Trùng Tang, Nhập Mộ là gì? Cách tính trùng tang và hóa giải thế nào?
Trong phong tục tập quán của người Việt Nam chúng ta thì nghi thức an táng người đã mất rất được coi trọng. Nghi lễ này vừa tỏ lòng thành kính đến người đã khuất, vừa để người mất không vướng bận và vương vấn với anh em họ hàng, ruột thịt hiện đang còn sống.
Chính vì thế, khi một người chết đi thì gia đình cần xem Trùng Tang theo tuổi của họ. Từ đó biết được người thân của mình có vương vấn với anh em, với gia đình, với hồng trần hay không. Để tìm hiểu về điều này, mời các bạn tham khảo trong bài viết sau đây.
Xem thêm: [Lấy lá số tử vi có bình giải chi tiết]
1. Trùng Tang là gì?
Từ xưa tới nay, phong tục của người Việt Nam chúng ta luôn quan niệm rằng, một người mất đi có thể được siêu thoát, có người sẽ được về với trời và cũng có những người sẽ vương vấn hồng trần, vương vấn với những người đang còn sống.
Vì thế, khi một người mất đi thì ông cha ta sẽ lấy tuổi của họ và kết hợp với ngày giờ mà họ đã mất để tính xem người này đã được “NHẬP MỘ”, “THIÊN DI” hay bị “TRÙNG TANG”.
Cụ thể về 3 khái niệm này như sau:
-
Nhập Mộ: nghĩa là người đã khuất được siêu thoát, được “nằm xuống” mãi mãi, họ được yêu nghỉ, không còn vương vấn với người trần ai. Một người chỉ cần “Nhập Mộ” giờ, ngày, tháng hoặc tuổi thì được xem là tốt.
-
Thiên Di: đây là do trời định, người này khi mất sẽ do trời đưa đi. Tuy không tốt nhưng vẫn được về với trời. Thế nhưng để lại cho con cháu sự kiện tụng, tranh chấp và bất hòa.
-
Trùng Tang là gì: đây là chỉ sự không hợp với số phận, không đành lòng ra đi, vấn vương với những người còn sống. Một người gặp phải trùng tang nhưng lại không có “Nhập Mộ” nào thì cách hóa giải trùng tang cho họ chính là mời thầy về làm lễ “Trấn Trùng Tang”.
Như vậy: Trùng Tang là khoảng thời gian mà bạn chưa mãn tang người thân trong gia đình hoặc bà con gần thì lại phạm phải một đại tang khác. Nhìn chung là trong cùng một điểm mà bạn mang ít nhất 2 tang thì được gọi là trùng tang. Dân gian cho rằng nếu trong gia đình có người nằm xuống mà lại có nguy cơ trùng tang liên táng là điều vô cùng đáng ngại. và trong đó thì:
-
Trùng tang ngày hay trùng tang Tam Xa là nặng nhất (7 người chết theo)
-
Trùng tang tháng hay trùng tang Nhị Xa là nặng nhì (5 người chết theo)
-
Trùng tang giờ hay trùng tang Nhất Xa là nặng ba (3 người chết theo)
-
Trùng tang năm là nhẹ nhất
Cùng tìm hiểu chi tiết cách tính trùng tang theo quan niệm cổ nhân ngay phần luận giải bên dưới
2. Cách tính và xem ngày nhập mộ
Ngày nhập mộ của người đã khuất được tính theo 4 bước: năm - tháng - ngày - giờ
-
Năm nhập mộ: khởi đầu từ 10 tuổi. Với nam giới thì khởi tại Dần và tính theo chiều kim đồng hồ. Với nữ giới thì khởi tại Thân và tính theo chiều ngược kim đồng hồ. Khi đã hết tuổi tròn chục, nếu còn năm lẻ thì tính vào với cung tiếp theo đến tuổi mà năm người này mất. Nếu rơi vào các cung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sẽ được năm Nhập Mộ.
-
Tháng nhập mộ: với tháng nhập mộ thì sẽ lấy tháng giêng của năm mất và bấm liền vào sau cung năm cho tới khi đến tháng mất. Nếu gặp các cung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sẽ được tháng Nhập Mộ.
-
Ngày nhập mộ: tương tự như tháng nhập mộ, ngày nhập mộ thì ta sẽ lấy ngày mùng 1 bấm liền vào sau cung tháng và bấm liền cho tới ngày mất. Nếu gặp cung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sẽ được ngày nhập mộ.
-
Giờ nhập mộ: lấy giờ tý của ngày mất bấm liền vào sau cung ngày cho tới giờ mất. Nếu gặp các cung Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sẽ được giờ nhập mộ.
Trong tử vi, nếu được cả năm, tháng, ngày, giờ nhập mộ thì sẽ được gọi là “Tứ nhập mộ”, là điều vô cùng tốt.
3. Cách tính ngày trùng tang
Để xem ngày trùng tang thì chúng ta sẽ có 2 cách tính khác nhau.
-
Cách 1: Trùng Tang được tính theo thời gian mất, trong đó có trùng năm (ví dụ: người tuổi Dần mất vào năm Dần), trùng ngày (người tuổi Dần mất vào ngày Dần) và trùng giờ (người tuổi Dần mất vào giờ Dần).
-
Cách 2: cách này thì cổ nhân sẽ tính trùng tang theo địa chi giống y như cách tính nhập mộ ở trên. Và từ đó xác định được năm trùng tang, tháng trùng tang, ngày trùng tang và giờ trùng tang.
Nhìn chung: chiếu theo cách tính trùng tang ở trên, thì cả nam giới và nữ giới mà chết năm các năm tuổi âm lịch là: 10, 13, 16, 19, 22… (tính tiếp theo và cách nhau 3 tuổi) thì sẽ bị rơi vào trùng tang. Cụ thể hơn:
-
Sinh năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu nếu mất vào năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì sẽ rơi vào trùng tang.
-
Sinh năm Thìn - Tuất - Sửu - Mùi nếu mất vào năm Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì sẽ rơi vào trùng tang.
-
Sinh năm Dần - Thân - Tỵ - Hợi nếu mất vào năm Dần - Thân - Tỵ - Hợi thì sẽ rơi vào trùng tang.
4. Cách hóa giải trùng tang chính xác nhất
Để hóa giải trùng tang thì chúng ta có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tất cả cũng chỉ xoay xung quanh các cách như: dùng bộ bài tổ tôm cũ bỏ đi 4 quân Bát Sách, hay dùng bộ bài chắn (120 quân nhưng đã bỏ đi bộ yêu), rồi những người tam hợp chi hoặc tứ hành xung không được có mặt lúc liệm….
Với từng địa phương sẽ sử dụng các cách khác nhau, mà thủ tục có thể khác nhau đôi chút nhưng về cơ bản thì khá là giống nhau và điều này tùy thuộc vào người thầy làm lễ mà thôi. Chính vì thế chúng tôi không tiện nêu chi tiết từng phương pháp, tránh việc sẽ có bạn luận bàn về tính đúng sai về phương pháp mà thầy cúng sử dụng.
Lưu ý: một trong những điều kiện để hóa giải trùng tang đó chính là lựa chọn ngày an táng tốt ngày và hợp tuổi với người đã khuất. Để lựa chọn ngày này, mời quý bạn xem tại: >>> Xem ngày an táng hợp tuổi
Trên đây là tất cả những điều mà các bạn cần biết về cách tính trùng tang là gì, nhập mộ hay thiên di. Qua bài viết thì chúng ta có thể thấy, việc xác định những điều này là dựa trên những nguyên lý của các thuyết Âm Dương - Ngũ Hành chứ không phải mê tín dị đoan, bởi đây chính là những điều mà khoa học hiện đại cũng không giải thích một cách triệt để được.