Những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn cực xúc động

Thứ 3, 12/11/2024 - 15:26

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Có khá nhiều những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn nhưng tất cả đều xoay quanh chuyện tình buồn của cô gái - chàng trai thề non hẹn biển sẽ ở bên nhau từ kiếp này sang kiếp khác.

Nói đến loài hoa Bỉ ngạn chúng ta thường nghĩ tới màu đỏ nhưng thực tế chúng có tới 3 màu: Đỏ, Vàng, Trắng. Trong đó, Bỉ Ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa, Bỉ Ngạn màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa. 

Khi nhắc đến hoa Bỉ Ngạn người ta có cảm giác về một điều liên quan đến tâm linh, nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Theo truyền thuyết người ta hay kể rằng hoa bỉ ngạn khi có hoa thì không có lá, là mọc hoa lại tàn. Nếu đã đọc qua bài viết Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai sang kiếp khác thì bạn sẽ biết đây là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại hà bắc ngang bờ Vong xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn.  Sau đây là những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn khiến người ta liên tưởng loài hoa này với chuyện tình buồn:

1. Truyền thuyết về sự thương cảm của Đức Phật với Hoa Bỉ Ngạn

Có hai yêu tinh bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn suốt mấy nghìn năm, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Họ chưa từng có cơ hội gặp nhau nhưng thế nhưng, một lần họ trái lệnh và gặp gỡ. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Xem thêm: Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.

nhung truyen thuyet ve hoa bi ngan
 

Đức Phật một lần tình cờ gặp loài hoa và thấy tỏ tình hình và thốt lên rằng: “Bỉ Ngạn hoa, khai nhất thiên niên, lạc nhất thiên niên, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử” – Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm nở, một nghìn năm tàn, hoa và lá vĩnh viễn không thể gặp nhau. Tình không vì nhân quả, duyên đã định tử sinh.

Ngài thương tình và muốn mang về miền Cực Lạc nhưng thế giới thanh tịnh ấy không thể tiếp nhận thứ tình si mà loài hoa này chất chứa. Hoa đến Cực Lạc chuyển thành màu trắng vì những nhung nhớ, u sầu, đau thương, tình si... kết thành màu đỏ, rời khỏi hoa rơi xuống sông Vong Xuyên.

Hoa Bỉ ngạn trắng từ đó được gọi nó là Mạn Đà La hoa, hoa của cõi Phật.

Bồ Tát Địa Tạng biết rằng nghiệp duyên của hoa Mạn Đà La  nên đã đến bên bờ sông Vong Xuyên, ném xuống một hạt giống, từ đó  một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. Ngài đón lấy hoa và nói:

“Ngươi đã thoát thân trở về miền Cực Lạc, sao còn đem nỗi hận tình si để lại nơi khổ ải vô biên này chứ? Vậy thì, ngươi hãy ở đây làm sứ giả tiếp dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi. Cực Lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi (Mandarava), vậy ta sẽ gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy (Manjusaka)”. 

2. Truyền thuyết hoa bỉ ngạn về đôi vợ chồng nguyện bên nhau trọn đời

Chuyện kể về một đôi yên ương đang hạnh phúc nhưng đành ly biệt vì người chồng phải đi làm ăn xa, phải bỏ mạng nơi đất khách quê người.

Khi đến bờ sông Vong Xuyên, linh hồn của chàng không muốn uống canh Mạnh Bà vì không muốn luân hồi, muốn trở về để gặp người vợ đang mỏi mòn chờ đợi mình. Linh hồn là gì theo góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáo

Anh xót xa tự nhủ với lòng mình khi cầm bát canh: "Dù phải uống thứ nước vong tình này thì ta vẫn không muốn quên. Sau khi chuyển sinh, ta nhất định sẽ đến tìm nàng”. Người vợ hay tin chồng qua đời quá buồn tủi nên nhiều lần tự tử nhưng được mọi người cứu. Cô đành hứa với lòng mình rằng thủ tiết ngày đêm hương khói thờ chồng.

Truyen thuyet ve su thuong cam cua Duc Phat voi loai hoa bi ngan
 

Trong lúc này, người chồng tái sinh sang một gia đình khác khá gần ngôi nhà cũ. Năm cậu 20 tuổi, tình cờ đi qua nhà vợ mình ở kiếp trước anh có cảm giác quen thuộc nên dừng lại, hướng đôi mắt hướng về phía khung cửa sổ, thấy một quả phụ đang ngồi khâu vá. Nhưng anh không hề biết đó là vợ của mình nên bước đi. Người quả phụ nhận ra đó là chồng của mình và cô khóc run lên nghẹn ngào tự nhủ: Chàng đã trở lại rồi!... Vì quá nhớ nhung chồng nên cô ốm và qua đời. Tới sông Hoàng Tuyền, gặp Mạnh Bà, quả phụ liền hỏi: “Lão bà bà, có phải trước đây có một nam tử từng nói với bà rằng chàng sẽ không quên tôi, sau khi luân hồi sẽ nhất định tìm tôi phải không?”. Mạnh Bà gật đầu khiến quả phụ càng thêm đau buồn. “Chàng đã đến, vì sao lại không nhận ra ta, không nói với ta một lời?”. Mạnh Bà nói: “Duyên phận của hai người đã hết, chia ly cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng thấy cô không đành lòng, ta sẽ cho cô được gặp lại anh ta lần nữa. Tuy nhiên, cô sẽ phải ở đây chịu khổ 20 năm rồi mới được chuyển sinh vào kiếp sống tiếp, cô có nguyện ý không?”.

Thế là cô được Mạnh Bà giao cho việc nhổ cỏ bên bờ hoa Bỉ Ngạn nhổ mãi không hết cho dù thực tế ở đó không có cỏ, chỉ là cỏ ở trong suy nghĩ của cô mà thôi. 

Hai mươi năm sau, cô được Mạnh Bà đưa cô đến trước cửa luân hồi và cho biết cô sắp được gặp người cô đợi chờ bấy lâu.

Cô gái khóc nức lên khi gặp lại người chồng mà cô vẫn hằng mong mỏi. Nhưng người ấy tỏ ra thờ ơ lãnh đạm. Cô không thể chịu được nữa, bèn níu tay chàng: “Chàng đã quên ta rồi sao?”. Người đàn ông nhìn cô với ánh mắt xa lạ, uống chén canh vong tình rồi anh bước vào cửa luân hồi.

y nghi loai hoa bi ngan
 

3. Ý nghĩa sâu cay của loài hoa Bỉ Ngạn

Những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn sẽ mang lại cho chúng ta bài học nào đấy. Người ta nói, hoa Bỉ Ngạn là loài hoa có độc, cho nên ái tình cũng là một thứ “độc dược”, khiến những ai chìm đắm trong đó phải đau khổ day dứt cả một đời.

Người ta nói, hoa Bỉ Ngạn là loài hoa nơi địa phủ, cho nên những ai không thể bước qua được ái tình sẽ chỉ khiến tâm hồn chôn vùi trong dĩ vãng.

Người ta nói, hoa Bỉ Ngạn là loài hoa rực lửa, cho nên tình ái mới khiến người ta say đắm nồng nàn. Chẳng phải người đời vẫn hay nói “tình yêu rực lửa”, “tình yêu cháy bỏng” đó sao? Nhưng thiên tình sử nào, cuối cùng rồi cũng trái ngang. Như câu chuyện thứ 2 chúng ta có thể thấy người phụ nữ cố mỏi mòn chờ đợi, chịu khổ cực để chờ tình yêu của mình đâu có ích gì? Ái tình là mộng ảo, khi duyên hết thì tình cũng dứt, trả hết nợ một đời thì đừng nên luyến tiếc mà càng thêm đau khổ. Chúng ta nếu vẫn cứ mãi mê đắm trong tình yêu mà quên mất hiện thực, cái chết phải thật thanh thản để chúng ta lại tiếp tục các kiếp luân hồi không một chút vướng bận.

Kiếp người chúng ta không thể thoát được một chữ: TÌNH. Nhưng nên nhớ bản chất của nó cũng giống như mọi thứ khác đó là: Thay đổi. Vì thế hãy chấp nhận sự thay đổi đó như là lẽ tất nhiên để không cố chấp, vướng bận quá lâu. Hãy chọn sống cuộc sống có ý nghĩa thay vì chìm đắm trong mỗi một chuyện ái tình như các nhân vật trên.

Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông

Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý

Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn

Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan

Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên.

Tin bài cùng chuyên mục: