Nhà Thánh có hành, có phạt không?

Chủ nhật, 2/6/2024 - 15:56

Mục lục
    Thu gọn
 
Mục lục
    Thu gọn

Thưa thầy, gần đây con có nghe trên các diễn đàn Đạo Mẫu có luồng tư tưởng được 1 số nhà sư rao giảng rằng: nhà Thánh phạt căn, hành căn theo ý nghĩa phạt vạ, hành hạ… hoặc cơ để bắt ép người ta ra đồng hoặc hành hạ để cho họ khổ sở ..... Thánh Thần Việt trong miệng của họ giảng rất giống tà ma. Họ nhấn mạnh về sự cơ hành và bắt đồng, làm xấu và sai lệch hình ảnh về Đạo Thánh thậm chí đả phá cả việc thờ cúng gia tiên. Chúng con mong được thầy chỉ dạy cho anh chị em bản hội cùng bách gia được thông tỏ.

Trả lời:

Thực tế bây giờ tu đạo và ngày xưa tu đạo có khác nhau đôi chút về hình thức nhưng bản chất thì phải hiểu rõ. Đã tu đạo Thánh phải biết Thánh có phạt, có hành …nhưng là phạt ai, phạt việc gì và như thế nào thì phải hiểu cho đúng, cho thấu đáo.

Thầy không giảng riêng về con đồng mà thầy sẽ giảng chung luôn tại sao nhà Thánh lại phat.

Nhà thánh có hành có phạt không?

Bởi rằng con đồng phần nhiều là gia tiên phạt vạ để dậy bảo con cháu hoặc oan gia xin lệnh quỷ thần đeo bám phạt vạ. Còn nhà Thánh có phạt nhưng thường hay phạt những chuyện làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân tộc và quốc gia.hay của truyền thống Đạo nhà, của Việt tộc.

Các con ở đây có nhiều người đều tu theo Phật và cả đạo Thánh, đều quy theo nhà Phật và tụng kinh Phật, lấy chủ yếu là tinh thần Phật môn và sự từ bi hỷ xả của nhà Phật làm định hướng hàng đầu khi tu Phật.

Xem thêm: Lộc âm là gì và từ đâu mà có

Thôi thầy giảng rộng ra và đơn giản chút nhé:

Các con có thấy: Những người theo đạo Hồi họ không công nhận vị Chúa, Phật… mà chỉ coi các vị ấy là triết gia hay nhà tiên tri, dù các vị Phật hay chúa....đó có nói đúng hay nói sai và nói gì đi chăng nữa thì vẫn không thể là đấng thiêng liêng chỉ là một con người không hơn không kém … Những người theo đạo Hồi  họ chỉ tin nhà tiên tri Mohamed mới là đấng thiêng liêng.

Hay người theo đạo Thiên Chúa họ cũng chả tin ông Phật… họ tin Chúa của họ, Chúa nói có trời là có trời, có đất là có đất…, chết họ về với đức Chúa.

Người theo đạo Phật cũng thế, Phật giảng về tam nghiệp nhân quả của con người trong luân hồi , nhấn mạnh về nghiệp báo nhân quả… thì người tín theo Phật họ tin, còn người theo đạo khác người ta đâu có tin (nhớ là tam nghiệp của con người trong luân hồi nhé chứ Phật chưa từng giảng tam nghiệp của súc sinh nhé).

Thầy nói vui chút đến giờ thầy tu phật nhiều năm, cũng chưa biết súc sinh ăn thịt sẽ đầu thai biến thành con gì đâu. Thầy vẫn băn khoăn khi lập luận chỗ này hỏi đến cả 1000 ông sư không ai trả lời được: người ăn hổ khi chết bị nghiệp phải đầu thai thành hổ ?.... Phật lại không giảng nghiệp của súc sinh kiếp sau vậy thầy cũng không biết liệu hổ ăn người khi chết có đầu thai thành người không???!!!).

Tương tự những người theo Ấn độ giáo, Thần đạo Nhật Bản, Đạo Lão… hay bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào khác… họ chỉ đặt niềm tin vào đạo của họ hoặc đấng tối cao của họ.

Và người theo Đạo Mẫu cũng vậy. Sự khác biệt chính là ở niềm tin.

Niềm tin sinh ra tôn giáo tín ngưỡng và tạo ra sự khác biệt tôn giáo tín ngưỡng với nhau, thế giới nhân sinh quan về tâm linh khác nhau.

Anh tin theo Phật, anh tin rằng kiếp này làm xấu tạo nghiệp kiếp sau phải chịu nghiệp, nhưng nhiều tôn giáo tín ngưỡng không tin vào kiếp sau mà chỉ tin vào kiếp này. Vì khi chết họ về với Thánh của họ, ví như cơ đốc hay hồi giáo chẳng hạn… họ tin họ sẽ về với Thánh Ala, Chúa Trời…chứ họ không đi đầu thai ở đâu cả.

Cũng vậy trong đời sống của loài người: Người theo tôn giáo khi họ đã tín thì họ sẽ bất chấp mọi cái. Ví dụ đơn giản thôi như đạo Hồi họ không ăn thịt lợn bởi đó là con vật dơ bẩn, Hin Đu không ăn thịt bò .... Nếu con tôn trọng họ thì bình thường, còn không tôn trọng họ thì con nói họ ngu hay sao thì tùy .....

Cũng vậy quan niệm của người Việt, người Nhật, người Tầu... Á đông nói chung là quan niệm vạn vật hữu thần, vạn vật hữu linh. Cỏ cây hay mọi vật ... đều có linh hồn và những linh hồn đó đều có thể thông linh. Nhưng các tôn giáo phương Tây hay Ấn độ hay ngoại lai như đạo Phật kế thừa tinh hoa của phương tây của Ấn Giáo....thì khác đó.

Họ quan niệm cây cỏ không có linh hồn .... mọi vật không có linh hồn, chỉ có loài người và động vật là có linh hồn.

Ta hay Á Đông nói chung thì vạn vật hữu linh, hữu thần.

Hoặc kể cả niềm tin sau khi chết cũng vậy. Có đạo Cơ Đốc tin về với Chúa nước của Chúa, có đạo Hồi về với thượng đế Thánh ALa.... có đạo Hin Đu Bà La Môn tin luân hồi theo thượng đế đã an bài. Rồi đạo Phật học lại của Bà La Môn và Phật giảng khác đi chút cũng vậy: Tin luân hồi theo tam nghiệp (nghiệp quả ) và người tu đạo Phật như sư tăng đặt mục tiêu thoát khỏi nghiệp quả luân hồi xoay vần.

Người Việt Nam có niềm tin “sống để da chết để xương”, “sống vì mồ mả không sống cả bát cơm”... Rồi sau khi chết về tại mồ mả, tại ban thờ gia tiên tiền tổ, con cháu thờ cúng 4 đời. Rồi cũng có người đầu thai sang kiếp khác sau khi được con cháu thờ phụng trong 4 đời còn gọi là tứ đại mai thần chủ (cũng là một kiểu luân hồi )… Hay người tu đồng thì cầu “sạch sành sanh còn manh áo đỏ” về với Chư Thánh…

Nhưng người Việt cũng có niềm tin sâu sắc về việc nếu sống không tốt sau khi chết đầu thai thành con nọ con kia hay phải chịu nghiệp này kia ở kiếp sau (chỗ này bởi giao thoa với niềm tin của đạo Phật).

Niềm tin lúc này theo hai hướng:  hoặc già chết về với gia tiên, tiền tổ, về với Mẫu để tu tập và khi được con cháu thờ cúng đủ 4 đời thì đi đầu thai kiếp khác. Chỉ một số người sống có công với cộng đồng, với dân tộc, với dòng họ (gọi là sống anh hùng thác anh linh đó)... thì còn được con cháu hay cả dân tộc thờ phụng không phải đầu thai. Còn đâu đa phần là đầu thai giống như quan điểm đầu thai kiếp khác của Nhà Phật. Tuy bề ngoài hai hướng niềm tin này có vẻ mâu thuẫn nhưng lại gắn kết với nhau.

Đương nhiên anh đã tin đạo nào tức là anh nương tựa về mặt tinh thần vào đạo đó, vào các lý tưởng, vào đấng tối cao của đạo đó sẽ dẫn dắt anh.

Anh tin đạo Phật, tin vào nghiệp báo … anh tín Phật là tốt nhưng cũng nên nhớ rằng Phật không độ, Phật chỉ đưa ra đường tu, trí tuệ về tam nghiệp, nhân quả của con người trong luân hồi. Đường của Phật giảng là Bát Chánh đạo, Tứ Diệu Đế chứ ngài không độ. Ngài từng nói “49 năm ta chưa nói gì”. Ngài chỉ để lại con đường trung đạo để ta tu luyện “TỰ TA”, không ai cứu cánh lấy ta ngoài ta cả.

Phật vẫn thuyết dựa trên truyền thống tín ngưỡng  Bà La Môn giáo của Ấn Độ, vẫn lấy luân hồi lấy nghiệp của Ấn Giáo làm cơ sở chỉ thay đổi cách nhìn nhận và lý thuyết đề ra niềm tin của tam nghiệp của con người rằng có kiếp sau, có nghiệp quả… nếu anh gây nghiệp, anh giết người cướp của, ức hiếp người, tham ô…  kiếp này thì a phải chịu nghiệp và kiếp sau a phải trả. Hoặc kiếp trước anh gây nghiệp kiếp này anh phải trả .... và bác bỏ cái gọi là đấng tối cao mà thôi .

Nhưng trên thực tế có ai đang sống mà nhìn thấy kiếp trước, kiếp sau của mình và chính xác những nghiệp mình phải trả kiếp sau … như Phật không? Không có, chỉ Phật nhìn thấy và không có bất kỳ một ai nhìn thấy.

Ta có thể tin là Phật nhìn thấy nhân quả nghiệp báo của con người nhưng chính bản thân ta thì không nhìn thấy.

Ta tự tại kiếp này có thể ta thấy được kiếp này hiện sống nhưng ta không thấy rõ kiếp sau ta sẽ như thế nào, thành ai đầu thai thành con gì hay sống ra sao… dù đối với thầy hay với các con chuyên tu Phật thì lời Phật thuyết về nhân quả tam nghiệp là chân lý nhưng vì thầy với con không nhìn thấy thì cũng chỉ là chân lý đi mượn và được nghe người khác nói lại.

Cũng vậy, những người không tín Phật như theo đạo Chúa chẳng hạn: họ không tin luân hồi, họ chỉ tin và sống theo đức hạnh của Chúa và về với Chúa thôi.

Bên Thiên Chúa họ rất lành và tính sùng đạo của họ rất nhân văn. Dù họ không tin vào nhân quả nhưng họ tin vào Chúa, đức hạnh và sự cứu rỗi của Chúa. Sư tăng Việt cũng ối kẻ nói họ là tà đạo... một số sư tăng thì còn có tư tưởng cực đoan quy chụp tất cả niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo trên thế gian này đều là tà đạo, chỉ có đạo Phật mới là chân lý và đả phá không từ một đạo nào chứ chả riêng cái Đạo Mẫu của người Việt.

Nhưng chúng cũng không hiểu chân lý của Phật Thánh nói về cái ta không nhìn thấy cũng chỉ là chân lý đi mượn.

Cũng vậy thầy nói thế này để con dễ hiểu dù là chân lý thôi: Thế gian đều khổ nhưng khổ trên sách khác với khổ thật nhiều lắm.

Một ông sư không có con, không gia đình nói chuyện ốm đau của con người khác không bao giờ chuẩn được:

Các con đã làm bố hay mẹ từng trải qua sự lo lắng khi con mình ốm đau hay nhập viện cảm giác lo lắng đó sốt ruột như ngồi trên đống lửa đó. Ông sư không phải bố mẹ chúng sẽ không bao giờ cảm nhận được, dù ông ý có đọc hết các kinh cũng không cảm nhận được cái sự ngồi trên đống lửa đó.

Tóm lại ông sư đó nói lời không chân thật bởi ông ta không có con và sẽ không bao giờ nếm trải cái lo lắng khi con mình ốm đau bệnh tật.

Cũng vậy thôi, ông ta không vợ không biết được sinh hoạt vợ chồng yêu thương giao cảm thế nào, ái tình hạnh phúc ra sao…

Ông sư có ôm vợ hay ôm chồng yêu thương ... thậm chí dung tục chút là ông ý có hôn nhau với người mình yêu đâu mà có được cảm xúc đó...

Và cũng vậy ông ta xuất gia vậy nên gần như không người thân. Ông ta cũng sẽ không bao giờ biết được khi người vợ lâm bồn thì chồng lo lắng ra sao và cũng không biết đứa trẻ chào đời mẹ tròn con vuông thì bố mẹ chúng hạnh phúc thế nào…

Cũng vậy kể cả chia ly sinh tử đau đớn vì cái chết của người thân ông bà bố mẹ.... liệu ông ta có nếm trải chân thật không? Và đặc biệt bây giờ ông ta cũng không phải đi ăn mày như xưa, chỉ nguyên có chùa là ông ta có vô số người cung phụng và có tiền thoải mái ăn tiêu vậy nên ông ta cũng không bao giờ biết cái vất vả khi kiếm ra đồng tiền thế nào và tất cả… còn nhiều thứ....cũng chỉ nhìn qua sách báo.

Các con từng nghe thầy giảng rồi:

Chân lý của ta rất đơn giản vì nó được nghiệm chứng của chính ta.

Đừng áp đặt và đả kích người khác bằng chân lý đi mượn dù đó là chân lý của Phật Thánh.

Con thấy về tinh thần người Việt ta ngàn đời nay cũng có niềm tin riêng của tộc Việt đều thờ gia tiên của mình ở ban thờ, khi xưa các cụ rất chú trọng tới nhà thờ Tổ. Ở thế giới bên kia nhưng vẫn luôn có sự hiện hữu của ông bà, gia tiên… Ta phải sống làm sao đúng tính nhân văn và cộng đồng Việt để lúc nằm xuống được về với các cụ, được các cụ ở thế giới bên kia đón về với các cụ.Và bản thân cũng ngẩng cao đầu được theo chân các cụ mà về nhà thờ Tổ, để cho con cháu nhìn vào nề nếp Tiên Tổ mà noi theo.

Ai mà sống không có đạo đức hay phạm tội đều không được về đoàn tụ với ông bà, các thần linh sẽ chế tài khi phạm tội và mắc nghiệp thậm chí bị giam trong ngục.

Giờ sư tăng họ giảng bác bỏ hết. Sai lệch và xuyên tạc  khiến cho nhiều người cứ mê mờ tin mình gây nghiệp thoải mái để hi sinh đời bố củng cố đời con. Hoặc gây ra chuyện gì lại tặc lưỡi nghĩ vì mày nợ tao kiếp trước nên giờ tao đòi mày???!!!

Thậm chí họ còn giảng u mê đến mức để cho ai tin nghiệp quả theo cách mà họ giảng thì nếu có bị tai vạ, tai nạn hay thua thiệt.. đổ vỡ thất bát... thì đổ ngay cho nghiệp và cho rằng ta đáng phải chịu vậy...

Vậy là có chỗ đổ lỗi, có chỗ chịu tội thay, có chỗ mà xoa dịu sẵn sàng quên đi khi ta bị lừa đảo hay bị áp bức bị đánh đập tai nạn .... mà không tự tư duy học theo tiền nhân tìm cách tháo gỡ, tìm phương pháp khắc phục hay vượt qua và vươn lên bỏ lại chướng ngại.

Đây hơi chút bị áp bức thì cũng nghiệp, bị lừa đảo cũng đổ cho nghiệp ... tai nạn hay tai họa đổ vỡ là đổ cho nghiệp… không còn tinh thần cầu tiến khắc phục tranh đấu và vươn lên trong thực tại.

Thực ra, tin Phật rất chuẩn. Thầy và các con đều tin Phật nhưng phải tư duy theo lối nhà Phật.

Phật nói Phật chưa giảng một cái gì suốt ngần đó năm tại thế là phải hiểu như sau:

Chân lý thì thường đơn giản, mọi cái dẫn chứng đi mượn hay giảng đạo kiểu kiếp trước kiếp sau ... không nhìn thấy... hoặc lý lẽ viện dẫn lòng vòng thì đều không phải là chân lý.

Tin nhân quả rất chuẩn nhưng phải tin có chế tài nhân quả ngay cả hiện kiếp, chế tài đó là hiện tại hiện kiếp đối với người Việt về tâm linh, chế tài là quỷ thần 2 vai. Bây giờ nghe giảng xằng mà xóa bỏ hay không ai quan tâm vì cái lý thuyết kiếp sau mới chịu tội thì hỏng.

Còn Thầy vẫn giảng Phật có tam bất năng chúng con phải hiểu. Vậy mới có câu: “Phật từ bi Thần Thánh một ly cũng chấp”. Câu này nó bù vào cái tam bất năng của đạo Phật.

Cái quan trọng là giờ thiên hạ họ nghe sư tăng giảng xằng vậy họ không tin có quỷ thần và Tổ tiên cùng Thánh nhân Việt ở hai vai, mà mượn cái chân lý abc để đánh đồng thành kiểu tà ma.

Và chế tài hiện kiếp hoặc niềm tin ban phát phù hộ bởi Thánh Thần bởi gia tiên hiện ngay để bù vào cái tam bất năng của đạo Phật cũng bị những kẻ giảng sai, giảng xuyên tạc hay chối bỏ, xóa bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến con cháu chúng ta.

Giảng kiểu: chỉ tin kiếp sau mới bị quả báo, tin vào nhân quả luân hồi của con người của chính mình nhưng bác bỏ thần Thánh gia tiên, quy đồng gia tiên Thần Thánh là tà ma.... thì mệt mỏi lắm.

Tam Bất năng của ông Phật họ không giảng, Phật không ban phúc cho ai chỉ có gia tiên và thần thánh mới ban phúc cho con cháu họ cũng không giảng…

Nói theo kiểu nào cũng đúng thì thành 2 mặt. Mặc dù Phật cũng chả độ cho ai, ban lộc cho ai cũng chả giải nghiệp được cho ai đều tự ta thọ nghiệp của ta....

Nhưng không ai dám phủ nhận chỉ có gia tiên Thần Thánh mới hộ đỡ con cháu: Phât cũng chả chuyển nghiệp hay gánh họa gánh nạn cho ai, chẳng giải nạn cho ai, che chở ai thậm chí nếu nhà nước ta bị tầu đô hộ bị cướp bóc hãm hiếp áp bức tai nạn .... tất cả lại bị cho là nghiệp???!!!

Chỉ có gia tiên mới che chở đấu tranh và truyền thừa ban phát cho chúng ta thôi...

Vậy gia tiên đã Âm phù thì cũng phạt là bình thường.

Lại nói: Về tâm linh giữa đấng linh thiêng hay đấng tối cao và con người, con vẫn tin về đấng linh thiêng hơn phải vậy không? Và ai cũng phải tin quỷ thần chế tài và quỷ thần 2 vai hơn chứ.

Con phải nhớ “đời cha ăn mặn đời con khát nước” hậu quả con cháu cũng phải gánh như bao đời Việt tộc truyền lại chứ không phải và chưa chắc đã phải là ta làm ác kiếp này kiếp sau ta chịu.

Phải nhớ phạt cả họ khi một ông bố làm ác, phạt con phạt cháu là bình thường.

Hậu quả trên đời đang quá nhiều người tin mấy ông sư tăng giảng xằng chả đâu xa: ngày ngày đi lễ chùa và và song hành cúng dàng công đức tỏ ra thiện lành phật tử nhưng làm ác thì thôi rồi , từ tham ô đến móc ngoặc đến cậy quyền chức cướp bóc đè nén rồi làm giả làm điêu... thuốc giả thuốc độc đủ loại.

Con cứ mở facebook mấy người làm ác bị nhà nước bắt bỏ tù ra mà xem chúng chăm giảng Phật và toàn đi chùa nghe sư giảng kiêu xằng bậy cả đấy.

Quá tin vào kiếp sau, tin vào việc mình làm sai kiếp này kiếp sau mình chịu nghiệp thì khi kiếp này a làm sai rồi, anh có bị tha hóa tiếp không, RẤT DỄ. A có thể vừa mắc lỗi tham ô hôm nay, mai anh lại tham ô tiếp, kẻ vừa cướp của giết người hôm nay nhưng một thời gian sau có thể lặp lại… kẻ bán thuốc giả làm thuốc giả thuốc độc hôm nay mai làm tiếp bất chấp tính mạng của con người của nhân dân...Tại sao ư?

Vì anh ta nghĩ kiếp sau anh ta mới phải chịu nghiệp cơ mà. Mà kiếp sau thế nào chưa ai nhìn thấy, anh không nhìn thấy vậy lấy gì để a sợ ???

Lại có người cho rằng kiếp này dù có làm sai thậm chí dùng đủ mọi cách để làm giầu để vươn lên để có quyền, có chức, có tiền dù bằng những hành động gần như hại nước hại dân nhưng họ vẫn không sao bởi kiếp trước họ cho rằng họ đã làm phúc, họ có phúc tích từ trước… kiếp sau chưa chắc đã bị sao…nếu thấy lương tâm cắn dứt chút cứ đi chùa lễ phật đưa tiền cho ông sư nào đó bằng 2 từ công đức hay xây hoặc đúc quả chuông cái chùa nào đó lễ lạt nào đó ...sẽ được xóa bỏ.... Con cứ nhìn mấy tay bán thuốc ung thư giả và kít xét nghiệm giả hay mấy tay tướng lĩnh quan to thậm chí lưu manh ăn cả tiền xác chết vừa bị bắt đó 100 % là tín cái mấy tay sư bố láo đang giảng và 100% là công đức hoặc lễ lạt và xây chùa đúc chuông.

Vậy họ có sợ đâu? Hễ là cứ sai lại sai mãi.

Bởi rằng: Con người thường sợ hãi đấng tối cao hay siêu nhiên chứ không bao giờ sợ hãi chính mình. Chỉ nói mình tạo nghiệp mà kiếp này không bị quả báo đợi kiếp sau thì họ không sợ đâu, hy sinh đời bố vủng cố đời con là bình thường. Có chăng lương tâm cắn dứt thì đi đút lót sư và Phật.

Các tôn giáo khác rất giống Việt tộc là quỷ thần hai vai với triết lý niềm tin về thiện ác. Những người tín Thần Thánh, tin quỷ thần hai vai… họ đều sợ trả giá khi tạo ác bởi sự linh thiêng và tối cao về tâm linh về âm phần chế tài. Họ đâu có mặc nhiên mê mờ chỉ tin quả báo kiếp sau kiếp trước.

Riêng mấy tay sư loạn giảng rằng đạo Mẫu và Thánh nhân Việt tộc là ma tà... bắt vạ phạt vạ.... lại lấy cái lý thuyết vay mượn gây nghiệp kiếp sau mới trả vậy thì không ổn.

Sự chia đôi niềm tin của người Việt nó có từ xưa nhưng nó rất hài hòa bởi Đạo Việt bù vào cái tam bất năng vủa đạo Phật. Giảng như mấy tay sư bây giờ sẽ làm con người không sợ trả giá ngay, không nể sợ Thần Thánh coi thường thần Thánh Việt.

Thậm chí mấy thằng sư còn chưa tu đã thành Phật chúng tỏ ra tu Phật là cao cả, Thần Thánh hay Thánh nhân Việt ......sao so với Phật được .. mượn lý lẽ bẻ cong đi rồi hạ thấp Thánh nhân Việt thành tà ma và chúng có thể chế ngự tà ma .... bảo ban dậy bảo abc.... Rồi gián tiếp ngã mạn cho rằng Thần Thánh Việt còn bé hơn chúng, không ai phải sợ cả. Dù có gây lỗi lầm gì hay giết người cướp của hại nhân hại nước tham ô móc ngoặc.... cứ đến gặp chúng vì chúng đại diện Tam Bảo, chúng sẽ abc… là không ai bị phạt cả ...... Chính bởi thế mà sự giả tạo và tha hóa thời nay đã lên đến đỉnh điểm.

Không nói đến quan chức cậy quyền cậy thế hay kẻ cậy mạnh hiếp yếu gì.

Ngay nông dân bây giờ nghe giảng cũng tha hóa sống chộp giật thuốc sâu... bỏ bừa bãi ... chăn nuôi tăng trọng.... làm hại cộng đồng trái với từ “lương dân” của dân tộc. Ai cũng xưng theo đạo Phật mà quên mình là “lương dân” những người nương tựa gia tiên ông bà bố mẹ Thần Thánh tại đình đền lăng miếu ..... bỏ từ “lương” thì hỏng rồi đó.

Hãy nhìn người theo đạo Thiên Chúa, ta nhìn thấy một cộng đồng rất nhân văn, sống hướng theo những điều tốt đẹp… nhưng họ đâu có tin theo thuyết tam nghiệp của Phật mà họ tin vào Chúa, sống dựa và hướng theo đạo đức của Chúa , họ cố sống làm sao đúng với đức hạnh của nhà chúa để chết họ được về với Chúa. Vậy tức là niềm tin họ đặt ở Chúa và tuân theo chế tài đề được về với Chúa. Nếu khi sống anh không tuân theo chế tài, không đúng với Chúa thì anh không về được với chúa mà các vị quỷ thần sa tăng (các vị quyền năng ngang với chúa nhưng không theo chúa) sẽ xử lý anh, dụ dỗ anh theo con đường ma đạo, tà mị.

Người Á đông nói chung hay ví như Nhật cũng vậy: họ cũng như ta tin vào gia tiên và thần đạo họ rất sợ Thần Thánh phạt vạ và càng sợ không được nhập Thần xã khi chết đi.

Bản chất là người ta tin vào một đấng quyền năng, tin vào chế tài khi làm sai …luôn hơn hẳn chỉ tin vào CHÍNH TA (tự tại).

Ngày nay ta thấy nhiều người với quan điểm rõ ràng và theo hướng tiêu cực cũng bởi quá tin vào mấy tay sư mượn cái gọi là chân lý vay mượn giảng xằng ... nghiệp báo kiếp sau mới đến như: Thấy người giàu cũng phải bon chen cố giàu hơn họ, nó đi cướp của thiên hạ mình cũng cướp được, nó lừa đảo được mình cũng lừa được, nó tham ô được mình cũng tham ô được… nó bán thuốc ung thư giả được thì ta làm kít xét nghiệm giả được.

Thằng nào chết hay ai chết dân chết nước nghèo hèn đó là việc không liên quan. Còn đối với chúng kiếp sau bị sao nghiệp gì chưa biết, kiếp này sống cái đã…

Những người tu Phật chân chính, tu học về nghiệp báo nhân quả và cả các vị rao giảng Phật học cũng phải nắm rất rõ chỗ này để hiểu và giảng cho đúng. Nếu chỉ nói qua qua khiến người nghe theo hiểu phiến diện 1 chiều thì sinh rất nhiều vấn đề.

Cũng bởi vậy mà người ta tu theo Đạo Mẫu và Đạo Phật nên song hành.

Đạo Phật đi đến bất cứ quốc gia nào cũng phải kết hợp với tôn giáo bản địa mới có thể phát triển được, tôn giáo bản địa đó mới là tôn giáo cầm cân nảy mực và bù trì cho sự thiếu sót trong quan điểm “kiếp sau” của đạo Phật.

Tại sao Đạo Phật bị loại ra khỏi Ấn độ? Chính bởi không kết hợp với Thần đạo Ấn độ (Bà La Môn). Có thời kỳ đạo Phật bị coi là tà giáo ở Ấn độ, bởi quan điểm nghiệp kiếp sau khiến người ta bất chất kiếp này.

Khi về Việt Nam, Đạo Phật muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải gắn liền với tôn giáo bản địa chính là tín ngưỡng của Việt tộc mà kế thừa nó là Đạo Mẫu.

Người Việt ta từ xưa quan điểm: “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”, đó là hình thức chế tài của Thần đạo Việt Nam, của gia tiên tiền tổ Việt Nam. Mày ăn không, ăn cướp của dân, ăn không nói có, buôn điêu ban chác, hãm hiếp cướp của, đè nén người khác thì con mày sẽ bị cướp bóc lại, đè nén lại…Hay với những kẻ gây họa và bị quả báo bị phạt ngay thì người ta nói rằng “Đời mày ăn mặn thì mày khát nước ngay”.

Các con nhớ rằng: Những mảnh đất sinh ra các triết lý càng cao xa thì những mảnh đất đó càng mê tín.

VD như ở Ấn độ có đến 7-8 dòng triết lý rất cao xa hướng người ta đến tu hành, từ đó lại rất mê tín.thái quá.

Các con là người tu đạo, nếu chỉ chăm chăm nhìn vào nghiệp, tin vào nghiệp kiếp sau thì đôi khi lại thành phản tác dụng, thành từ vô ý mà cố tình làm sai tại kiếp này hoặc nếu không sẽ sống giả tạo từ trong tâm hay có một số người cực đoan sẽ mượn cái triết lý cõi tạm mà u mê đến ngu muội bỏ mặc mọi thứ trên đời khi đang làm kiếp con người.

Chúng đâu biết: KHUÔN KHỔ PHẢI CÓ.

Con người là tiểu vũ trụ thật nhưng to lớn như mặt trời hay mặt trăng cũng phải quay quanh quỹ đạo của nó.

Người theo đạo Thánh phải hiểu, Nhà Thánh có phạt có hành nhưng là “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là để giáo huấn và chỉnh lại cách sống hiện kiếp của con người.

Ví như người ta ăn trộm, ăn cướp hay tham ô 5 triệu nhưng không ai phát hiện ra, pháp luật không biết mà xử lý thì có thể anh ta biết đó nhưng anh ta nghĩ quá lắm kiếp sau mới chịu nghiệp mà ai biết kiếp sau thế nào, thế là mai lại đi, kia lại đi, cứ trộm cứ cướp cứ tham ô được đã và con số không dừng ở 5 triệu mà sẽ lên 15 triệu, 150 triệu rồi dần dần đến tiền tỷ.

Nhưng nếu là người Việt có tín gia tiên, tiền tổ, tín Thánh Thần Việt thì lại khác: Trước kia ở các ban thờ gia tiên hay có các giá hương, có hoành phi ca ngợi truyền thống và nhắc nhở con cháu coi trọng truyền thống bao đời, đền thờ có bàn loan giá hương… là để soi lại chính bản thân mình xem đã sống đúng với tổ tiên chưa? Tổ tiên anh không ăn cắp mà anh kiếp này ăn cắp thì a phải tự soi lại mình, phải sửa mình … nếu không là có lỗi với gia tiên, gia tiên không khuông phù khi sống, sẽ chịu quả báo nhãn tiền, con cháu cũng bị vạ lây… rồi đến khi chết cũng chẳng được về với ban thờ gia tiên, con cháu chả cúng lễ…

Hay như người Việt ta hay gọi mình là theo bên “Lương”, lương ở đây là lương tâm, chính là con cháu phải biết kính cha mẹ ông bà gia tiên tiền tổ, làm gì cũng phải soi xét lương tâm xem mình có xứng với gia tiên…hay chưa, làm việc này có sai trái không, có hủy hoại thanh danh dòng họ không…

Gia tiên soi xét phạt con cháu làm sai, sống sai. Rồi gia tiên Việt lại cũng nương nhờ cửa Đình Thần để răn đe, để phạt con cháu, để nắn chỉnh nó sống cho đúng. Và có những trường hợp nhà Thánh phạt kẻ sống sai, phạt cả gia tiên của kẻ đó vì không biết cách dạy dỗ răn đe con cháu. Từ đó gia tiên biết mà uốn nắn chấn chỉnh con cháu mình. Cũng có khi gia tiên làm sai hoặc có nghiệp thì con cháu phải chịu phạt, phải gánh nghiệp cho cả dòng họ…

Vậy nên xưa mới hay có câu: “Ra đồng gánh nghiệp cho cả họ” là vì vậy.

Có công thì được thưởng, có tội phải chịu phạt đó là lẽ đương nhiên, và là nhãn tiền, đời mình, đời con cháu mình đều phải chịu chứ không có chuyện phải chờ kiếp sau mình đầu thai.

Nhiều người mang danh tu đạo Phật trong chùa, nghe các vị sư không hiểu biết rao giảng một chiều phiến diện về nghiệp kiếp trước kiếp sau… lại sinh tâm giả tu, giả thiện. Trong chùa thì anh ra vẻ lương thiện, làm điều tốt điều lành… ra khỏi chùa anh vẫn đi ăn chặn, tham ô, hối lộ, lừa đảo, cướp bóc… đủ các loại. Rồi lại tha hóa theo kiểu quan điểm “Hy sinh đời bố củng cố đời con” … sai hết cả.

Xã hội mà có những người giả thiện, giả tu sai lệch như vậy mới sinh ra loạn, mới nào là trộm cắp, giết người, nào là buôn bán người, buôn nội tạng… không tội ác gì là không dám làm. Hậu quả thực sự rất lớn.

Người tu đạo thực sự có tâm tín Thánh, Tin Phật, tin theo định hướng tốt đẹp của Phật của Thánh, nghe theo sự giáo hóa và cả các chế tài khi làm sai để soi mình và sửa mình… phải có chính kiến và suy xét chứ không phải cứ chăm chăm nghe theo các vị giảng xằng giảng bậy, giảng phiến diện.

Con người sống phải có pháp luật, có chế tài. Cũng như niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo cũng phải có những chế tài, những nguyên tắc thì người ta mới có cái mà soi lại mình, mới cân chỉnh mình để sửa sai, để sống tốt sống đúng hơn . Có những cái pháp luật đời sống chưa phạt hay không phạt anh nhưng anh có niềm tin tâm linh, có chế tài về tín ngưỡng tâm linh thì anh mới có thể có cái để dựa vào, để biết sai biết đúng mà sửa.

Ví dụ hôm nay anh ăn trộm ăn cướp, gia tiên anh thấy anh làm sai, xấu hổ dòng họ… mới ra tay phạt hoặc cậy nhờ quyền phép nhà Thánh phạt để răn đe, để uốn nắn anh, để anh không lấn quá sâu vào việc sai trái đó. Vậy mới có câu “Quỷ thần 2 vai” là vì lẽ đó.

Xưa kia những kẻ bán nước, phản bội… hại làng hại nước hại dân...còn không được đặt chân vào đình làng, những kẻ mắc tội nặng khi chết đi cũng không được lai vãng vào các đền phủ… Cha ông gia tiên mang nghiệp nặng quá nhiều, phải đưa con cháu ra gánh tội thay, bị phạt vạ là lẽ đương nhiên. Trước là để tự giác sửa đổi, khuôn khổ lại bản thân, hai là biết mình phải tu tập tạo phúc đỡ nghiệp trả nghiệp đã gây của gia đình, cha mẹ, gia tiên tiền tổ…

Hay ví như những kẻ tham quan, những kẻ cướp bóc lừa đảo ... hại người hại dân....chiếm đoạt của người để lấy tiền chi cho gia đình con cái mình, nghĩ là “hy sinh đời bố củng cố đời con”, có gì tự ta làm ta chịu, nghiệp kiếp sau làm trâu ngựa bản thân tự gánh … KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐÓ. Anh làm sai nhưng cái tiền cái bạc cái danh cái địa vị của anh đem về nuôi vợ con gia đình anh, con cháu anh chi tiêu sử dụng cái tiền thậm chí hưởng thụ ở đồng tiền đó, địa vị đó, có từ cái sai trái đó mà lớn lên thì phải gánh cái nghiệp do anh tạo nên là lẽ đương nhiên. Anh bị phạt, con anh, gia đình anh thậm chí đến đời cháu và nhiều đời sau vẫn bị phạt, bị bắt vạ nếu tội nặng cũng không có gì lạ.

Người ta hay nói: “Phật từ bi hỷ xả, Thánh 1 ly cũng chấp”. Hiểu đúng thì người tu học theo cái từ bi của Phật, nhưng phải biết mà sợ cái chế tài nếu mình làm sai làm láo ắt sẽ bị quỷ thần và Thánh phạt:

Chết thì bị giam hãm ngục hình âm tào quỷ sứ khảo đả, con cháu chịu nghiệp liên đới chả có sư tăng nào có thể cứu ra được, trừ khi con cháu tín vào Phật vào Thánh và sống đúng tinh thần phật Thánh tín quỷ thần, sống đúng tinh thần và truyền thống yêu nước thương nòi vì cộng đồng vì dân tộc thì gia tiên mới hết khổ, ta mới hết bị phạt vạ.

Con nhớ rằng: loài người có cộng đồng loài vật thì bầy đàn.

Cộng đồng loài người nhỏ như gia đình làng xã lớn đến quốc gia dân tộc... anh tu Phật mà rời bỏ cái truyền thống của dân tộc của xã hội của cộng đồng Việt tộc, chỉ biết đến cái gọi là tự ta cái gọi ta làm ta chịu .... chủ nghĩa cá nhân 1 mình làm kiếp sau mình chịu, không cần biết hiện kiếp và cộng đồng, sẵn sàng hy sinh đời bố củng cố đời con phá bỏ tính con người tính cộng đồng lẫn truyền thống đâu có được. Nó sẽ làm hỏng cả dân tộc này.

Con nhớ rằng rao giảng kiểu mất dậy như mấy tay sư đó không cần kiếp sau, những kẻ tín những lời rao giảng đó mới thành súc sinh ngay mà thậm chí kiếp này chúng cũng không bằng cả súc sinh.

Bởi con vật thôi nó cũng sống bày đàn và có truyền thống lẫn truyền thừa chứ đừng nói con người sống có cộng đồng làng xã dân tộc quốc gia. Ví dụ rất thực tế thầy nói con nghe:

Thầy nói con biết một việc nhé: Tại sao người già của Nhật lại hay tự tử?

Những người già của Nhật họ có tiết kiệm số tiền quy ra tính cũng hàng trăm ngàn đô la họ còn có lương hưu và tiền trợ cấp số tiền đó họ đủ để sống sung sướng đến cả trăm năm không phải lo trong khi đó họ lại tự tử bằng một lý do: Ăn bám xã hội.

Quan niệm của họ cực đoan nhưng họ vẫn cho là đúng.

Họ cho rằng họ quá đông kẻ già và đang ăn uống hưởng thụ mà không lao động và cống hiến cho dân tộc Nhật Bản, cho đất nước Nhật Bản họ đang kéo tụt dân tộc Nhật Bản xuống dốc bởi họ không làm việc.

Trong khi thực ra họ vẫn đang sống bằng tiền tiết kiệm của mình.

Cái này có lẽ hơi cực đoan chút nhưng tư tưởng họ luôn vì dân tộc và vì cộng đồng. Con cứ nghĩ xem nước Nhật là một trong những nước có nhiều người cao tuổi giầu có nhưng vẫn lao động, có những cụ gần 90 vẫn đi làm, bởi quan niệm của họ là quan niệm cộng đồng và họ phải có ích cho dân tộc không muốn kéo tụt cái cộng đồng Nhật Bản.

Thầy đã nghiên cứu việc này sau mới biết tại sao.

Vì quan niệm của họ là: họ nếu không đóng góp cho cộng đồng không lao động được nữa sẽ làm hại cả cộng đồng và dân tộc Nhật Bản thì họ còn thua con vật chưa tiến hóa thành người bởi một đàn thú chỉ có quá nhiều con già sẽ di chuyển chậm, không biết săn mồi hay kiếm ăn sẽ làm cả đàn tụt hậu trì trệ về phía sau so với các đàn khác.

Cũng vậy đối với kẻ đi ngược lại cộng đồng đi ngược lại lợi ích dân tộc và làm ảnh hưởng đến đất nước đến truyền thống họ cho rằng còn không bằng con vật.

Cũng ví như bầy đàn sư tử chẳng hạn: một con thủ đoạn lười làm chỉ chực ăn không chịu săn mồi thì sẽ kém đi một cá thể săn mồi không?

Hay trong đàn đó cỏ một con chỉ biết mình có thức ăn là ăn tất con mồi đã săn không chia sẻ cho ai hoặc luôn tranh ăn dù là của cả đàn săn được mà không nhường, chỉ biết mình dù ăn không hết no căng bụng cũng mặc kệ không cho những con còn lại ăn kể cả các con trong đàn đó từ nhỏ đến lớn. Có chăng khi gần ôi thối hư hỏng chúng mới bố thí để các con khác trong đàn ăn. Nó có kéo cả cái đàn đó tụt hậu không ốm yếu không?

Và hậu quả cả đàn kém đi sức cạnh tranh và cũng làm ảnh hưởng cả đàn khi các con khác ăn không đủ no và sẽ sinh ốm yếu bởi đói sẽ dẫn đến kéo tụt cả bầy đàn và bầy đàn khác sẽ thôn tính lãnh thổ. Chúng sẽ làm hỏng cả đàn.

Nhưng nếu trong đàn nhiều con sống kiểu cá nhân như vậy thì sẽ ra sao?

Đó trong súc vật một con nó đã làm ảnh hưởng cả bầy nhưng nếu có nhều con, các cá nhân mà đều chỉ vì ta, không vì bầy đàn và như vậy nó sẽ làm bầy đàn đó ốm yếu thảm hại sẽ không bao giờ có sức cạnh tranh với các đàn sư tử khác nữa.

Con người cũng vậy chưa bao giờ sống xa cộng đồng dân tộc lãnh thổ quốc gia dù anh ở đâu.

Anh có thể tín Phật nhưng không bao giờ được quên rằng anh còn phải có niềm tin vào truyền thống tín ngưỡng Thần đạo của dân tộc, còn có cha ông tổ tiên. Anh là con người có cộng đồng và không bao giờ được xa rời cộng đồng hay chỉ biết tự ta, tự tại hay ta làm ta chịu hay quá u mê vào quan điểm gây nghiệp kiếp sau.

Nhớ rằng: Tín ngưỡng nào hay đạo dù xuất phát từ tôn giáo nào nào mà giảng những cái gây hệ lụy đến cộng đồng đến dân tộc đến con người thì đều là tà đạo hết.

Kiểu rao giảng xằng bậy của mấy tay sư sẽ dẫn đến không sợ trời không sợ đất không sợ trả giá không sợ chế tài không sợ quỷ thần gia tiên hay một đằng âm linh thiêng nào cả. Chỉ chăm chăm vào tự ta, tự tại, giả dối, cá nhân, chỉ sợ kiếp sau thì càng hỏng. Vậy nên mới gây ra cái hình ảnh xấu xa của đạo Phật hiện nay.

Phật tử nói lời hay giao giảng hay như rồng cuốn rồng leo trong chùa nói nhân quả nghiệp báo .... nhưng ra khỏi cửa chùa thì thôi rồi làm bất ác không từ và gây bao tội nghiệp.

Vì họ đâu có sợ ai trên cõi đời này và có ai phạt đâu mà lo, còn cái kiếp sau thì hậu xét.

Đạo Phật ở Việt Nam chỉ nói đến nghiệp kiếp sau quả báo kiếp sau, nói đến từ bi nhưng lại không nói đến chế tài hiện kiếp, không răn đe… đặc biệt là thêm các quan niệm được giảng bừa như tu để niết bàn, cứ niệm phật về với phật rồi Phật từ bi mọi sự… công đức tiền của cho chùa abc thì hết nghiệp...thì sẽ dễ làm con người ta hiểu sai lệch, sinh tâm bất chấp làm sai, giả thiện.

Trong khi đó, từ xưa đến nay đi đâu đạo Phật phải kết hợp và dựa vào chế tài của Thần đạo cụ thể đại diện các tín ngưỡng truyền thống của dân Á Đông (đối với Việt Nam ở đây là tín nghưỡng Đạo Mẫu..) mới có thể tồn tại và phát triển theo hướng đúng đắn.

Cũng giống như đạo Phật ở các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Tây Tạng … cũng luôn gắn liền với Thần đạo bản địa chế tài bằng những Phù Thủy Áo Đen (đứng trước các chùa miến ), hay Mon Tra thái, Mani Hàn, Pon tây tạng Thần đạo nhật ....tín ngưỡng tôn giáo TQ... việt cũng vậy Tiền Thần hậu Phật…

Đạo Phật và Đạo Thánh tại Việt Nam nói riêng hay Thế giới Á Đông nói chung luôn song hành và gắn bó mật thiết với nhau, hướng người ta đến sự từ bi, tự tại, biết đến nhân quả nghiệp báo nhưng không mê mờ trong “nghiệp”, trong “ kiếp sau chịu nghiệp”…. mà phải biết đến cả chế tài, biết kính sợ Quỷ Thần hai vai, Kính Thánh, kính gia tiên… tại chính hiện kiếp này, biết tự xấu hổ, tự soi lại bản thân … thì mới sống là con người tốt được.

Có những vị sư vẫn hầu Thánh vì họ biết duyên nghiệp của mình là vì vậy.

Và cả những vị đang rao giảng với mác nhà sư kia cũng nên biết, rao giảng cho người bình thường khác với rao giảng cho người tu hành theo đạo, cho sư trong chùa khác với tu tại gia… đã giảng là phải hiểu sâu, hiểu rõ, hiểu bản chất chứ không hiểu mà cứ giảng xằng, giảng bậy, vừa giảng sai lệch đạo Phật, lại còn bôi xấu khiến người ta hiểu sai về nội đạo Thuần Việt (Đạo Mẫu - Đạo gốc của người Việt ), xuyên tạc là Thánh hành Thánh phạt người theo kiểu như tà ác… là không được.

Đâu cũng phải có chế tài. Đạo Mẫu như người mẹ, đứa trẻ hư phải dậy phải phạt khi mắc tội mới nên người.

Như thầy đây thôi, cụ đồng chưa lấy thầy một xu khi mở phủ. Nếu thầy lấy tiền các con khi mở phủ vậy thì cụ đồng có xin lệnh nhà Thánh phạt thầy không?

Làm trái luân thường đạo lý, làm trái với lương tâm, làm trái với truyền thống giống nòi, trái với dân tộc này là phải bị các cụ phạt, bị Thánh phạt đâu có gì lạ.