Hoa Lan phong thủy: Loài hoa vương giả mang may mắn đến cho mọi nhà

Thứ 7, 9/11/2024 - 23:09

Mục lục
 
Mục lục

Hoa Lan phong thủy được mọi người yêu quý không chỉ bởi vẻ bề ngoài hút mắt, hương thơm đằm thắm mà còn mang đến nhiều tác dụng phong thủy hữu ích.

hoa lan phong thuy 4
 

Lan là tên gọi chung của các loài thực vật thuộc họ Lan, trên thực tế phân ra thành hoa, cỏ, gỗ (gồm Hoa Lan, Lan Thảo, Mộc Lan). Đây là họ Lan lớn nhất với hơn 25,000 loài và 100,000 chủng loại. Với vẻ bề ngoài bắt mắt, hương thơm quyến rũ, hoa Lan được gọi là “vương giả hương” (hương thơm vương giả), “hương tổ” (tổ tiên của hương thơm).

1. Ý nghĩa của Hoa Lan phong thủy

1.1. Về mặt tài lộc

Dưới góc độ phong thủy, hoa Lan được coi là trung tâm thu hút những nguồn năng lực tích cực, biểu tượng cho sắc đẹp sự hoàn hảo và sinh sôi về vật chất của cải. Do đó, bài trí vật phẩm phong thủy này tại nhà hay tại văn phòng làm việc giúp con đường tài lộc khởi sắc, đạt thành công rực rỡ, của cải theo đó cũng ào ào đổ về túi. Đọc ngay: Muốn tiền đẻ ra tiền, hãy mua ngay một chiếc Hũ tài lộc phong thủy cho gia đình

1.2. Về mặt tình cảm

Mang trong mình sức sống mãnh liệt, với vẻ đẹp sang trọng, hoa Lan được so sánh như người con gái với nét đẹp tran đầy, ý chí kiến cường. Lan thường sống dựa vào thân cây nhưng luôn tự chủ dinh dưỡng, cũng giống như người con gái yếu lòng nương nhờ vào sự yêu thương của chàng trai.

Đôi lứa khi yêu nhau, tặng nhau bó hoa lan chính là thẻ hiện sự kết nối tinh thần, vật chất, là chất kết dính cho tình yêu đôi lứa thềm bền chặt, hạnh phúc.

Hoa lan còn tượng trưng cho sự gắn kết trong gia đình, tình cảm vợ chồng hạnh phúc, gia đình hòa thuận đông con nhiều cháu.

hoa lan phong thuy
 

1.3. Những ý nghĩa phong thủy khác của hoa Lan

Tượng trưng cho phẩm chất cao thượng của người quân tử Vẻ cứng cáp, rắn rỏi của hoa Lan tượng trưng cho khí chất mạnh mẽ, dũng cảm của người bậc chính nhân quân tử, dù trong khó khăn, loạn lạc cũng không bao giờ lùi bước. Nam giới bày trí Lan phong thủy trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ giúp tăng cường bản lĩnh tự tin, vững vàng vượt qua thử thách để tạo dựng sự thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Biểu tượng của sự may mắn trong về đường con cái Theo nhiều ghi chép lịch sử, ái thiếp Yên Cơ của Trịnh Văn Công từng mơ thấy có vị tiên đem cho hoa lan, sau này sinh ra Mục Công – lấy tên là Lan, đây chính là nguồn gốc của “lan mộng”. Người đời sau đã phát triển thành “lan triệu”, chỉ điềm báo may mắn sắp mang thai và sinh con trai.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta quan niệm rằng, lúc chưa sinh nếu cha mẹ của đứa trẻ ăn rễ lớn của cây lan, người vợ sẽ sinh con trai. Nếu người mẹ ăn củ lan nhỏ có thể sẽ cho ra đời bé gái. Vì vậy, vẻ đẹp của hoa lan được coi là biểu tượng cổ điển tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở trong phong thuỷ. 
Mang lại sự cân bằng trong tâm hồn

y nghia hoa lan phong thuy
 

Hoa lan mang lại năng lượng giúp cân bằng những sự đổ vỡ. Nó cũng là biểu tượng trong việc giúp tìm kiếm sự hoàn hảo trong bất kỳ lĩnh vực nào cho cuộc sống của con người.

Tránh tà, ngăn cản sát khí

Không chỉ sở hữu hương thơm thanh khiết, hoa Lan còn có thể đuổi được côn trùng, tránh điều không may mắn. Vì vậy, dân gian hay có tục cầm hoa lan tránh tà, hoặc pha lẫn hoa lan với phấn thơm, bôi lên quần áo, sách vở để đuổi côn trùng. 

2. Bài trí Hoa Lan phong thủy để mang lại hiệu quả tốt nhất

2.1. Bài trí Lan phong thủy theo hướng

Để phát huy lợi thế trong ngũ hành, việc bài trí hoa Lan theo hướng cũng cần phải chọn loại hoa lan có màu sắc phù hợp:

  • Ở hướng Nam: Nên đặt, trồng hoa lan có màu sắc nóng, như đỏ, cam.
  • Ở hướng Bắc: Nên đặt, trồng hoa lan có màu sắc lạnh như xanh, tím.
  • Ở hướng Tây: Nên chọn hoa bạch lan.
  • Ở hướng Đông: Nên chọn hoa xanh, vàng hoặc trắng.
bai tri hoa lan phong thuy
 

2.2. Không gian bài trí Lan phong thủy

Với vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn lại có tác dụng phong thủy tuyệt vời, hoa Lan chính là mảnh ghép quan trọng để trang trí, tô điểm thêm cho vẻ sang trọng ở nhiều nơi như trong nhà, văn phòng, vườn tược… Đối với không gian nhỏ như: quầy tiếp tân, kệ ti vi.. bài trí một giò hoa Lan mang đến sự tươi trẻ, mới lạ, đây sức sống, sáng tạo cho không khí học tập làm việc để giải tỏa thư giãn rất hiệu quả.  Với không gian lớn hơn: Hoa lan được trồng chậu sứ to, hoặc dàn chậu trụm lại nhau tạo sự sang trọng, quý phái, tao nhã mà cuốn hút. Bên cạnh đó, hoa Lan còn được trồng tại không gian ngoài trời để trang trí như bồn hoa, sân vườn, dưới bóng cây cổ thụ, nơi rộng rãi nhưng ít ánh sáng tự nhiên, tác dụng làm hài hoa không giản, cảnh đẹp và thanh lọc không khí. Nên đặt hoa lan ở những nơi giàu năng lượng, tránh nơi ẩm thấp gần nhà vệ sinh. Hạn chế đặt lan gần các loại hoa có gai và trong phòng ăn.

2.3. Bài trí hoa lan theo nhu cầu và mục đích sử dụng

Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, và ý nghĩa tượng trưng trong phong thủy mà những người yêu hoa có thể chọn loại lan phù hợp. + Nhu cầu tài lộc: Chọn hoa có màu phù hợp với hành Kim, treo ở cửa để thu hút may mắn,tiền tài.

+ Nhu cầu tình cảm: Chọn hoa Lan Hồ Điệp giúp cân bằng năng lượng âm dương, với các màu trắng, hồng giúp kết nối, hàn gắn đổ vỡ các yếu tố xung khắc trong gia đình.  Chọn hoa Phong Lan với nhiều hoa, sức sống tốt, tương trưng cho sự sinh sôi nảy nở bền vững, mang lại may mắn cho đường con cái, đặc biệt cho các đôi vợ chồng hiếm muộn. Lưu ý: Do hương thơm của hoa lan gây hứng phấn cao và dễ làm mất ngủ, vì thế tránh bày lan trong phòng ngủ.

2.4. Treo tranh hoa Lan

tranh hoa lan phong thuy
 

Bên cạnh việc bà trí những cây hoa Lan có thật trong thực tế, treo tranh hoa lan trong nhà cũng mang lại hiệu quả may mắn cát tường giống với bày chậu hoa lan tươi, những loại tranh như: lan hoa đổ, ngũ thụy đổ, quân tử chi giao…

3. Chọn màu Hoa Lan hợp mệnh để may mắn toàn diện

3.1. Ý nghĩa hoa Lan theo màu sắc

  • Hoa lan trắng: lan màu trắng đại diện cho sự tôn kính và khiêm nhường, thuần khiết và trong trắng, thể hiện sự sang trọng và sắc đẹp trường tồn.
  • Hoa lan đỏ: Biểu trưng cho quyền lực, sự lôi cuốn, hấp dẫn, tâm điểm của sự chú ý.
  • Hoa lan tím: hoa lan tím thể hiện cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng, và đầy quý phái.
  • Hoa lan vàng: Hoa lan vàng là một biểu tượng của tình bạn, một niềm vui và cả khởi đầu mới tốt lành.
  • Hoa lan xanh: Tượng trưng cho sự dịu dàng, thanh khiết, đằm thắm.
  • Hoa lan hồng: Biểu trưng cho sự lãng mạn, hạnh phúc lứa đôi.
  • Hoa lan màu cam – Phong lan cam biểu tượng cho sự nhiệt tình, táo bạo và niềm kiêu hãnh.
  • Hoa lan màu xanh lá – Phong lan xanh lá được ví von là mang đến may mắn và phước lành. Chúng đại diện cho sức khỏe tốt, tự nhiên và tuổi thọ.

3.2. Màu hoa Lan hợp mệnh

Việc lựa chọn một giò hoa lan để trang trí hay trưng bày cũng mang lại nhưng may mắn cho gia chủ nếu biết cách lựa chọn màu sắc phù hợp với mệnh của chính người sử dụng. Trong ngũ hành tương sinh tương khắc, 5 mệnh Kim, Thủy, Hỏa, Mộc, Thổ luôn đồng hành cùng nhau tạo nên thế giới, vạn vật. Mỗi mệnh sẽ hợp với một màu sắc khác nhau.  Do đó, khi bài trí hoa lan phong thủy, bản mệnh cũng nên chọn màu hoa phù hợp quy luật âm dương ngũ hành để may mắn được trọn vẹn hơn. Cụ thể là:

  • Người mệnh Kim: Nên chọn hoa lan màu vàng hoặc những màu sáng như trắng, hạn chế màu đỏ, hồng, tím.
  • Người mệnh Mộc: Nên chọn hoa lan có màu xanh, tránh sử dụng những gam màu như trắng, đỏ.
  • Người mệnh Hỏa: Nên chọn hoa lan có màu rực rỡ như tím, cam, vàng,… sẽ giúp công việc suôn sẻ, may mắn hơn.
  • Người mệnh Thổ: Nên chọn hai màu tương đồng đó là hoa lan vàng và cam.
  • Người mệnh Thủy: Nên chọn những loại lan có màu xanh nhẹ, trắng, vàng là những màu tương sinh với bản mệnh.