Phật dạy cách có tướng mạo xinh đẹp không cần phẫu thuật thẩm mỹ
(Xemsomenh.com) Phật dạy cách có tướng mạo xinh đẹp xuất phát từ việc rèn luyện bản thân chứ không phải nhờ cậy vào các yếu tố bên ngoài. Những điều này chúng ta đều có thể làm được, miễn là đủ kiên nhẫn và theo đuổi chúng đến cùng.
Người đời ai chẳng muốn mình xinh đẹp, nhất là các cô gái ngày này đang đua theo nhau đi phẫu thuật thẩm mỹ để mong có được nhan sắc mơ ước càng phản ánh được thực tế khao khát cái đẹp của con người hiện đại.1. Lời Phật dạy về 4 kiểu phụ nữ trong cuộc đời
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn và cả hai đều bị chết thảm khiến hoàng hậu Mallikā không khỏi phiền lòng và thắc mắc về nhân sinh cõi người. Sau đó, bà xin được đảnh lễ, hầu Phật rồi thưa rằng:
- Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay cho đệ tử được hỏi về những điểm giống nhau, khác nhau, liên hệ đến sự đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn của tất thảy nữ nhân trên đời này?
Sau khi nghe hoàng hậu trình bày xong, đức Đạo sư thuyết giảng rằng:
- Này hoàng hậu Mallikā! Tóm tắt, vậy là có bốn hạng phụ nữ. + Hạng thứ nhất: Người xấu xí, đói nghèo và bất hạnh. + Hạng thứ hai: Người tuy xấu xí nhưng lại phú quý và vinh hoa. + Hạng thứ ba: Người tuy có dung sắc xinh đẹp, mỹ lệ nhưng lại bất hạnh, đói nghèo. + Và hạng thứ tư: Người vừa có dung sắc xinh đẹp, mỹ lệ vừa được sống trong phú quý, vinh hoa.
Sau khi giảng giải, phân tích rõ nhân quả của bốn hạng phụ nữ trên đời, đức Thế Tôn kết luận nguyên nhân của những điều trên như sau:
1. Nhân duyên tạo nên quả báo có khuôn mặt xấu xí, ngũ quan xiêng lệch, da dẻ sần sùi, tỏa mùi hôi khó chịu, khó nhìn đó là những phụ nữ đó có tính cách nóng nảy, hay sân hận, hoán thù. Họ thường xuyên giận dữ và luôn cau mày, cáu bẳn.
2. Nhân duyên tạo nên quả báo người có đời sống cơ cực, đói khổ, thiếu cơm, rách áo là vì họ không có đức tin, không có giữ giới, không biết bố thí.
3. Nhân duyên tạo nên người thấp hèn, thân phận nô bộc là vì họ có tâm đố kỵ, ganh ghét, tị hiềm đối với những người có địa vị, danh vọng, tiền bạc.
4. Nhân duyên tạo nên người có sắc thân xinh đẹp, da dẻ mịn màng, tỏa mùi thơm, ngũ quan cân đối, tuyệt mỹ là vì họ ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui.
5. Nhân duyên tạo nên người giàu sang, phú quý là họ có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo.
6. Nhân duyên tạo nên người cao sang, đạt địa vị, danh vọng là vì họ không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương, khen ngợi; không tị hiềm đối với những người được sự cung kính, thường xuyên làm được nhiều việc đúng đắn...
Đấy chính là sáu nhân, sáu duyên, sáu hành nghiệp đưa đến sáu quả báo, sáu hoàn cảnh với ngũ quan, dung sắc, tài lộc, địa vị, danh vọng khác nhau.
Trong “Tứ khố toàn thư” viết: “Vị tương nhân chi tương, tiên thính nhân chi thanh; vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành; vị sát nhân chi hành, tiên quan nhân chi tâm".
Ý nói rằng, đừng nhìn tướng mạo người mà trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta, đừng nghe thanh âm người mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta, đừng quan sát hành vi người mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta. Điều này càng nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người, rằng biến hoá của tướng mặt cũng là biểu hiện ra bên ngoài của sự biến hóa của tâm mang lại.
2. Phật dạy cách có tướng mạo xinh đẹp
Theo những lời Phật dạy về cái đẹp ở trên có thể thấy tướng mạo không luôn cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài, hơn nữa nó biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Kinh Phật nói “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tức là thân thể và dung mạo của chúng ta là do “tâm tưởng sanh” (tâm sinh ra). Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình. Vì thế, muốn được xinh đẹp chúng ta phải tìm cách rèn giũa nội tâm theo lời Phật dạy như sau:
2.1 Sống hiếu thảo
Dù có chăm sóc, lo lắng cho bố mẹ bao nhiêu thì ta cũng không thể bù đắp được công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Những ai không có tâm yêu kính cha mẹ thì khó có thể khởi sinh tâm từ bi với hết thảy chúng sinh. Ngược lại, người biết yêu thương, hiếu kính cha mẹ với tất cả tâm biết ơn và chân thành sẽ luôn nỗ lực sống hướng thiện, chân chính để cha mẹ được vui lòng. Không những thế, bạn cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả. Xem thêm: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
2.2 Không sân hận, thường vui vẻ
Sân hận chính là độc dược hủy hoại chính chúng ta theo thời gian, chúng có sức tàn phá mãnh liệt mà ta không nhận ra cho tới khi nhận được kết quả của nó thì đã quá muộn. Người có tâm sân hận sẽ phải gánh chịu những cảm xúc phiền não, đau khổ hoặc bùng phát qua các hành động như cau có, quát tháo, thậm chí dẫn đến xô xát, đánh đập, tàn sát lẫn nhau. Những năng lượng tiêu cực này đang nuôi dưỡng trong tâm khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, gương mặt trở nên xấu xí. Ngược lại, tâm thường vui vẻ sẽ giúp cho mình có năng lượng tích cực, lạc quan và tươi trẻ. Muốn thế, bạn nên dành phần lớn thời gian bên người khiến bạn cảm thấy vui cười.
Những người khiến bạn có thể cười mới là người quan tâm, tin yêu bạn sâu sắc nhất, mới là người dành riêng cho bạn. Người có thể khiến bạn mỉm cười là người quan tâm tới bạn nhiều nhất.
2.3 Biết bố thí
Việc bố thí là việc nên làm thường xuyên nhưng nó xuất phát từ tâm chứ không phải từ mong muốn nhận lại lợi về mình. Trong Kinh Tăng Chi II, Đức Phật dạy: “Người có bố thí, khi được làm một vị trời hoặc được là người đều vượt qua người không bố thí trên năm phương diện. Đó là thọ mạng, nhan sắc, an lạc, danh xưng và tăng thượng". Đức Phật lại dạy có ba phần thuộc về người bố thí, đó là: “Trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ. Thực hành hạnh bố thí ngay lập tức đã giúp ta xả bớt tâm tham lam, ích kỷ; tăng trưởng được tâm từ bi để sống đời sống an vui, khuôn mặt vì thế mà rạng ngời, thần thái cũng thu hút hơn. Xem thêm: Lợi ích bố thí, cúng dường: Vì sao lễ vật của Hoàng hậu không bằng muối của người nghèo?
2.4 Kết thân với người có trí
Câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” chưa bao giờ sai vì theo thời gian chúng ta dần hình thành tính cách với người mà ta gần gũi nhất. Do đó, Đức Phật khuyên ta nên gần bậc hiền thiện để học hỏi những đức tính tốt đẹp, hướng tới cuộc sống lành thiện, bỏ ác làm lành thì chắc chắn người đó sẽ được tăng trưởng trí tuệ. Người biết kính trọng bậc Hiền Thánh cũng sẽ đoạn trừ được tâm kiêu căng, thân tâm luôn được an lạc, dung mạo được trang nghiêm tốt đẹp.
Trong bài kinh Điềm Lành Tối Thượng, Đức Phật dạy:
“Không thân cận kẻ ngu
Nên gần gũi bậc trí
Tôn kính người hiền thiện
Là điềm lành tối thượng”.
2.5 Không chê bai người xấu xí, ghen tị người đẹp
Ta muốn xinh đẹp thì người đời cũng vậy nhưng không phải ai cũng may mắn và họ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm, đau khổ, bị mọi người xa lánh và gặp nhiều thiệt thòi trong giao tiếp xã hội cũng như công việc. Do vậy, bằng sự cảm thông, thấu hiểu ta nên học cách chia sẻ và tôn trọng họ. Đây chính là pháp thực tập về tâm từ bi rộng lớn. Khinh chê dung mạo người khác cũng chính là mình tự gieo nhân xấu, sẽ gặt phải quả báo bị xấu xí nhiều đời nhiều kiếp về sau.
Muốn xinh đẹp ta lại càng thấy vui và chúc phúc cho ai có tướng mạo đẹp. Mình không nên ghen ghét, đố kỵ mà hãy cùng tán thán, hoản hỷ với họ đó là cách thể hiện rằng ra cũng muốn điều ấy. Nếu cố tình chê bai họ thì nhân ta tạo ra đó là: không thích người xinh đẹp vì thế ta cũng chẳng thể nào đẹp lên được.
Tin sâu nhân quả và thực hành những lời Phật dạy cách có tướng mạo xinh đẹp để tâm của chúng ta đẹp lên, trang nghiêm lên thì tướng cũng sẽ đẹp, trang nghiêm lên. Đó mới là cái đẹp lâu dài mà việc phẫu thuật thẩm mỹ không thể sánh được.
2.6 Khó mà trẻ mãi không già
Những người giàu có từ xưa luôn muốn kéo dài tuổi thọ của mình nên muốn được “Trường sinh bất tử” hay “trẻ mãi không già”. Nhưng Đạo Phật khuyến khích chúng ta sống thực tế hơn, hiểu được dòng trôi chảy với thời gian và thuận theo tự nhiên. “Có sanh tức có già chết”, Đức Phật đã dạy như thế. Kinh Pháp Cú khuyên mọi người tập quan sát và hiểu về bản thân mình: “Xe vua đẹp cũng già; thân này rồi sẽ già”. Thực tập cách nhìn trôi chảy đối với mọi hiện hữu và sống với tâm thanh thản, bớt ưu tư lo lắng về sự thực trôi chảy ấy thì đấy là phương pháp sống khỏe sống đẹp được nói đến trong đạo Phật. Đó cũng chính là đường hướng thực nghiệm an lạc, giải thoát, là nghệ thuật giữ cho sắc đẹp luôn được tươi tắn, không héo mòn, như lời Phật dạy.