Ngọc Hoàng Thượng Đế là ai? Những Thần Tích Về Ngài
Trong tín ngưỡng Tôn Giáo của người dân Việt Nam việc thờ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã trở nên phổ biến và xuất hiện từ lâu đời. Ngài đứng đầu trong tất cả những vị thần mang năng lực tối cao và có quyền năng siêu nhiên. Bài viết hôm nay hãy cùng với Xem Số Mệnh tìm hiểu chi tiết hơn về vị thần này nhé.
Ngọc Hoàng Thượng Đế là ai?
Theo Đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng Thượng Đế còn được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng. Ngài chính là cha của Thành Mẫu Liễu Hạnh. Nơi làm việc và sinh sống của Ngọc Hoàng là ở trên trời và được gọi là Thiên Phù. Tại đây sẽ có rất nhiều tiên nữ xinh đẹp hầu hạ và có những thiên tướng, thiên bình canh gác. Trong đạo Mẫu ngài được xem là vị thanh cao nhất và thường được lập bàn thờ riêng tại các đền, phủ.
Ngọc Hoàng Thượng Đế chính là vị vua của Thiên Đình, ngài cai quản về trời đất, biển cả và ngay cả cõi âm dương. Ngọc Hoàng đứng đầu của tất cả các vị thần, tiên, các vị thánh, nhân mang các quyền lực tối cao và có những quyền năng tự nhiên như mây, mưa, sấm chớp, lửa, nước…
Thần tích về Ngọc Hoàng Thượng Đế
Truyền thuyết liên quan tới Ngọc Hoàng Thượng Đế có rất nhiều. Để tìm hiểu kỹ hơn về vị thần này các bạn hãy tham khảo những thần tích Ngọc Hoàng dưới đây.
Thần Trụ Trời hay còn được gọi là Ông Trời
Người xưa đã sử dụng thần thoại Thần Trụ Trời trong việc giải thích về cội nguồn của thế giới. Ở thuở đó, khi chưa có thế gian và muôn vật, trời đất khi đó chỉ là một vùng hỗn độn và đen tối. Lúc bấy giờ đã có một vị thần khổng lồ đã xuất hiện và đã sử dụng đầu để đội trời cao. Thần cũng đã đắp đất đá để thành một cột chống trời.
Khi cột được đắp lên càng cao thì bầu trời sẽ càng rộng thêm bấy nhiêu. Vì thế vị thần đã hì hục đào đắp nhằm nâng vòm trời lên phía trên cao hơn và mãi mãi. Kể từ đó mới có truyền thuyết đất phẳng như cái mâm và trời vuông như cái bát úp. Vị trí trời đất giáp nhau người ta gọi là chân trời. Thần Trụ Trời được ra đời từ đây.
Truyền thuyết Ngọc Hoàng
Ông trời được gọi là Ngọc Hoàng kể từ khi đạo Lão tại Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Từ thời thượng cổ, người dân của Trung Quốc đã tôn thờ một vị thần tối cao ở trên trời đó là Ngọc Hoàng. Thế nhưng tới đời nhà Thương, Ngọc Hoàng chỉ còn giữ vai trò cai quản tiên giới và không có quyền năng sáng thế.
Ngọc Hoàng khi đó được gọi với nhiều tên gọi khác là Thiên Đế, Ngọc Đế và Đế Tể. Theo đạo Mẫu tại Việt Nam đây được gọi là vua cha Ngọc Hoàng và là một đấng thần chủ tối cao.
Truyền thuyết Ngọc Hoàng Giáng Trần
Truyền thuyết dân gian của Trung Quốc cho rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế vốn là một người trần có tên gọi là Trương Hữu Nhân. Ông có đức tính cần kiệm, khiêm nhường và kiên nhẫn nên người đời đã gọi là Trương Bách Nhẫn. Ngoài ra do hay giúp đỡ những người xung quanh và tu luyện thành tiên nên ông đã được gọi là Đại Quý Nhân.
Trương Hữu Nhân đã có một người vợ họ Vương và cả hai có 7 cổ con gái. Cũng theo một truyền thuyết khác thì vợ của Ngọc Hoàng có hiệu là Thiên Hậu và cả hai có 9 người con trai. Theo truyền thuyết Táo Quân của người dân Trung Quốc, Trương Lang do cùng họ với Ngọc Hoàng nên đã được phong làm Táo Vương. Còn Ngọc Hoàng và vợ sẽ ở cùng nhau tại cung điện trên trời được gọi tắt đó là điện Linh Tiêu.
Đền thờ Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế ở đâu ?
Việc thờ cúng Ngọc Hoàng đã trở thành tín ngưỡng của tôn giáo người Việt Nam. Ở hầu hết các chùa chiền tại miền Bắc của Việt Na đã phối thờ Ngọc Hoàng thượng đế cùng với nhiều vị thần khác như Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thích, …Tại Việt Nam có các di tích thờ cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế như:
- Đàn Kính Thiên Tràng An: Di tích này năm tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây sẽ thờ cúng Ngọc Hoàng cùng với những vị Nam Tào, Bắc Đẩu, Phạm Thiên, Đế Thích. Di tích này sẽ tổ chức lễ Tế Thiên mỗi năm.
- Đàn Nam Giao: Nơi đây thuộc vào di tích cố đô Huế. nơi mà có các vị vua nhà Nguyễn đã thực hiện các lễ tế trời đất vào mùa xuân mỗi năm. Lễ tế Nam Giao được xem là một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu dưới chế độ quân chủ bởi lễ này chỉ được thực hiện bởi nhà vua. Nghi lễ nhằm thể hiện được sự thống nhất của triều đại, sự uy quyền của Hoàng đế đang tuân theo mệnh lệnh của Ngọc Hoàng để cai trị dân chúng.
- Đền Đậu An: Ngụ tại xã An Xá, An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên. Nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng với những thiên thần khác.
- Chùa Ngọc Hoàng: Ngự tại thôn Đại Lai, Đại Lai, Gia Bình, Bắc Ninh.
- Nhà thờ họ Trương Việt Nam: Tọa tại thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình. Tại đây thờ Ngọc Hoàng được gọi với tên huý Trương Hữu Nhân hoặc Trương Ngọc Hoàng.
- Chùa Vân An: Nằm tọa lạc ở huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Nơi thờ Ngọc Hoàng cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát. Tại chùa này hàng năm sẽ tổ chức lễ hội Lồng Tồng diễn ra vào ngày mùng 9 tháng giêng, đây là ngày cúng vía Ngọc Hoàng Thượng Đế.
- Đền Ô Xuyên: Toạ lạc ở xã Cổ Bì, huyện Bình Giang của tỉnh Hải Dương. Tại đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng với năm vị Thành hoàng làng. Theo tương truyền, đây chính là nơi Ngọc Hoàng đã xuống chơi và du ngoạn.
Tiệc vua cha Ngọc Hoàng diễn ra vào thời gian nào?
Theo quan niệm dân gian, ngày 09 tháng 01 là ngày Thánh Đản, khi đó Ngọc Hoàng sẽ tự thân giáng hạ xuống dưới nhân gian. Khi đó có các vị thần theo hầu ngài là vị thần tiên, Kim Đồng Ngọc Nữ và 7 vạn thiên binh thiên tướng, vị thần Nam Tào Bắc Đẩu, Chú Sinh Nương Nương, Phúc Lộc Thọ… Cùng với đó là những vị thần giữ chức cai quản ở dưới hạ giới như Thổ Công, Thổ Địa, Địa Phủ, thần sông, rừng, núi, thần bếp, thần cây… Tất cả sẽ chờ đón và nghinh thỉnh Ngọc Hoàng hạ giới vào dịp đầu năm để định xét về phúc lộc và tội lỗi.
Khi Ngọc Hoàng hạ lệnh các vị thần tiên sẽ xá tội và ban phúc xuống 10 phương, 6 cõi. Chính vì vậy nhân gian ở Tam giới sẽ làm lễ nghinh thỉnh để thỉnh cho Ngọc Hoàng và được cầu phúc. Tại các đền, miếu, quán,... lúc này sẽ dâng lên 18 món ăn và tấu sớ để cầu mong cho cả năm được Ngọc Hoàng Thượng Đế xá tội và ban phúc.
Đặc biệt những gia đình có người thân bị mất ở dưới địa phủ, người mất oan nghiệt, oan trái hay chết đường chết xá mà vong hồn còn phiêu dạt ở chưa về được với gia đình hay những nhà có tổ tiên nghiệp nặng sẽ cầu mong cho Ngọc Hoàng được xá tội để siêu thoát và đầu thai kiếp khác.
Phong tục ngày cúng vía Ngọc Hoàng Thượng Đế ngày nay vẫn được người dân duy trì. Thời gian cúng là vào giờ Tý, cúng trong khoảng ngày mới bắt đầu khi mặt trời còn chưa mọc thì mới đạt được ý nguyện và được Ngọc Hoàng chứng giám.
Lễ vật trong ngày cúng vía Ngọc Hoàng
Để nhận được sự phù hộ, độ trì của Ngọc Hoàng Thượng Đế bạn cần phải bày tỏ được tấm lòng thành kính của mình tới Ngọc Hoàng, đặc biệt trong ngày cúng cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại lễ vật đó là: Nhang/ hương cúng, Đèn cầy, Hoa tươi, Trà, nước lọc, Trái cây, Phẩm vật…
Lễ vật được sử dụng trong ngày vía Ngọc Hoàng sẽ được gọi là lục lễ. Những loại hương, nhang, đèn, hoa quả để cúng không có gì quá đặc biệt. Thế nhưng đối với loại trà được dâng trong ngày cúng vía Ngọc Hoàng phải có sự khác biệt một chút. Bạn nên sử dụng loại trà khô để cúng và rót vào 9 chiếc chén nhỏ.
Bên cạnh đó lễ vật Phẩm cũng được rất nhiều người quan tâm trong ngày này. Phẩm ở đây sẽ được hiểu là vật phẩm được sử dụng để dâng lên cúng tế Ngọc Hoàng. Bạn có thể lựa chọn vật phẩm là đồ khô như khoai mì, các loại nấm đông cô, tàu hũ, táo tàu được sấy khô hay các loại bún, miến khô… Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý tới số lượng của các vật phẩm, nên lựa chọn số lượng là các số lẻ bao gồm số 3, 5, 7, …
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lục lễ, gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm đường để đổ khuôn,vàng mã và mía để cúng. Chú ý lựa chọn mía vỏ vàng và còn nguyên cả phần ngọn.
Lời Kết
Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thần này đồng thời biết cách thờ cúng vị thần này để cho gia đình hoà thuận, bình an, vợ chồng hạnh phúc, con cái khoẻ mạnh, có tài có lộc.