Linh hồn là gì theo góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáo
(Xemsomenh.com) Linh hồn là gì? Chúng ta có thể hiểu đó là ý thức của con người. Thể xác chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhưng linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu. Sự tồn tại của con người thực chất là sự tồn tại của linh hồn chứ không phải về thể xác.
1. Linh hồn là gì theo quan điểm Triết học?
Những triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn. Linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái thuần khiết cho tới khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù cơ thể. Trên thực tế, từ xa xưa, người cổ đại đã có thuyết nói về linh hồn, được gọi là thuyết “Vạn vật linh” nghĩa là vạn vật có linh hồn. Thuyết này coi mọi thứ trên trái đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cây đất đá cũng đều có linh hồn.
Vấn đề về linh hồn cũng đã được đề cập đến ngay trong lịch sử tư tưởng triết học của loài người, kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch với nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau.
2. Linh hồn là gì theo khoa học?
Dưới lăng kính khoa học, linh hồn là một nguyên lý phi vật chất được kết hợp cùng với thể xác và kiến tạo nên một thực thể con người hoặc sinh vật hữu cơ hoàn chỉnh.
Linh hồn là phần sâu trong tâm thức mỗi người chúng ta. Người đời thường tự hỏi cái gì ở trong người mình mà nó vẫn hoạt động dù không phát ra âm thanh. Nó bảo mình đừng làm một việc ác và nó cũng bảo mình nên làm một việc thiện.
Người đời hay gọi đó là tiếng nói của lương tâm, tuy không phát ra âm thanh nhưng khi nhẹ nhàng, khi mãnh liệt. Muốn nó ngưng lại không phải dễ. Các nhà yoga hay các vị tu hành cố công tìm cách định nghĩa điều đó bằng phương pháp thiền nhưng rất khó có kết quả.
Nguyên lý phi vật chất này đã gián tiếp cho con người biết có linh hồn không có hình dạng và không thấy được qua mắt thường không nhìn thấy linh hồn bởi vì nó là vô hình.
3. Linh hồn là gì dưới góc nhìn Phật giáo?
Phật giáo gọi linh hồn là thức hay nghiệp thức, do vô minh từ vô thỉ mà có. Nó là vọng thức luôn luôn vận hành, biến đổi theo hoàn cảnh và hành tác của một người, hơn nữa còn là động lực khiến chúng sinh tìm đến với kiếp sinh tử luân hồi. Phật giáo Tiểu thừa chỉ nói sáu thức, và lấy thức thứ 6 làm chủ thể của sinh mạng. Phật giáo không tin là có một linh hồn vĩnh hằng hay bất biến. Nếu tin có linh hồn như vậy, thì đó là thần ngã ngoại đạo không phải là người Phật tử chính tín.
Phật giáo không công nhận những quan niệm về linh hồn như vậy, vì những quan niệm đó không thể đứng vững với thuyết duyên sinh, duyên diệt của đạo Phật.
Trên quan điểm sinh diệt vô thường, Phật giáo xem tất cả mọi sự vật đều sinh diệt vô thường. Trong cả hai thế giới vật chất và tinh thần, đều sinh diệt vô thường. Dùng mắt thịt mà nhìn sự vật thì đôi khi nhìn thấy có sự vật không biến đổi nhưng nếu dùng dụng cụ khoa học tinh vi để nhìn, thì thấy không có sự vật nào là không biến đổi trong từng giây phút một.
4. Quan niệm về linh hồn vẫn còn gây nhiều tranh cãi
Trong khi nhiều người cho rằng khoa học và tâm linh là hai thế giới đối nghịch, loại trừ nhau thì trên thực tế đã có không ít nhà khoa học uy tín tin vào sự tồn tại của linh hồn.
Và điều đáng nói là chính bản thân họ đã dùng chính kiến thức khoa học để chứng minh và mô tả nó.
Hầu hết các tín ngưỡng, tôn giáo đều cho rằng, ngoài cơ thể, trí óc thì con người còn sở hữu một thứ chỉ thuộc về bản thân đó chính là linh hồn.
Đến nay, khoa học vẫn đang phủ nhận sự tồn tại của linh hồn, nhưng số học giả có tiếng bảo vệ và cổ vũ ý tưởng về sự tồn tại của nó thì không hề ít.
5. Niềm tin của các nhà khoa học về thuyết linh hồn
Trước, trong và sau khi học thuyết lượng tử về nhận thức ra đời, rất nhiều nhà khoa học tin vào thực tế là linh hồn tồn tại.
Linh hồn có thể không tự vận hành mà phải liên kết với một cơ thể. Khi đó, sự sống có thể tiếp diễn nếu như linh hồn nhập được vào cơ thể nào đó một lần nữa, nhưng sự khác biệt giữa các linh hồn là không thể giải thích.
Linh hồn là đặc thù phi vật chất. Hơn nữa nó vẫn có tính cách cũng như đặc tính của riêng mình. Linh hồn cũng sở hữu suy nghĩ, cảm xúc, thái độ… Cách duy nhất để chúng thể hiện ra là thông qua sự gắn kết với cơ thể sống.
Linh hồn là sự độc lập về nhân cách của trí não hay phần sống sót còn lại của cơ thể sau khi chết. Sự tồn tại song song giữa cơ thể và linh hồn cũng chân thực như sự tồn tại song song của sóng và hạt vật chất nhỏ nhất.
6. Mối quan hệ giữa linh hồn và luân hồi
Linh hồn tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng linh hồn khác với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử.
Tất cả những cảm giác cũng như ham muốn dục vọng và hành động của con người trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là nghiệp.
Do vậy mà linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác rồi bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự luân hồi.
Linh hồn vướng mắc vào nghiệp hay vướng mắc vào luân hồi đều không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi và nghiệp, để có thể đạt tới đồng nhất với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử, thì con người phải dốc lòng toàn tâm tu luyện tri thức.
Bằng nhận thức trực giác và thực nghiệm tâm linh thì con người mới nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn mới đồng nhất được với tinh thần vũ trụ tối cao bất tử và thoát khỏi vòng luân hồi, thoát khỏi nghiệp để siêu thoát.
7. Mối quan hệ mật thiết giữa linh hồn và thể xác
Linh hồn là gì? Rất nhiều nhà khoa học đã nêu ra nhận xét về ảnh hưởng giữa thể xác và linh hồn. Đồng ý là thân xác có ảnh hưởng đến tâm hồn, nhưng cũng đừng quên chính tâm hồn cũng ảnh hưởng đến thân xác nữa.
Giống như phần hồn cần được yêu thương, chấp nhận, cảm thông, và luôn cần mối liên hệ với những người xung quanh. Thì phần thể xác cũng cần ăn uống, cần nhìn, nghe cũng như cần tiếp xúc với thế gìới vật chất.
Những người tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn là hai thực thể riêng biệt và trong đó chỉ có thân xác chết đi còn linh hồn là bất diệt.
Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân thể và tiếp tục hành trình của bánh xe luân hồi tới kiếp sống khác.
Trong thế giới thực tại chỉ tồn tại vật chất ý thức và hiện tượng, trong đó hiện tượng là sự ràng buộc giữa vật chất và ý thức do đó sự sống của con người là một sự sống hư vô, ảo tưởng.
Theo góc nhìn duy tâm, vì ý thức quyết định vật chất nên sẽ không có một công cụ, máy móc nào đo được ý thức của con người vì tất cả các công cụ đo đều được làm từ vật chất. Hơn nữa linh hồn của mỗi người chỉ do mỗi người tự kiểm tra, cảm nhận và tự làm chủ.
Cuộc sống chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống bằng chính linh hồn. Mọi người phải biết thương yêu, che chở, giúp đỡ lẫn nhau, không ganh ghét, không đua đòi và không kì thị lẫn nhau. Chính mỗi người trong chúng ta phải góp phần làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
S.T