Lời Phật dạy về trường thọ và đoản thọ: Liệu có cần tìm mọi cách để sống lâu?

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:57

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Tìm hiểu lời Phật dạy về trường thọ và đoản thọ để ta hiểu rõ vì sao mỗi người lại có tuổi thọ khác nhau và đâu mới là nguyên do, là yếu tố quyết định?

  

Lời Phật dạy về trường thọ và đoản thọ

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, tịnh xá ông Anàthapindika. có một người trẻ tuổi phân vân không hiểu lý do vì sao có người đoản thọ, lại có người trường thọ.

 

Đức Thế Tôn đã giải thích về người đoản thọ như sau: "Có người đàn bà hay người đàn ông sát sinh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loài chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú. Nếu được tái sanh trong loài nguời, người ấy phải đoản mạng".

 

Người sống thọ theo lời Phật đó là: "Người đàn bà hay người đàn ông từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, sau khi mạng chung được sanh vào thiện thú, thiên giới. Nếu tái sanh trong loài người, người ấy được trường thọ".

 

Bài học:  

Sống trên đời theo quan sát ta thấy xung quanh mình có vô vàn người và mỗi người có tuổi thọ không hề giống nhau, có người sống an nhàn cho tới tuổi già, ra đi trong tình yêu thương của con cháu, có người lại vì bệnh tật, tai nạn mà qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Theo lời Phật dạy thì nguyên nhân của sự khác biệt này là từ những việc họ làm trong quá khứ, kiếp trước có liên quan tới việc sát sanh, gây đả thương, không có lòng từ bi với chúng sanh... Ngược lại, người nào sống trên đời không sát sinh, biết bảo vệ và tôn trọng sự sống, giàu lòng từ ái đối với mọi người, mọi loài thì người ấy được phước báo trường thọ. 

 

Lời Phật dạy về trường thọ và đoạn thọ
 

Thọ được bao nhiêu tuổi đâu quá quan trọng?

Từ xưa tới nay, có phải chúng ta đang đặt nặng vấn đề tuổi thọ quá chăng? Thậm chí vua chúa ngày xưa cũng luôn tìm mọi cách để bản thân có thể sống thọ bằng việc áp dụng các phương thuốc khác nhau nhằm kéo dài số tuổi của mình. Dường như tư tưởng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chúng ta nên ai cũng chỉ quan tâm tới việc mình sống thọ không chứ không phải là mình đã sống có ích hay chưa? Ví dụ điển hình nhất là những người đi xem bói rất tò mò muốn biết mình liệu có sống thọ. Thực ra quan niệm sống thọ có vẻ đã lỗi thời hoặc là quá chung chung. Giờ đây, những người trẻ hay nói với nhau rằng:

comment leftSống lâu không bằng sống sâu Khuyết danhcomment right
Điều này có nghĩa là việc ta sống tới bao nhiêu tuổi không quan trọng bằng việc sống thật trọn vẹn, thật ý nghĩa ngay từng khoảnh khắc mình đang tồn tại trên cuộc đời này. Hơn nữa, qua lời Phật dạy về trường thọ và đoản thọ ở trên ta cũng phần nào hiểu rằng mỗi người có tuổi thọ khác nhau tùy thuộc vào duyên lành hay ác duyên mình đã gieo trong quá khứ. Thế nên, các Phật tử mới hay so sánh rằng mạng sống của chúng ta với bấc đèn, mỗi người có một bấc đèn khác nhau, bấc ngắn, bấc dài, phao dầu cũng khác nhau, bóng đèn cũng khác nhau. Bấc ngắn bấc dài là do định nghiệp tiền kiếp ảnh hưởng tới chúng ta, đó chính là phước báu thọ mạng. Có thể nói, Nhân Quả về thọ mạng của mỗi người rất rõ ràng và minh bạch, không một đấng quyền năng hoặc siêu nhiên nào có quyền chi phối và quyết định sự sống con người. Vì thế, ta có đi cầu khấn Thần Phật, hay uống thuốc trường thọ đi nữa thì cũng không thể thay đổi được tình hình. Sự thật là chính ta đã từ lâu là người tự quyết định lấy số phận của mình thông qua nghiệp lực do chính mình tạo tác. Vậy nên đừng đau buồn quá nếu không may ta không sống thọ, hãy ung dung chấp nhận nó, thậm chí bình an chấp nhận cái chết để tâm ta thôi lo lắng, sợ hãi. Tưởng rằng khổ đau là do người khác gây ra, nhưng phần lớn khổ đau đến từ chính bản thân ta, từ sự thiếu hiểu biết của ta.  Chúng ta nên hiểu được rằng nhân quả rất công bằng, vì vậy muốn đón nhận được những điều lành, nhân duyên tốt đẹp thì bản thân phải sống lương thiện. Những điều ta có thể làm đó là học tập theo lời Đức Phật giúp phòng bệnh, chọn lối sống lành mạnh, vui vẻ làm việc có ích giúp đời, giúp người. Còn việc thọ mạng của mình kéo dài bao lâu không còn quá quan trọng nữa rồi.   

 

Song bao lau khong quan trong bang bao sau
 

Không chỉ giúp người mới tích đức sống thọ

 

Theo lời Phật dạy về trường thọ và đoản thọ ở trên ta đã hiểu rằng những ai không sống lâu chủ yếu là vì họ làm quá nhiều việc xấu xa trong quá khứ. Vì thế, ngay ở hiện tại quan trọng nhất là thời điểm ta tỉnh thức, nhận ra cái sai trái, sự vô minh, lầm mạc của mình mà chỉnh sửa, hối cải với lỗi lầm đã gây ra. Thực ra dù sống lâu nhưng không làm việc để tích đức thì cũng thật vô nghĩa, cuộc sống quanh quẩn, buồn tủi càng kéo dài chỉ càng khiến khổ đau nhiều thêm mà thôi. Vì thế dù bạn sống bao nhiêu tuổi cũng cần biết làm phúc, như chiếc đèn dầu luôn biết đổ đầy dầu vào bình, lúc nào trong bình cũng ngập dầu thì đèn đó sẽ cháy được rất lâu. 

 

Càng trưởng thành ta càng nhận ra rằng, cái sống, cái chết vô cùng mong manh, vì thế thay vì sợ hãi thì hãy sống thật trọn vẹn. Để tích đức cho mình ở hiện tại và cả tương lai, ta có thể giúp người nhưng đó chưa phải là cách duy nhất.

Tích đức từ việc làm ăn lương thiện: Có nhiều ngành nghề cho ta lựa chọn nhưng hãy ưu tiên công việc lương thiện, giúp được nhiều người hơn là vì mục tiêu có được sự giàu có hơn. Có những nghề không có hậu theo lời Phật dạy: Tiền nhiều đến mấy cũng nên tránh. Một công việc thiện có thể tạo ra nhiều phước báu, đó là quá trình tích lũy từng việc nhỏ một ta làm mỗi ngày.

 

Tích đức từ việc tôn trọng người khác: Tôn trọng những người xung quanh dù họ là người kém hơn hay tài giỏi hơn mình.  Tích đức từ lòng khoan dung: Ai cũng có thiện tâm bên trong, chính lòng khoan dung của ta sẽ khơi gợi những điều tốt đẹp của mọi người xung quanh mình.  

Lòng hận thù chỉ khiến ta và người thêm khổ đau, sự khoan dung còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, giải thoát mình khỏi những sự giận dữ nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống.

 

Tích đức từ lời nói: Lời nói có thể làm thay đổi cuộc đời một người trở nên tốt đẹp hơn nhưng ngược lại cũng có tính sát thương rất cao. Làm người cần phải lời nào nên nói, lời nào không. Muốn có mệnh phú quý, đầu tiên tu dưỡng miệng phú quý, đừng gieo chuyện thị phi hại người.

Tích đức từ việc cứu người: Cứu người trong lúc nguy cấp không hề là việc bao đồng cho dù hiện tại ta tưởng mình có chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại vô tình tạo ra phước báu vô cùng lớn lao. Thế nên người xưa có câu "Cứu người lúc nguy cấp đường cùng, công đức rất lớn".