Đọc bài viết này bạn sẽ bất ngờ vì lý do mình không thông minh, không thành công
(Xemsomenh.com) Làm thế nào để thông minh, không bị người đười chê bai, khinh rẻ đây? Đừng cho rằng đó là tại số phận nên tôi không được nhanh trí, đó là sự biện minh mù quáng mà thôi.
Muốn có được thành công chúng ta không thể là kẻ mù mờ về thế giới này được mà nhất định phải là người thông minh, nhanh trí. Nhưng làm thế nào để thông minh thì không phải ai cũng biết, thậm chí có người có mong muốn kiếp sau mình thông minh nhưng ngay từ kiếp này không biết nên làm gì.Làm thế nào để thông minh?
Bước 1: Yếu tố đầu tiên để chúng ta được thông minh lên là phải tìm cách đoạn trừ lười biếng. Lười biếng là nguyên nhân gốc rễ của những điều tiêu cực. Thực tế là khi lười biếng chúng ta chỉ thích nghỉ ngơi nhiều hơn lao động, dẫn đến trì trệ, không muốn tư duy thì không thể nào thông minh lên được. Bạn không lường hết được việc thói quen lười nhác đã và đang kéo lùi chúng ta như thế nào.
Bước 2: Phải biết lắng nghe.
Một người biết lắng nghe, thích lắng nghe tức là người ham học hỏi. Nhờ đó họ thu lượm được ngày càng nhiều kiến thức hơn từ những người xung quanh. Ham học hỏi là yếu tố của thông minh. Khi muốn làm việc gì đó thì phải chăm chỉ. Nếu một người lười biếng, thì cũng không hay lắng nghe, không học hỏi nhiều.
Cũng như những gì chúng ta thấy ở những đứa trẻ thông minh, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng chăm học. Chăm học sẽ thông minh dần lên so với bé trong hiện tại. Hôm nay bé ham học hỏi, lắng nghe lời thầy cô giảng, thì ngày mai sẽ thông minh hơn ngày hôm nay.
Đối với những người đã có tư chất thông minh rồi thì ví dụ nhịp độ chăm chỉ của người ta chỉ mất khoảng 5 phút là hoàn thành được một việc. Trong khi đó, nếu mình kém mình mất 10 phút. Điều đó có nghĩa là bản thân chỉ cần thông minh hơn so với mình trước đây là được.
Sau khi biết được hai yếu tố chính để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về làm thế nào để thông minh thì việc đầu tiên cần làm là mình tìm xem mình là người lười biếng hay không, sau đó tìm cách đoạn trừ cái lười biếng ấy đi. Thứ hai nếu như mình là người không lắng nghe, thì mình học hạnh lắng nghe người khác nói. Bước thứ ba là tâm mình phải muốn cống hiến. Sự thông mình thì bao giờ cũng phải đưa đến mục tiêu cống hiến, chứ chỉ thông minh để làm gì?
Với bản thân mình, luôn luôn không được để cho đầu óc của mình chây ì, nghỉ ngơi quá lâu, đó là đối với ý căn. Cách để bớt bị chây ì, tránh tình trạng thích nghỉ ngơi đó là cho ý căn của mình luôn luôn dõi theo tâm mình. Tức là nó luôn luôn có việc cho ý làm liên tục, không thể lười biếng được nữa. Tức là cái trí của mình không được lười biếng. Ví dụ như: Xem lại xem tâm mình có thiện hay bất thiện, hay việc mình vừa mới làm là thế nào. Tức là ý căn luôn kiểm soát. Không nên cho ý của mình được nghỉ ngơi, nếu không mình không tự nỗ lực trong các suy nghĩ của mình thì mình sẽ trở nên ngu đần. Hãy lấy trí tuệ soi tâm của mình, xem việc gì cần làm, việc gì không nên làm, tâm mình đang thiện, hay tâm mình bất thiện trong việc này, việc này làm đã đúng chưa hay sai chưa. Tức là đầu tiên ý căn của mình phải chăm chỉ.
Ý chăm chỉ trước, rồi thân sẽ chăm chỉ, rồi đến khẩu chăm chỉ. Ví dụ như mình suy nghĩ thấy: việc này là việc thiện, thì ý sẽ tác ý khiến cho mình có động lực làm. Sau đó, chúng ta bảo người khác làm. Sau khi tu tâm này cho chính chúng ta và giúp cho mọi người và thậm chí con em chúng ta sự thông minh nhanh nhẹn hơn.
Giống như một người có tâm bao quát hết việc này đến việc kia. Ví dụ: trong một đạo tràng, người được phân nấu cơm phải quan sát rất nhiều, xem món này ăn có ngon không, thời gian có đủ cho đạo hữu của mình không? Lúc này người nấu ăn không thể lười, phải quán sát xem làm sao việc của mình làm phù hợp để công việc của mình có liên quan đến các nơi khác nữa. Lúc này phải nghĩ làm sao vừa làm vừa ngon, phù hợp cho các bên để cho công việc đi đến đích cuối cùng đạt được quả báo cho tất cả.
Nhưng nếu một người chỉ nhận việc: Thôi việc của tôi tôi cứ thế tôi làm, cũng chẳng quan tâm tới xung quanh, có khi 11h các thầy khất thực, tôi cũng chẳng nghĩ gì tới bên Hành Đường cả thế là cứ ỳ ra nếu muộn sẽ ảnh hưởng kế hoạch mọi người.
Nếu có Ý chúng ta sẽ phải tư duy liên tục. Ví dụ lần này làm chưa tốt, phải lắng nghe người khác mai phải làm cố lên tức là lắng nghe, rút kinh nghiệm. Lúc đó thân mình sẽ phải tìm cách để nhanh lên, sẽ thông minh lên.
Hướng dẫn cách giúp trẻ thông minh
Vậy đối với trẻ nhỏ thì sao? Bạn có thể học cách Khổng Tử dạy con trước. Về cơ bản, trẻ chưa có thể có Ý sớm như người lớn thì nên giao cho các em một việc và sau đó mình dạy cho nó cách quán sát trong việc đó. Ví dụ: Nhờ con rửa cho mẹ quả cà chua này, rửa xong thì mẹ sẽ thái ra, bỏ vào xong, nấu lên. Ngày mai mình nói con rửa cà chua đi cho mẹ, xong hỏi: "Rửa cà chua để làm gì nhỉ, xong mẹ làm gì nữa nhỉ", mẹ còn thái rồi cho vào nấu, tức là trẻ con sẽ tự nhiên tư duy được một loạt công việc. Vì tư duy được như thế thì trí không lười, bé đi sát thực vào thực tế. Đừng để cho các bé chơi điện tử quá nhiều, sẽ bị thụ động vì theo diễn biến của trò chơi đã sắp đặt trước mà thân không thể làm theo được. Hơn nữa, khi chơi điện tử, các em cũng không có gì để lắng nghe được, tức là chỉ xem để biết rồi cười, không giải quyết được phần thông minh. Nếu cho trẻ em xem nhiều chắc chắn sẽ bị trầm cảm vì lúc đó trẻ không lắng nghe, không phát huy, không thực hành nên trí không phát triển được.
Muốn thông minh phải gắn liền cái tâm. Mình phải dạy xem làm cái này để làm gì, việc làm này suy nghĩ để làm gì, thì trẻ con mới bắt đầu suy nghĩ, tư duy, con sẽ tư duy đến cái thiện. Nó nhận định được thiện ác, phát triển tâm từ bi cho trẻ, để cho trí tuệ không lười biếng, biết tư duy tất cả các việc một cách logic, thiện pháp.
Muốn kiếp sau thông mình thì kiếp này phải biết cách làm cho mình thông minh và hướng dẫn cho người cách thông minh, phải thông minh ngay bây giờ, phát triển được trí của mình sáng ra, mình mới chấp nhận con đường đi của mình là đúng.
Tư duy quán sát tất cả mọi việc, từ đầu cho tới kết quả cuối cùng sẽ đạt được, luôn luôn để đầu óc mình tư duy trong tất cả mọi việc, thật nhanh nhẹn và thấu đáo,
Thực tế hiện nay đó là thường khi tu tập người ta rơi vào chấp ngã. Tức là tôi chỉ biết rằng: tôi làm cái này là giao cho tôi việc này tôi làm cái này thôi nhưng mình quên đi mục đích là để làm gì. Ví dụ: người tu Phật quên rằng chúng ta tu để đạt được cái gì? Đạt được cái vô ngã thì lại quên, ví dụ như nấu được nồi cơm là thành quả và dừng lại ở đó, còn vô ngã thì quên mất, cho nên sẽ không trí tuệ. Không có trí tuệ tức là không có khả năng loại trừ được phiền não, sinh ra chấp ngã. Cho nên, mục đich của thông minh và phải đi đến trí tuệ không chỉ đơn giản nhanh nhẹn quán sát mọi việc mà lại vẫn chấp ngã. Nếu thế những gì chúng ta vươn đến là tầm thấp. Mục đích chấp ngã để hưởng một số phước nhỏ nào đó là tầm thấp. Còn người đệ tử Phật phải hướng đến sự nhanh nhẹn, thông minh, quán sát nhưng phải đoạn trừ được các phiền não. Phiền não là do chấp ngã sinh ra. Chúng ta phải tiến đến loại trừ chấp ngã để chúng ta được quả báo lớn hơn. Đó là nhân để thoát tất cả các khổ, thoát ly luân hồi sinh tử.
MiMo (Tổng hợp)