Vì sao nói Phật độ người hữu duyên? Rốt cuộc PHẬT DUYÊN là gì?

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:44

 

(Xemsomenh.com) Thường nghe thấy câu “Phật độ người hữu duyên” nhưng rốt cuộc “duyên” ở đây là gì và những người như thế nào mới được coi là có Phật duyên thì ít ai biết...

1. “Phật độ người hữu duyên” là như thế nào?

Phat do nguoi huu duyen
 

Câu chuyện thứ nhất:

 

Một tín đồ sùng bái đạo đang lúc gặp phải một trận lũ lụt, buộc phải leo lên mái nhà để lánh nạn. Tuy nhiên, dòng nước lớn vẫn tiếp tục dâng lên mênh mông, khi nước sắp chạm tới bàn chân, tín đồ vội vàng cầu khấn với Đức Phật: "Phật Tổ đại từ đại bi xin hãy tới cứu con!"  

Không lâu sau, một chiếc thuyền độc mộc đi qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ, nhưng người này lại nói: "Tôi không cần anh cứu đâu, Phật Tổ sẽ tới cứu tôi."  

Vì thế người lái thuyền độc mộc liền đi khỏi. Nhưng cơn đại hồng thủy vẫn dâng lên không ngừng, nước giờ đã sắp cao đến eo của vị tín độ kia rồi. Ông ta rất lo lắng, lại tiếp tục âm thầm cầu cứu Phật Tổ.  

Ngay lúc này, lại một chiếc thuyền nhỏ nữa lướt qua, người trên thuyền muốn cứu tín đồ đưa đến vị trí an toàn. Song ông ta tiếp tục từ chối, lại còn nói rằng: "Tôi không thích chiếc thuyền này, Phật Tổ sẽ đến cứu tôi."  

Cũng như lúc trước, người lái thuyền chỉ đành bỏ lại tín đồ và đi khỏi.   

Lại qua một lúc, mức nước khi này đã dâng cao ngập đến ngực, tín đồ tiếp tục lớn tiếng cầu khẩn Phật Tổ. Nhưng nước lũ dâng không ngừng khiến tín đồ đã bắt đầu ngộp thở.  

Đúng vào lúc này, một vị thiền sư chèo thuyền đi qua vội đến cứu tín đồ. Tín đồ được cứu xong còn oán trách vị thiền sư: Tôi đã cầu khấn thành khẩn với Phật Tổ như thế, nhưng Phật Tổ lại không hề tới cứu tôi khi tôi đang gặp nạn."  

Thiền sư thở dài, rồi nói: "Ông đã trách oan Đức Phật rồi. Đức Phật đã từng mấy lần hóa ra thuyền tới cứu ông, nhưng ông lại chê này chê nọ, lần nào cũng từ chối. Xem ra ông và Phật Tổ không có duyên rồi."  

Câu chuyện thứ hai:

 

Lại có một câu chuyện nữa về chữ "duyên" với Đức Phật như sau:  

Có một vị tín đồ nọ đứng trú mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị thiền sư che ô đi ngang qua liền gọi lớn: "Thiền sư, xin ngài hãy phổ độ chúng sinh đi! Cho tôi đi nhờ một đoạn được không?"  

Thiền sư đáp: "Tôi đang đi trong mưa, ông ở dưới mái hiên; dưới mái hiên không mưa, ông không cần tôi phổ độ nữa."  

Tín đồ kia lập tức bước ra khỏi mái hiên, cũng đứng dưới trời mưa và nói: "Giờ tôi cũng đứng ở trong mưa rồi, ông độ giúp tôi được chưa?"  

Thiền sư trả lời: "Tôi đang đứng trong trời mưa, ông cũng đứng trong mưa. Tôi không bị mưa xối ướt vì tôi có ô che. Ông bị bước mưa tạt ướt, vì ông không có ô che. Cho nên không phải tôi độ giúp ông, mà là chiếc ô này đã độ tôi. Nếu ông muốn được phổ độ, không cần phải tìm tôi, hãy tự tìm cho mình một chiếc ô đi!"

Phat do nguoi huu duyen 1
 

Suy ngẫm về câu nói “Phật độ người hữu duyên”:

 

Ở câu chuyện thứ nhất, Đức Phật từ bi vô ngã đã cho thuyền tới cứu, vì tất cả chúng sinh hữu tình đều bình đẳng, chỉ cần có Phật tính, tin vào Phật thì Ngài sẽ tùy vào bản tính bất đồng của mỗi người mà mở ra cánh cửa cứu giúp.  

Bởi vì điều cốt lõi trong thuyết pháp của Phật Tổ chính là từng bước hướng người ta tới điều thiện.  

Còn trong câu chuyện thứ hai, vị thiền sư không bằng lòng chia chung ô, đây chính là đại từ đại bi của thiền sư. Con người nếu muốn được độ giúp, đừng chỉ trông chờ vào người khác, mà hãy tự dựa vào chính mình.  

Tự mình có một chiếc ô của mình, như vậy sẽ không bị mưa xối ướt. Tương tự, nếu trong lòng có Phật tính, tự nhiên sẽ không cần phải lo bị bụi phàm trần làm nhơ bẩn.  

Đạo Phật dạy rằng: "Phật độ người hữu duyên" chính là đạo lý đó qua hai câu chuyện bên trên.  

Những người thành tâm kiên chí, chịu học theo những lời Phật dạy sẽ dần thoát ra khỏi bể khổ. Còn nếu không thành tâm, không kiên trì thì vĩnh viễn phải ngụp lặn giữa bể khổ vô biên.   

Cho nên cái gọi là "Phật độ", thực chất chính là việc chúng sinh noi theo lời chỉ dạy của Đức Phật để tự cứu lấy mình, tự lĩnh ngộ, tự độ chính mình mà thôi. Xem thêm: Độ ta không độ nàng là gì? Hiểu mới thấy tình trạng báo động về việc hiểu sai đạo Phật  

2. Phật duyên là gì?

 

Vậy con người như thế nào mới được coi là có “Phật duyên” để được Đức Phật phổ độ, cứu giúp? Đọc ngay: Bàn về chữ duyên, hiểu thêm nhân sinh   

Phật độ người hữu duyên, người có duyên với cửa Phật là những người có các đức tính sau:

Phat do nguoi huu duyen 4
 

- Người trong lòng có Phật được gọi là Phật duyên

 

Phật duyên, tức là người có lòng hướng Phật. Nếu đã quyết định học Phật thì phải tự hứa với lương tâm của mình, không phải học để cho người khác nhìn.  

Tu Phật tức là tu tâm, Đức Phật tồn tại ở khắp nọi nơi, tu Phật không phải để thể hiện ra bên ngoài mà phải tu từ tận sâu trong tâm.  

Đức Phật không cần ta phải sùng bái Ngài, bắt chước theo hay tỏ ra giống cũng không có nghĩa bản chất tương đồng.   

Đức Phật chính là ảo ảnh do tâm thức tạo ra, nếu quá mức cố chấp chạy theo chắc chắn sẽ tự mình lạc trong đó. Trong lòng có Phật, tức là có duyên với Phật.   

- Buông bỏ được dục vọng xấu xa chính là Phật duyên

 

Trong kinh Phật đã nói rằng, không vứt bỏ những dục vọng xấu xa, cuộc đời sẽ không được thanh thản. Yêu ghét ân oán, tất cả đều là chướng ngại tình cảm của con người. Đừng bỏ lỡ: Vượt qua thất tình với lời Phật dạy về nhân duyên  

Khi bạn biết mình đang bị mê muội, đó không phải là lúc bạn đáng thương; mà đáng thương nhất chính là khi bạn không biết rằng mình đang mê muội.  

Tất cả những đau khổ buồn thương của con người đều sinh ra do theo đuổi những thứ sai lầm. Những cố chấp của ngày hôm nay, sẽ gây ra hối hận của ngày mai.   

Nếu bạn không tự gây ra phiền não cho mình, người khác cũng không thể khiến bạn muộn phiền. Nhưng khi bạn không tự mình buông xuống được những ham muốn và dục vọng xấu xa trong lòng mình, bạn sẽ không ngừng phải chịu đau khổ.  

Chính vì thế, buông bỏ những chấp niệm, dục vọng xấu xa không nên có chính là Phật duyên. Khi đã có duyên với cửa Phật tức là bạn đã được như câu nói “Phật độ người hữu duyên”.  

- Dùng thái độ hòa nhã đối mặt với cuộc sống là Phật duyên

 

Phật duyên cũng là những suy nghĩ hòa nhã trong lòng. Tâm tư của con người không bao giờ ổn định, nó rất dễ bị kích thích, cũng rất dễ bị lạc hướng khi gặp phải cám dỗ.  

Rất nhiều người cứ mải mê theo đuổi, chiếm hữu những thứ không thuộc về mình nên chẳng có phút giây nào được thanh thản, cũng đánh mất lạc thú của cuộc sống khiến tâm trí luôn bị vây trong đau khổ và phiền não.  

Đức Phật dạy rằng, ta phải dùng một thái độ hòa nhã để đối mặt với mọi thứ có được hay mất đi trong cuộc sống này. Để bản tính tự nhiên lộ ra, bình thản đón nhận và đối đãi hòa nhã với cuộc sống thì mới được coi là có duyên với Phật.  Bạn có biết: Giáo dưỡng lớn nhất của đời người chính là giữ được sự hòa nhã trong mọi hoàn cảnh

Phat do nguoi huu duyen 2
 

- Có trách nhiệm với việc mình làm là Phật duyên

 

Người có lòng hướng Phật là người không chăm chăm đi đào bới sai lầm của chúng sanh. Người chỉ nhìn thấy sai lầm của chúng sanh nhưng không nhìn thấy sai lầm của chính bản thân mình, uổng công nói về "Phật".   

Trước hết phải nhìn rõ bản thân, nhìn rõ những điều mình muốn làm, cũng nhìn rõ hậu quả mọi việc của mình, bởi vì ta cần phải có trách nhiệm với hậu quả của những việc đó.  

Cuộc đời ngắn ngủi, đừng lãng phí sinh mệnh ở những việc, những người mà bạn biết chắc mình sẽ phải hối hận.  

Có trách nhiệm với việc mình làm, tức là có Phật duyên. Liệu bạn có 11 dấu hiệu cho thấy bạn được Thần Phật che chở?  

- Có niềm tin tốt đẹp là có Phật duyên

 

Phật duyên, tức là niềm tin trong lòng. Khi bạn cảm thấy đau khổ, nhưng chỉ cần bạn có niềm tin rằng niềm đau đó sẽ không kéo dài mãi mãi thì bạn nhất định sẽ có sức mạnh để chiến thắng khổ đau. Đây chính là một niềm tin tốt đẹp.  

Có thể nói niềm tin chính là kim chỉ nam dẫn lối con người trên bước đường đời, thành Phật hay thành ma, cũng chỉ từ một ý niệm mà thôi.  

Nếu có niềm tin tốt đẹp chính là có duyên với Phật.  

- Làm những việc trí huệ thông suốt là Phật duyên

 

Phật duyên cũng được hiểu là trí huệ thông suốt. Trong cuộc sống, nếu có dùng trí huệ đó để nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức, cũng giảm bớt được phiền não và ràng buộc trong cuộc sống.  

Hiểu rõ về bản thân, kiểm soát, thay đổi được chính mình chính là trí huệ. Nếu có được dạng trí huệ này thì mới có thể thay đổi được người khác, còn nếu chỉ biết nói mà không làm thì không phải là trí huệ chân chính.  

Người biết dùng trí huệ thông suốt để nhìn đời, làm việc có trí huệ là người có Phật duyên. 

Phat do nguoi huu duyen 3
 

- Giỏi nhẫn nhịn là Phật duyên 

 

Phật duyên là kiềm chế được hết thảy. Nhẫn nhịn chính là một kiểu rèn luyện về ý chí, cũng là tích lũy năng lượng. Nó dùng một ngọn lửa vô hình để làm tan chảy những tảng băng cứng rắn.  

Nhẫn nhịn có thể gây ra đau khổ cho bạn nhưng những ngày tháng về sau sẽ là khổ tận cam lai.  

Nhẫn nhịn không đồng nghĩa với trốn chạy vì trốn chạy là biểu hiện cho ý chí thất bại, còn nhẫn nhịn lại là không bao giờ quên sứ mệnh của bản thân, tôi luyện ý chí thêm rắn chắc.  

Hãy học cách cảm ơn những chúng sanh đã mang đến nghịch cảnh cho bạn bởi chỉ khi bạn giỏi kiềm chế và nhẫn nhịn được thì tức là bạn có duyên với Phật.  

- Đối đãi bao dung với người khác là Phật duyên

 

Phật độ người hữu duyên, Phật duyên tức là bao dung và thông cảm. Từ bi chân chính không phải là chỉ yêu thương những người yêu thương bạn, mà còn phải bao dung và yêu quý những người ghét bạn. Hãy yêu những người đó như yêu chính bản thân mình.  

Khi phải đối mặt với tình huống bị đối xử không tốt chỉ vì sự hiểu lầm của người khác với bạn, hãy dùng cái tâm từ bi để bao dung người đó, dùng lý trí để cảm hóa họ.  

Nếu như bạn vẫn bận lòng về đối phương, bạn sẽ rất phiền não và đau khổ.  

Cùng là một cái bình chứa, sao phải giả vờ như đang chứa thuốc độc?  

Cùng là một tấm lòng, sao phải chất đầy những hận thù? Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình  

Bao dung với người khác, đó chính là có duyên với Phật.  

- Biết yêu thương và cảm ơn là Phật duyên

 

Phật duyên chính là một dạng tinh thần bác ái. Chúng ta nếu chỉ muốn có một trái tim chứa đầy những điều chân - thiện - mỹ, theo đuổi trí huệ và lý tưởng tốt đẹp, khi đó chúng ta đã là "người có duyên".  

Phật độ người hữu duyên, khi cơ duyên và nhân quả đã chín muồi, Phật duyên tự nhiên sẽ đến bên cạnh chúng ta.  

Chưa có duyên không có nghĩa là không bao giờ có. Mỗi người đều có Phật tính, mỗi người đều có thể có duyên với Phật. Biết yêu thương và cảm ơn, đó chính là Phật duyên.

Lam Lam