta nên làm gì? Người con Phật không hèn nhát trước bất công nhưng cũng không để mình bị cuốn vào vòng xoáy sân hận. Quan trọng nhất là giữ vững tinh thần tỉnh giác, không bị những thông tin tiêu cực kích động, mà thay vào đó là dùng trí tuệ để suy xét, hành động đúng đắn theo lẽ phải và chính nghĩa. Chỉ có lòng yêu nước chân chính, đi cùng với trí tuệ và tinh thần đoàn kết mới có thể giúp một dân tộc đứng vững trước mọi sóng gió thời cuộc.
1. Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào
Về tâm linh, Phật giáo không chấp nhận chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào, dù đó là chiến tranh dưới danh nghĩa gì đi chăng nữa.
Bởi chiến tranh là đồng nghĩa với tội ác, là gieo rắc sự nghèo nàn, tật bệnh, đói khát cho cả hai: chủ chiến và bị chiến.
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn con người tới sự hòa bình, hoan lạc. Niết Bàn là mục đích tối cao của tất cả người con Phật. Nơi đó được cho là “con đường thánh thiện và bình yên nhất”.
Trong thế giới hiện tại, sở dĩ có chiến tranh và xung đột là bởi những nguyên nhân chủ yếu như: tham sân si, vô minh và cuồng tín.
Chiến tranh sinh ra những vấn nạn về kinh tế và xã hội một cách nghiêm trọng cho mỗi quốc gia. Nó còn hủy diệt tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như mạng sống con người.
Nếu quan sát kỹ những nguyên nhân của chiến tranh và xung đột thì chúng ta có thể thấy rằng, chúng đều bắt nguồn từ những hành động như cướp đất, xâm phạm biên giới và chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cuồng tín, tham vọng chính trị hoặc là để trả thù... Thông tin Trung Quốc chiếm Việt Nam cũng từ đó mà ra…
2. Lời Phật dạy về chiến tranh
Khi Đức Phật còn tại thế, cụ thể khi Ngày còn là một vương tử trẻ, Ngài đã từ bỏ con đường mà có thể dẫn đến chiến tranh và xung đột để đi tìm đến con đường hạnh phúc tối cao cho tất cả chúng sinh.
Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật dạy, nguyên nhân chính gây ra chiến tranh và xung đột đó là tham ái, đam mê khoái lạc giác quan và vô minh.
Xem xét nguyên nhân của những cuộc chiến tranh và xung đột trước đây cũng như hiện tại ta thấy rằng, tham sân si, tham ái những nhu cầu vật chất chính là những nguyên nhân chính của những cuộc chiến tranh và xung đột đó.
Đức Phật giải thích rằng khi nào con người ta hết vô minh và có khả năng làm chủ các giác quan và loại trừ tham ái thì người đó sẽ không có khuynh hướng đấu tranh hay hay hãm hại kẻ khác.
Lắng nghe lời Phật dạy về chiến tranh để có thể áp dụng giải quyết những vấn đề hiện tại một cách vĩnh viễn. Bởi vì Phật giáo giải quyết vấn đề từ căn bản gốc rễ của nó.
Trong kinh Pháp cú cũng dạy rằng, mỗi người hãy chế ngự hận thù bằng tình thương yêu, xoá điều ác bằng cách tạo điều thiện, thay lòng ti tiện bằng bố thí, chinh phục người gian dối bằng sự thật.
Dù chiến thắng muôn ngàn quân nơi chiến trường, nhưng người chiến thắng cao cả nhất chính là người chiến thắng bản thân mình.
Kinh Phật cũng khuyên về sức mạnh và tiềm năng chuyển hoá của sự kiên trì và hỷ xả. Khi nào chúng ta tìm được an lạc nơi chính mình và nơi người khác, khi đó mới giữ được sự bình thản trong tâm hồn.
3. Hãy bình tĩnh trước những vấn đề chính trị, xã hội
Vậy nên, đứng trước những vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, ví như dự thảo đặc khu kinh tế hay những thông tin gây xôn xao dư luận cho rằng Trung Quốc chiếm Việt Nam… thời gian này, mỗi người đều phải hết sức bình tĩnh và sáng suốt để nhìn nhận mặt đúng sai của sự việc.
Là những người của thời đại tân tiến, chúng ta đừng vô minh nữa. Mà theo Phật pháp, vô minh nghĩa là không sáng. Không sáng theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Nghĩa bóng, là thiếu sáng suốt, không trí tuệ, tinh thần mê muội.
Vô minh chính là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là Tam Độc: đấy là sự đần độn hay u mê; sự thèm khát, bám víu và hận thù.
Đối nghịch với vô minh chính là trí tuệ. Hãy dùng trí tuệ, sự sáng suốt để nhìn nhận đúng đắn về mọi khía cạnh của một vấn đề. Đừng quá nóng vội mà có những hành động quá khích hoặc bị kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền những điều gây mất đoàn kết nội bộ, tập thể, rộng hơn nữa là ở quy mô toàn dân tộc. Lắng nghe lời Phật dạy để hướng bản thân và những người xung quanh đến cuộc sống lương thiện, bình an.