Phật dạy: Ba kiểu người dù chăm chỉ bái Phật cũng vô ích, vận mệnh lận đận, làm gì cũng gập ghềnh

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Trong dòng chảy vô tận của nhân sinh, ai cũng mong cầu một cuộc đời an yên, thuận lợi, ít gặp sóng gió và phiền não. Nhiều người tìm đến cửa Phật, thành tâm lễ bái, dâng hương, tụng kinh với hy vọng có thể đổi thay vận mệnh, thoát khỏi cảnh gian truân, trắc trở. Thế nhưng, Đức Phật không phải là đấng ban phước hay giáng họa, mà Ngài chỉ ra con đường giúp chúng sinh tự chuyển hóa chính mình để đạt được an lạc. Nếu một người chỉ chăm chăm cầu xin mà không chịu thay đổi tâm tính, hành vi, thì dù có bái lạy Phật ngàn lần, cuộc đời họ vẫn mãi lắm chông gai, làm gì cũng gập ghềnh.

Trong giáo lý nhà Phật, vận mệnh không phải do một thế lực siêu nhiên nào quyết định, mà chính là kết quả của nghiệp lực mà con người đã tạo ra qua từng suy nghĩ, lời nói và hành động. Bái Phật là để học theo trí tuệ và từ bi của Ngài, chứ không phải để trông chờ vào sự che chở mà không chịu tu sửa bản thân. Đức Phật dạy rằng, có ba kiểu người dù có chăm chỉ lễ bái đến đâu cũng không thể đổi thay số phận, bởi chính họ đã tự tạo ra những chướng ngại ngăn mình thoát khổ. Đó là những người mang tâm địa bất thiện, sống ích kỷ và mưu cầu lợi ích riêng; những người chỉ biết cầu xin mà không chịu hành động, không tự nỗ lực thay đổi; và những kẻ làm việc xấu nhưng vẫn mong hưởng phước lành. Những người này, dù có ở trước tượng Phật ngày đêm tụng niệm, thì nghiệp báo cũng không thể thay đổi nếu họ không tự giác ngộ và sửa đổi chính mình.

3 kieu nguoi tam thuat bat chinh

Hiểu được điều này là bước đầu tiên để chuyển hóa vận mệnh. Muốn thoát khỏi khổ đau, ta không thể chỉ dựa vào sự lễ bái hình thức, mà phải thực sự hành thiện, tích đức, sống ngay thẳng, và thay đổi từ trong tâm. Đức Phật đã dạy: "Tự mình làm điều ác, tự mình chuốc lấy khổ đau; tự mình làm điều thiện, tự mình hưởng lấy an vui." Do đó, con đường dẫn đến bình an và hạnh phúc thực sự không nằm ở việc cầu xin, mà ở việc mỗi người biết tu dưỡng chính mình, buông bỏ cái xấu và gieo trồng nhân lành để gặt hái quả báo tốt đẹp mai sau.

1. Người luôn mang lòng nghi ngờ

Việc bái Phật cần nhất là phải có lòng tin, nhưng nếu ngay cả Đức Phật mà cũng không tin, hoặc nửa tin nửa ngờ, vậy thì đương nhiên Đức Phật cũng sẽ không phù hộ người đó. Thậm chí còn có thể gặp phải trừng phạt và báo ứng của Đức Phật.

Đức Phật vốn là bậc toàn giác (biết mọi điều), trí tuệ vô biên cho nên ngài có thể biết được hết thảy những suy nghĩ trong đầu của chúng sinh. 

Nếu một người trong tâm sinh lòng nghi ngờ ngài, vậy thì dù cho có ngày ngày tới cửa bái Phật thì cũng là đang lừa gạt ngài, làm theo hình thức bên ngoài mà thôi. Kết quả của việc lừa dối Phật chính là không bao giờ được ngài độ mệnh.

Nếu đã không tin Phật, hà tất phải đi bái Phật cho uổng công? Bái Phật là một loại tín ngưỡng, điều quan trọng nhất là trong tâm phải có Phật.

Người trong lòng không có tín ngưỡng, chỉ biết đi theo đại chúng như nước chảy bèo trôi, không có chính kiến của bản thân vậy thì khó mà nhận được sự che chở của Đức Phật như mong cầu.

Sự hoài nghi của cũng thường đi kèm với các thói quen xấu. Do không tin luật nhân quả nên phỉ báng lời Phật dạy là phi lý không có lẽ thực, đồng thời lại còn hô hào người khác đồng hành với việc xấu của mình.

Vì sinh lòng nghi ngờ không tin lời Phật dạy, không tin thiện ác hữu báo nên mặc sức làm việc xấu, rồi sau đó mới tu hành bái Phật một cách giả tạo những mong gột rửa tội nghiệp. 

Nhưng nếu tội nghiệp được xóa bỏ dễ dàng như vậy, há chẳng phải ai cũng có thể thoải mái làm việc xấu, việc ác?

Còn trong cuộc sống, những người có tính đa nghi như thế, đối với gia đình, người thân họ chẳng tin tưởng một người nào hết, đối với bạn bè, họ không thấy ai là người đáng tin cậy. 

Đối với Phật pháp họ cho rằng không có lợi ích thật sự, nên họ đánh mất niềm tin mà bỏ qua cơ hội tốt học đạo làm người. Người như vậy không bao giờ được Phật độ và chở che.

Đọc thêm: Tín Phật, cầu Phật nhưng vì sao Đức Phật không giúp ta?

3 kieu nguoi tam thuat bat chinh 1

2. Người bất hiếu với cha mẹ

Những người bất hiếu với cha mẹ cũng là một trong 3 kiểu người bái Phật vô ích khi tự tay làm tiêu tan phúc lành của mình nhưng không lường được hậu quả mà việc đó gây ra.

Từ ngàn xưa, hiếu thảo được xem là nhân cách đạo đức hàng đầu (Hiếu giả bách hạnh chi tiên). Một người không thể được xem là hoàn thiện dù có nhiều đức tính tốt nhưng khiếm khuyết lòng hiếu thảo. 

Hiếu thảo là hành động biết ơn và đền ơn đối với các bậc đã dày công sinh dưỡng, dạy dỗ mình nên người.

Nếu không có ông bà cha mẹ thì không ai có mặt trên cuộc đời này, cho nên tri ân báo ân ông bà cha mẹ là hành động có ý nghĩa hết sức thiêng liêng.

Hiếu thảo là đạo đức to lớn thì bất hiếu là một tội nặng. Bất hiếu chính là nguyên nhân dẫn tới Ác nghiệp lớn nhất. Trong kinh Nhẫn nhục, lời Phật dạy: “Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu. Điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu”. 

Trong kinh Báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Đức Phật cho biết quả báo của tội bất hiếu như sau: “Người con bất hiếu với cha mẹ là người thấp kém về nhân phẩm, bị người đời khinh rẻ và bị pháp luật trừng trị, về sau không đủ tư cách làm cha mẹ và sẽ bị con cái bất hiếu trở lại. Chẳng những thế, sau khi chết đi người con bất hiếu còn bị đọa địa ngục hoặc sinh làm loài súc sinh chịu muôn vàn khổ sở”.

Từ xưa cũng như nay, phạm tội bất hiếu là đánh mất tư cách làm người, suốt đời mang tiếng xấu, hổ với người đời, thẹn với con cháu, sau khi chết đi bị đọa địa ngục, đó chính là quả báo nặng nề cho những người con bất hiếu. Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng bỏ đi.

Phật pháp vốn luôn coi trọng luật nhân quả, một người ngay đến cha mẹ mình còn không làm tròn chữ hiếu thì làm sao có thể thành tâm tu tập dưỡng tính như những lời gửi gắm tới Đức Phật? 

Đó chẳng qua chỉ là những lời nói giả tạo gió thoảng mây bay, nói cho có, người như vậy cuộc đời gặp nhiều chông gai trắc trở cũng là lẽ thường tình. Khi ấy, dù có hết lòng cầu khấn Đức Phật ban ơn cũng là vô ích.

3 kieu nguoi tam thuat bat chinh 2

3. Người không biết hối cải

Con người trên đời không ai hoàn hảo vô khuyết, khó tránh khỏi có lúc phạm sai lầm. 

Đức Phật dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”.

Đã là người phàm thì ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác. Người như vậy sẽ được thần Phật che chở.

Người làm sai và biết hối cải, biết tìm đến cửa Phật để sám hối về những tội ác mình đã gây ra trước đó, có cũng có thể coi là làm người lại một lần nữa. Cũng như Lời Phật dạy về sám hối, phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp.

Còn nếu như một người biết rõ việc mình làm là sai nhưng không biết hối cải, không có ý thức mình làm sai, vậy thì hành động đi bái Phật cũng không phải là sám hối thật lòng. Họ chỉ đang cố làm ra vẻ tin Phật mà thôi, chứ thực tâm trong lòng chẳng hề có một chút áy náy nào.

Sám hối thực chất là một hành động xin lỗi về lỗi lầm mình đã gây ra. Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. 

Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. 

Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.

Phật giáo vốn rất đề cao nhân quả báo ứng, người làm sai chắc chắn sẽ phải chịu nghiệp báo do sai lầm của mình gây ra. Sau khi chịu quả báo mà vẫn không biết hối cải, vậy thì Đức Phật sẽ không bao giờ phù hộ người như vậy.