Phật dạy: Người PHÚC dày ĐỨC lớn đều có 4 đức tính này, phú quý theo suốt đời - Liệu bạn có không?
(Xemsomenh.com) Theo lời Phật dạy, hạnh phúc của con người không phải do cướp đoạt, than thở hay cứ cầu sẽ có, mà là do “gieo nhân lành, gặt quả lành”. Nói cách khác, phúc của một người hoàn toàn do chính người đó quyết định. Đức Phật chỉ ra có 4 đức tính của người có phúc dày. Liệu bạn có những đức tính này không?
Trong cuộc sống này, ai cũng mong cuộc đời lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, dù có gặp khó khăn cũng sẽ may mắn có quý nhân phù trợ, nhẹ nhàng vượt qua. Tuy nhiên, phúc khí và may mắn không phải bẩm sinh đã có, mà nó có liên quan rất nhiều đến đặc điểm tính cách và hành vi cá nhân của mỗi người.
Người xưa có câu “ba phần số mệnh, bảy phần nỗ lực”. Bảy phần nỗ lực trong đó chính là thói quen, tính cách và phẩm chất được hình thành và nuôi dưỡng trong quá trình sống. Đó cũng là những nhân tố quan trọng góp phần quyết định vận mệnh của cả cuộc đời.
Đúng là trong xã hội ngày nay, mỗi khi gặp thất bại hay cuộc sống không được như ý, chúng ta đều cảm thấy mọi thứ thật bất công. Lòng thắc mắc tại sao người khác có sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc, còn bạn thì chẳng nhận được gì? Đôi khi tự hỏi, “phúc lành” của người khác đến từ đâu?
Theo Phật giáo, hạnh phúc của con người không phải do cướp đoạt, than thở hay cứ cầu là có, mà là do “gieo nhân lành, gặt quả lành”.
Nói cách khác, “phúc” của một người thực ra hoàn toàn do chính người đó quyết định. Phật giáo chỉ ra 4 đức tính của người có phúc dày. Thử xem bạn có mang đức tính nào không?
1. Có lòng hiếu thảo và biết giúp người
Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, nghĩa là trong trăm điều thiện thì hiếu thuận đứng đầu. Công cha trời biển, nghĩa mẹ bao la là điều mà mỗi phận làm con không thể báo đáp được.
Cha mẹ chính là phúc lớn nhất trên đời của mỗi người, và làm tròn hiếu đạo là công đức lớn nhất trên đời. Đức Phật dạy rằng đời người là vô thường, ai cũng có một ngày già đi, khi già yếu bệnh tật mà có con cháu bên cạnh chăm sóc và nâng đỡ thì đó là một điều may mắn.
Thời gian trôi qua vô tình, tuổi xuân của cha mẹ cũng đi qua cùng với tuổi thơ của con. Con ngày càng trưởng thành thì cha mẹ ngày càng già đi. Hiếu thuận không chỉ là hồi báo công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục mà còn là vâng theo tâm nguyện của cha mẹ, để đấng sinh thành vui lòng.
Trong trời đất, đối với con cái, cha mẹ là quan trọng nhất, hiếu kính với cha mẹ là việc tích đức đơn giản nhưng tốt đẹp còn hơn cả cầu Thần bái Phật. Ông Trời luôn bảo hộ, ban phúc cho những người sống hiếu thảo hết lòng với cha mẹ. Thế nên đây là những điều mà phận làm con nhất định phải làm cho cha mẹ.
Người tử tế sẽ không bao giờ đối xử tệ bạc với cha mẹ mình. Họ có thể đối xử tệ bạc với bản thân, nhưng vì họ lương thiện nên sẽ luôn biết làm sao để tích âm đức và tạo phúc cho con cháu.
Người sống hiếu thảo có thể làm gương cho con cái, họ có thể cho con cái cảm nhận được sự hòa thuận, đầm ấm của gia đình, để rồi khi tới lượt bản thân già yếu, họ cũng nhận được sự hiếu kính từ con cái mình. Hiếu thuận là nề nếp gia phong tốt, được truyền từ đời này sang đời khác.
Không chỉ có lòng hiếu thảo, lòng nhân hậu và biết giúp đỡ người khác cũng là đức tính của người phúc dày.
Ở đời, người thích làm điều thiện mà không mưu cầu hồi báo sẽ nhận được càng nhiều phước báu. Ông cha ta có câu "ở hiền gặp lành" cũng là vì thế. Một người có tấm lòng nhân hậu sẽ tích được công đức lớn và họ đương nhiên sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trên thực tế, giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ chính mình. Khi bạn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không yêu cầu được đền đáp thì cũng sẽ có người giúp đỡ bạn như thế. Quý nhân hay may mắn mà bạn gặp được sau này hoàn toàn có thể là do bạn tạo ra từ những việc tốt mà bạn đã làm trước đó.
Khi đã nhận được giúp đỡ, đừng quên thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp mình, dù là bằng hành động thực tế hay đơn giản là một câu “cảm ơn”.
Cuộc sống này muôn màu muôn dạng, sẽ có những việc bất ngờ xảy ra mà chúng ta không thể lúc nào cũng có ngay cho mình một hướng giải quyết. Nếu bạn được người khác giúp đỡ cho bất cứ vấn đề gì, hãy luôn có một trái tim biết ơn đối với những người đã giúp đỡ bạn. Đừng bao giờ cho rằng người khác giúp bạn là điều hiển nhiên bởi trong cuộc sống này, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng ngoại trừ cha mẹ hay người thân.
Chỉ khi bạn trân trọng những điều người khác làm cho mình thì người khác mới sẵn sàng tin tưởng và giúp đỡ bạn vô điều kiện. Mối quan hệ giữa người với người là sự tương tác 2 chiều, “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Ở đó lòng biết ơn chính là cơ sở để đảm bảo mọi điều cho đi đều có thể được nhận lại xứng đáng. Xem thêm: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ mà phận làm con nào cũng nên đọc
2. Sống rộng lượng, bao dung
Bồ Tát Di Lặc trong Phật giáo được coi là hiện thân của lòng bao dung và độ lượng. Người xưa có câu “bụng to có thể dung thứ những việc đời khó dung, nụ cười luôn rộng mở để cười nhạo những kẻ lố bịch trên đời”.
Cuộc sống không đảm bảo sẽ luôn thuận buồm xuôi gió, những vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Nếu bạn cứ luôn lo lắng về mọi việc, đặc biệt là để bụng những điều chướng tai gai mắt trong cuộc sống xung quanh, bạn sẽ không thể sống cho riêng mình, càng không thể tận hưởng phước lành dù có nhiều đến đâu.
Trong các mối quan hệ xã hội, chúng ta không thể nào tránh được những bất đồng hay xích mích xảy ra. Lúc cảm xúc không thể kiểm soát, không phải ai cũng có đủ bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Có người sẽ luôn tranh cãi với đối phương để giành phần thắng. Ngược lại cũng có người chọn cách bao dung, nhượng bộ để “chuyện lớn hóa nhỏ”.
Trở thành người khoan dung với một trái tim rộng lớn sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi hơn, tình cảm trở nên sâu sắc hơn. Sống bao dung độ lượng với người khác không chỉ giúp làm đẹp bản thân mà còn giúp chúng ta luôn có nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Chỉ khi trở nên cao quý, bạn mới dễ dàng được hưởng phúc lành. Ở đây cao quý không phải là bạn có bao nhiêu tiền bạc và địa vị cao đến đâu, điều quan trọng là tính cách và phẩm chất cao quý mà bạn đang sở hữu ra sao.
Người sống có lòng khoan dung thì lúc nào cũng tự do tự đại, đi đâu, làm gì cũng đều có thể hài hòa viên mãn. Khoan dung chính là biểu hiện của tâm đại thiện, tâm từ bi, có sức mạnh cảm hóa đất trời.
Nhân chi sơ tính bản thiện, con người sinh ra vốn có bản tính lương thiện. Người khéo nuôi dưỡng bản tính thiện thì sẽ biết nhẫn nhịn. Người khéo nhẫn nhịn tức là khoan dung. Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình.
Đó là lý do giáo lý nhà Phật nhận định rằng sống bao dung và độ lượng là một trong những đức tính của người có phúc dày.
Người biết bao dung dung, sẽ luôn mang tấm lòng rộng lượng với mọi vật, mọi sự, mọi người, lòng như biển cả nhận nước từ trăm sông, lòng như đất trời xuân tốt tươi cho vạn vật, thì đó chính là từ bi.
Bao dung là một đức tính vô cùng đẹp mà những người có trái tim từ bi có được. Người có lòng bao dung thì khi sự tình trở nên căng thẳng, bế tắc thì họ sẽ biết quay đầu chuyển hướng, cũng khiến cho mối quan hệ căng thẳng trở nên gần gũi hơn.
Con người sống trên đời đều chỉ biết tìm kiếm hạnh phúc ở nơi xa vời mà không hề hiểu hạnh phúc do chính mình tạo ra. Mỗi ngày bạn hãy tự dặn lòng mình rằng hãy bao dung hơn hôm qua, sống đơn giản và thanh khiết hơn hôm qua. Chắc chắn nhờ đó cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc muôn phần.
3. Giữ tâm trong sạch, không ghen tị
Nhiều người thắc mắc, "phúc" là gì? Phật dạy, điều đầu tiên để tạo nên phúc là phải có tâm hồn trong sạch, biết chấp nhận và cảm nhận hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống. Chính những người như vậy mới thực sự có phúc.
Cuộc đời này là của bạn, sướng – khổ ra sao là do bạn tự quyết định. Do đó bạn không thể ghen tị với “phúc lành” của người khác, bởi sự ghen tị cuối cùng sẽ chỉ “thiêu đốt” chính bạn.
Vì vậy, đạo Phật nếu chuyển hóa con người ra thế gian, khi nhìn thấy sức mạnh, tài năng của người khác thì phải biết “tán dương”. Chỉ có công đức này chúng ta mới có thể bù đắp được những khuyết điểm của mình, đây chính là mấu chốt để có được “phúc đức”.
Không ai sinh ra đã hoàn hảo, nhưng nếu bạn cứ để sự ghen tị mãi trong lòng có thể khiến bản thân bạn luôn mệt mỏi, bất bình, không một phút nào an yên. Ghen tỵ với người khác không bao giờ có thể giúp bạn tốt lên mà chỉ làm tổn hại tới chính bạn mà thôi. Lòng ghen tỵ khiến bạn ngày càng sân si.
Một khi bộc phát, lòng ghen tị sẽ biến thành khẩu nghiệp, nói điều sai quấy về người khác. Nặng hơn là biến thành oán khí, sân hận, hành động gây tổn hại tới người khác.
Con người chúng ta hay mắc phải sai lầm này và có thể cảm thấy khó chịu với người khác trên nhiều phương diện khác nhau như tài năng, sắc đẹp, danh vọng, địa vị, tiền bạc, tình cảm thậm chí là ganh tỵ nhau cả về con cái...
Lời Phật dạy: "Đáng thương nhất của đời người là tự ti. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị". Phật dạy không sai. Đáng thương nhất là những kẻ tự ti, những người không đủ niềm tin và cuộc sống và chính mình.
Những kẻ cứ hay ngờ vực khi được đối xử tốt, ghen tị khi thấy người khác sống tốt hơn mình, bản thân họ cảm thấy mình không xứng đáng được đối xử tốt hay chính vì không dám sống thật lòng với ai nên họ không dám sống trong cảm giác an toàn.
Người ta có thể tìm được hạnh phúc từ những điều giản dị xung quanh mình hoặc tự hài lòng với những gì mình có. Tại sao không cố gắng hết mình thay vì ghen tị với cái thành công mà người khác đổ biết bao mồ hôi và công sức.
Đức Phật cũng khẳng định rằng muốn tìm được hạnh phúc, muốn tìm được sự an lạc là ngay trong cuộc sống giữa đời thường này thì phải cần đến năng lực của sự tùy hỷ. Bởi cuộc đời là “vô thường”, chúng ta phải cùng yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn không hết, huống hồ là đố kỵ nhau để tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.
Phật dạy: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ. Người có tâm ganh ghét, tật đố kỵ sẽ khổ sở dai dẳng trong lòng”.
Do đó, “người tháo chuông” không ai khác chính là “người buộc chuông”. Trong trường hợp này, chỉ có bạn mới giúp được bạn, mới khiến bản thân hạnh phúc hơn, an yên hơn, thanh tịnh hơn và thấy đời đẹp hơn.
4. Sống biết đủ, không xa hoa lãng phí
Cuối cùng, sống biết đủ và không xa hoa lãng phí cũng là một đức tính cần có của những người phúc dày.
Phước lành của con người đều đã được định đoạt. Nếu một người không biết tích đức, không biết tu phước mà lại phung phí thì phước như nước trong bát, sớm muộn gì cũng cạn kiệt. Ngược lại, nếu ai biết trân quý phước lành thì sẽ được phước.
Trong cuộc đời vô thường này, hạnh phúc đôi khi có giá trị ít hay nhiều là do bản thân tự cảm nhận. Bạn phải hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà mình lại được sinh ra là con của bố mẹ mình, mình lại mang tên này, lại được sống ở đây, được yêu thương và cho đi yêu thương... Tất cả, đều là duyên phận, đều có căn cơ.
Nhưng có một thực tế là, con người vốn dĩ không bao giờ biết tự hài lòng với những gì mình có, luôn có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, chẳng thể cảm nhận được hết hạnh phúc mình đang hưởng thụ, dễ dàng để những điều đáng quý, đáng trân trọng bị vùi lấp dưới lớp màn mang tên ganh tỵ. Chỉ vì không buông bỏ được lòng tham cố hữu ấy nên tai họa ập đến là điều khó tránh, khổ đau là lẽ đương nhiên.
Đức Phật chỉ dạy rằng: Biết đủ là đủ, người biết đủ là người giàu có nhất. Người biết đủ luôn cảm thấy an yên và hạnh phúc. Họ luôn mỉm cười đối mặt với mọi khó khăn của cuộc sống. Họ sẽ tìm ra hướng đi phù hợp và hoàn hảo nhất.
Người biết đủ sẽ phân biệt được rõ điều gì nên làm thì làm, điều gì không nên làm. Trong suy nghĩ của người biết đủ không có chỗ cho sự tranh giành và đòi hỏi quá mức. Họ luôn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống hiện tại. Nếu biết hài lòng với những gì mình đang có, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc.
Giữ tâm thanh tịnh, định tĩnh và giản đơn, cuộc sống này của chúng ta sẽ dần dần chuyển hóa từ tranh đấu thành sẻ chia, sân giận thành tha thứ, nỗi khổ niềm đau sẽ tan loãng, hạnh phúc sẽ đơm hoa ngay hiện tại, an bình sẽ kết trái ở mai sau.
Hài lòng với những gì mình đang có, không chỉ giúp bạn giảm bớt ganh tỵ, đố kỵ mà còn mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về cuộc đời, về kiếp người, để từ đó sống tốt hơn, cái tâm trong sáng hơn, nuôi dưỡng nhiều hơn những hạt giống tích cực, để mỗi giây phút trong cuộc đời luôn tuyệt vời và đầy ý nghĩa.
Phúc lành do chính mình tạo ra, vận mệnh do chính mình tìm kiếm. Không cần ghen tị với phúc lành của người khác, cũng không cần thăm dò phúc lành của người khác đến từ đâu. Hãy nhớ rằng: phước do chính mình kiếm được, nỗi đau do mình tạo ra, mọi thứ đều do mình tự tạo và tự nhận.