Vì đâu Đức Phật nhất định không muốn đệ tử dùng thần thông?

Thứ 7, 9/11/2024 - 3:13

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Biết được tác hại nhiều hơn lợi ích nên Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông cho dù là mục đích sử dụng chúng là xuất phát từ tâm ý tốt hay xấu đi chăng nữa.

Ngày xưa, Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có thể sử dụng được một số loại thần thông. Trong đó, ba loại thần thông được Đức Phật nhắc đến nhiều trong các bài giảng pháp của Ngài là: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, túc mạng thông, tha tâm thông và lậu tận thông. 

Trong 40 năm giảng Pháp, dù thế nào, Ngài cũng hạn chế trong việc sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt nhằm đáp ứng tâm lý tò mò, hiếu kỳ với điều lạ lùng, khác người của số đông dân chúng, vì Ngài thấy điều này không đem lại lợi ích thiết thực nào cả.

Câu chuyện Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông

Sử dụng thần thông vì lời thách đố

Có trưởng giả Maluta vì không tin vào năng lực của Phật cũng như các đệ tử của Ngài nên thách đố họ lấy được chiếc bát quý bằng bạc treo cao 20 thước. Theo cách đó, ông cho rằng chỉ có như thế thì mọi người mới kính nể còn không sẽ không tin vào năng lực của Ngài. Mặc cho những lời khiêu khích Đức Phật bay lên lấy chiếc bát thì các vị đệ tử đã ngăn lại vì họ cho rằng chiếc bát bằng bạc đó không đáng để Ngài phải thi triển thần thông. Trưởng giả Maluta thấy mọi người thờ ơ với sự thách thức của mình liền có những lời chê bai, chỉ trích đối với những sa môn, đạo sĩ và không tin vào thần thông. 

 

Thấy vậy, ngài Tân Đầu Lư Phả La Đọa xin phép Tôn giả Mục Kiền Liên dùng thần thông để lấy chiếc bát để chứng thực và muốn cho mọi người tin vào Phật. Việc này khiến cả kinh thành chấn động, kinh ngạc trước thần thông kỳ diệu của vị đệ tử Phật. Những người theo ngoại đạo dần dần quy ngưỡng về Trúc Lâm Tinh Xá. Nhưng khi vua Bình Sa xin gặp Phật và trình bày về việc sau khi đệ tử Phật dùng thần thông lấy chiếc bát khiến dân chúng xôn xao không yên, Đức Phật quở trách Ngài Mục Kiền Liên cùng các đệ tử và chỉ dạy không được dùng thần thông để thể hiện như vậy, chỉ được dùng thần thông để giáo hóa chúng sinh chứ không ngoài mục đích nào khác. 

 

Duc Phat khong muon de tu dung than thong
 

Dùng thần thông cho lợi ích cá nhân

Một câu chuyện khác kể lại rằng, khi Đức Phật hạ thế cõi người sau ba tháng giảng Pháp cho mẫu thân Maya Devi ở cung trời Đâu Suất, vô số chư Thiên cùng đi theo cung tiễn Đức Phật hạ giới và hàng chục nghìn người chờ đón cung nghinh Ngài trở lại cõi người. Trong đó có vị đệ tử nữ Đệ nhất thần thông Liên Hoa Sắc một vị ni đã gần đạt giác ngộ, bà không thể nhìn thấy Đức Phật vì bị đám đông che khuất. Lúc này hàng triệu Phật tử cúng kính đỉnh lễ, ai cũng muốn được lại thật gần để thấy rõ Ngài. Không gian chật chội, dường như không thể di chuyển và không tiếp cận được Đức Phật nên bà nghĩ ra cách đó là hóa thân thành một vị vua vũ trụ. Lúc này bà trở thành một vị vua lộng lẫy với hoàng bào, trang sức lấp lánh khiến đám đông xung quanh kinh ngạc. Họ thấy vậy nên đã lần lượt giãn rộng đường, mở lối cho bà có thể tiền lại gần chiêm bái Đức Phật. Mọi người kính cẩn nhường đường cho bà và nhờ vậy, bà có thể lễ lạy và cúng dường tất cả trang sức của mình lên Đức Phật.

Tuy nhiên, vị Tỳ kheo Udayi (Charkha) đã cười lớn nói với mọi người rằng: “Vị vua này cải trang này chắc chắn là ni sư Udpala, vì tôi có thể ngửi thấy mùi hoa ưu đàm từ bà”. Đức Phật khi hay biết chuyện đã khiển trách ni sư: “Trước mặt Đức Phật, đừng vì lợi ích cá nhân mà tùy tiện phô diễn thần thông thay vào đó, một vị ni sư cần trì giữ hạnh khiêm cung và tác phong giản dị, để mọi chúng sinh đều được truyền cảm hứng và tự nhiên phát khởi niềm lòng kính ngưỡng trong tâm”.

 

than thong co mot so tac hai nhat dinh
 

Lý do Phật dùng thần thông ở mức tối thiểu

 

Khi hiểu thần thông là gì chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy tò mò và ham thích muốn những người có khả năng này biểu diễn cho mình xem như là cách để chứng thực rằng họ có thể bay lượn hay di chuyển đồ vật giống như những bộ phim chúng ta từng xem. Điều này chỉ thỏa mãn tính tì mò, ham mê những điều mới lạ, khác những hiểu biết thông thường của mình mà thôi. Huống gì là những người có khả năng này mà không được sử dụng thì quả là khó chịu. Có thể thấy, chỉ trong tình huống cần thiết, Đức Phật mới sử dụng thần thông một cách từ tốn, vì sao Ngài lại nghiêm khắc không muốn đệ tử của mình sử dụng nó?.  

Dễ khiến mọi người không tin chính pháp

Khả năng thần thông cũng như việc đánh thức con mắt thứ 3 là khả năng đến tự nhiên khi một người diệt được Tham (lam), Sân (hận), Si (ngu si) trong quá trình tu tập. Nhưng đó là một việc rất khó và ít ai vượt qua các giai đoạn khó khăn trước đó để đạt được thành tựu này. Vì thế, nếu lấy số người ít ỏi có khả năng đó để lấy uy với số đông sẽ không thể đủ thông tin giải thích được hết. Giống như việc ta thấy một người đứng ở đỉnh vinh quang mà ta ngưỡng vọng nhưng không biết họ đã khổ luyện đến mức nào. Khi không hiểu và người thường bắt đầu thần thánh hóa những gì họ không làm được sẽ dẫn câu chuyện đi theo hướng khác. Sinh ra ngưỡng mộ những người có khả năng thi triển biến hóa thần thông vì cho đó là những khả năng đặc biệt từ những người siêu xuất. Từ đó, nếu ai có dụng tâm xấu muốn lèo lái người ngưỡng mộ họ theo mục đích gì cũng được và tiêu biểu nhất đó là khiến họ hiểu sai về chính pháp.

Dần dần, những người không đủ trí tuệ sẽ không tin vào chính pháp, lại chuyển qua sùng bái cá nhân, sùng bái sự thần kì thì rất nguy hiểm. Vì lúc này họ dường như trở thành người vô trí, mặc cho đối phương muốn dẫn dụ gì cũng được khi họ tin rằng người đó là Thánh,Thần. Những ai thực hành đúng theo Chính pháp, xả ly mọi tham đắm, bám chấp, thêm bình an và hạnh phúc thì không để vướng mắc vào những phép lạ của thần thông biến hóa hay những lời tung hô khen ngợi tầm thường ấy. Vì thế, có thể thấy, Thần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù của người tu tập theo những pháp môn nhất định nhưng nó cũng có mặt trái tiềm tàng mà không thể ai cũng có thể đủ bản lĩnh để vượt qua chúng.  

 

kha nang than thong gay to mo
 

Không đưa hành giả đến sự an lạc giải thoát

Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông, Ngài còn khiển trách những ai tùy tiện sử dụng thần thông khi không cần thiết. Thần thông là kết quả tự nhiên sau một quá trình dụng công tu tập, nhưng thần thông, trừ Lậu tận thông, không đưa hành giả đến sự an lạc giải thoát.  Ví dụ khi có thần thông, nếu ta tức giận với kẻ nào đó không vừa ý mình, tâm sân hận nổi lên ta có thể làm hại người khác một cách dễ dàng. Trong khi ta cũng chỉ là con người, vẫn chưa loại bỏ hết được lòng đố kỵ, ghen ghét hoàn toàn. Cuối cùng ta gây nghiệp và chịu hậu quả xấy, ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn khi không biết cái nào quan trọng, cái nào không quan trọng, khiến cho mình dễ dàng tạo ác hơn và phiền não thêm chứ không giúp giải quyết được cội gốc đau khổ cho mình, khó có cơ hội giải thoát. 

Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài ít dùng vì muốn làm gương cho đệ tử vì biết rằng điều này không đem lại lợi ích thiết thực nào cả.

 

Gây hại khi người dùng có tâm bất chính

Đức Phật khẳng định những thứ này chỉ là vỏ cây, cành lá không đáng cho người tu hành đã luyện được thần thông lại sinh ra hài lòng, tự mãn với khả năng của mình và tự cho rằng mình hơn người khác. Đối với Ngài, làm việc có đạo đức, giúp người, giúp đời mới là ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi nào thành tựu giải thoát phạm hạnh thì đó mới là mục đích rốt ráo, là lõi cây, bền vững, tối thượng, đáng cho ta trân quý giữ gìn (Trung bộ kinh, số 29: Đại kinh ví dụ lõi cây).

Các loại thần thông, phép lạ như Biến hóa thần thông, Tha tâm thần thông chẳng những không mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn gây ra nhiều tác hại một khi người dùng có tâm ý bất chính, sử dụng với mục đích xấu. Nhất là những ai phần "con" còn nhiều hơn phần "người" họ sẽ lợi dụng những ai có khả năng thần thông để thỏa mãn lòng tham lam, sân hận của mình, chẳng hạn như hại người chiếm đoạt của cải, phục vụ hoặc tiếp tay cho kẻ xấu ác, hay vì thù oán mà gây hại cho người.

 

Đối với người chưa dứt hết phiền não tham, sân, si như hầu hết chúng ta thì việc lạm dụng thần thông để thỏa mãn cái tôi, thỏa mãn tư dục là điều rất dễ xảy ra.