Triết lý của Phật về cách sống: Ở đời đừng quá sân si, không biết gì thì nên im lặng

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:41

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Triết lý của Phật về cách sống dạy chúng ta rằng nếu không thể chia sẻ, không thể bao dung được cho người khác thì hãy im lặng chứ đừng soi mói, sân si kẻo lại thêm nghiệp.

1. Đời người có 8 cái khổ

 

triet ly cua phat ve cach song
 

Theo lời Phật dạy, đời người có 8 nỗi khổ lớn nhất: Sinh, lão, bệnh, tử, yêu thương phải chia lìa, oán hận lâu dài, cầu mà không được, bị mê lạc bởi những điều thấy được ( Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tằng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ).

Sinh, lão, bệnh, tử là những nỗi đau thể xác tự nhiên.

 

Yêu thương phải chia lìa, oán hận lâu dài, cầu mà không được, bị mê lạc bởi những điều thấy được là những nỗi đau tinh thần.

Triết lý của Phật về cách sống nói rằng 7 nỗi khổ đầu tiên là nỗi khổ rõ ràng mà ai cũng có thể cảm nhận được; nỗi khổ cuối cùng không dễ nhận ra, nhưng nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Không cần biết bạn là ai, bạn cao quý như hoàng đế hay tướng quân, rẻ rúng hay sang chảnh, cao sang thì đều phải chịu đựng 8 tám điều gian khổ này

 

Cuộc sống đầy gian nan, vất vả, không mấy ai thực sự sung sướng trọn vẹn cả đời. Có những nỗi đau khó quên mà người khác không thể hiểu được.

 

Vì vậy, chúng ta có thể không hiểu những gì người khác đã trải qua, nhưng chúng ta không được tùy ý nhận xét về con người và cuộc sống của họ. Bạn chưa từng trải qua thì làm sao thấu hiểu.

 

Trước khi nhận xét về một ai đó thì phải xem lại mình, ai cũng có nỗi khổ riêng cả. Nếu mình không thể chia sẻ, không thể bao dung được cho người khác thì hãy im lặng chứ đừng soi mói, sân si kẻo lại thêm nghiệp.

 

2. Ngưng đổ lỗi cho người khác

 

Nếu bạn không biết những khó khăn mà người khác phải trải qua, đừng tùy ý soi mói, lên án họ. 

 

Sông có lúc người có khúc, đời người rất dài và đôi khi lại rất ngắn nên không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đời người vô thường, họa từ cái miệng mà ra, đừng ăn nói hàm hồ.

 

Trong nhà Phật thì khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ cả cuộc đời.

 

Chúng ta hãy luôn cẩn thận với lời nói, Ông bà ta cũng có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

 

Theo quy luật Nhân Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt dưa thì được quả dưa thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua. 

 

Chúng ta đã thấy những người vô cùng thiếu may mắn sinh ra đã bị sứt môi, nói ngọng, thậm chí là bị câm… đấy cũng là do tạo khẩu nghiệp xấu, gây nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trả nghiệp.

 

Vì thế, hãy sám hối, nhận lỗi và sửa sai, không bao giờ tái phạm và hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật, nói lời hay ý đẹp, cái miệng xinh chỉ nói những lời hay.

Chuyện con lợn và bầy cừu

 

Kể cho bạn nghe về một câu chuyện, hy vọng sau khi đọc xong bạn sẽ hiểu thế nào là đặt mình vào vị trí của người khác.

Có một con lợn nhỏ xông vào đồng cỏ và ăn uống với bầy cừu mỗi ngày.

 

Nhưng không lâu sau đó, người chăn cừu đã phát hiện ra sự tồn tại của nó và lập tức chộp lấy nó và đem ra chợ bán. Lợn con rú lên và vùng vẫy trong sự tuyệt vọng nhưng không thể thoát khỏi sự kiểm soát của người chăn cừu.

 

Bầy cừu sốt ruột nói: "Còn rú lên cái gì! Chúng tôi thường xuyên bị hắn tóm được, nhưng chưa bao giờ bị hắn đem ra chợ rồi làm ầm ĩ như người!".

 

Con heo tuyệt vọng nói: "Chúng ta không giống nhau. Nếu hắn ta bắt mấy người, hắn chỉ lấy lông hoặc sữa của mấy người thôi, nhưng nếu hắn bắt tôi, hắn muốn mạng sống của tôi!".

 

Bầy cừu bỗng dưng hiểu ra và im bặt, thì ra heo không giống cừu, heo rú lên là có nguyên do cả, làm gì có ai cận kề cái chết mà có thể bình tĩnh được, cừu không bị làm thịt thì làm sao mà hiểu được.

 

Những con cừu trước đó mắng chửi, phê phán con heo vì chúng không hiểu những thử thách sinh tử mà con heo sắp phải đối mặt, vì vậy cừu chỉ thấy heo làm quá mọi chuyện rồi rú lên ồn ào. Sau khi nghe heo nói xong thì bầy cừu đã hiểu ra và im miệng lại.

 

Ở đời sợ nhất là chẳng biết cái gì nhưng vẫn đi nói xấu người khác, phê phán người khác.

 

Một người chỉ có thể thấu hiểu nỗi đau, nỗi buồn sau khi đã trải qua nó hoặc từng chứng kiến người khác có hoàn cảnh giống mình. Cũng giống như câu chuyện trên, con heo rú lên là vì nó biết mình sẽ bị bán ra chợ rồi đem đi thịt như giống loài của mình.

 

Vì vậy, nếu bạn không biết khó khăn của người khác, xin đừng tùy tiện lên án họ, biết cuộc sống của người khác cũng không dễ dàng gì thì tại sao bạn cứ lên án họ làm chi cho nhân sinh thêm khổ đau. Lòng tốt lớn nhất của con người chính là sự thông cảm và hiểu biết.

 

3. Ngưng bới móc lỗi lầm của người khác

 

Ngung boi moc loi lam cua nguoi khac
 

Tập thiền và nghĩ về bản thân, đừng chăm chăm bàn chuyện thiên hạ và ngưng nói về lỗi lầm của người khác.

 

Một người khôn ngoan thực sự không tìm kiếm lỗi lầm và bới móc lỗi lầm ở người khác. Chúng ta không thể hiểu được nỗi đau của người khác, vì vậy chỉ cần lo cho bản thân là đủ.

 

Chuyện bát mì vợ nấu

 

Một cặp vợ chồng đã chung sống gần hết cuộc đời, sống rất hòa thuận.

 

Nhưng điều khiến ông chồng không hài lòng nhất đó là ông không thích món mì mà bà vợ nấu vì nó quá mềm và không thơm một xíu nào hết.

 

Một hôm, ông lão quyết định tự tay nấu một tô mì, trổ tài để bà vợ ăn thử cho sáng mắt ra, lần sau nấu theo.

 

Vì vậy, ông ấy nấu một tô mì hoàn hảo và vội vã gọi bà vợ đang ngủ thức dậy ăn.

 

Nhưng bà cụ chậm rãi nói: “Đừng lo, hôm nay tôi sẽ nói cho ông biết lý do một tô mì ngon lại có thể bị nát và kém ngon”.

 

Hóa ra không phải là bà lão không nấu được mì, mà bát mì bị nát và không thơm ngon là do mỗi lần bà nấu mì xong gọi ông chồng dậy thì ông ấy đều ngủ say, không chịu thức dậy ăn, để lâu quá nên bát mì bị nở và nát, nguội tanh.

 

Trong cuộc sống cũng vậy, chúng ta luôn chú trọng đến cảm xúc của bản thân nên cứ mù quáng trách móc nhau từ đó bỏ qua toàn cảnh sự việc. 

 

Bạn có chắc người ta sai hoàn toàn không? Lỗi lầm đều nằm ở người ta có phải không? Trước khi oán trách thì phải xem xét cho kỹ.

 

Lòng tốt lớn nhất của một người là không tùy ý đổ lỗi cho người khác. Những người có suy nghĩ càng thấp thì sẽ càng nhìn ra nhiều lỗi của người khác rồi phán xét. 

 

Cuộc sống là một hành trình cô đơn, không ai có thể thực sự đồng cảm với bạn. Nếu bạn chưa gặp phải khó khăn của người khác đang phải trải qua, đừng đòi hỏi người ta phải tươi cười vui vẻ với bạn.

 

Lời Phật dạy về sám hối hy vọng mỗi con người chúng ta hãy chăm sóc trái tim và chăm sóc cái miệng của mình thay vì săm soi chuyện người khác.

 

4. Đừng đòi hỏi người khác phải rộng lượng

 

Giữa biển người mênh mông, ai mà không khó khăn? Tất cả chúng sinh, ai là không đau khổ? Cho dù đó là đau khổ hay đau đớn, chúng ta không bao giờ có thể trải nghiệm nó một cách trọn vẹn nếu không tự mình dấn thân trải nghiệm.

 

Vì vậy nếu bạn không biết hay không hiểu nỗi khổ của người khác cũng được nhưng đừng chỉ tay phán xét.

Chuyện tu sĩ khoe khoang nỗi đau

 

Có một câu chuyện kể về một tu sĩ được ghi lại trong kinh Phật, kể rằng sau khi ông bị thương trong một vụ tai nạn, những người hàng xóm thấy thương cảm và lần lượt đến thăm hỏi ông.

 

Vì vậy, người tu sĩ đã chịu khó mở vết thương của mình ra cho mọi người xem và kể cho những người đến thăm về trải nghiệm không may của mình. Với ánh mắt thương hại, mọi người thở dài khi nghe vị tu sĩ nói rồi rời đi ngay khi họ nghe xong.

 

Ngày này qua ngày khác, vết thương của tu sĩ không những không cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng hơn, cuối cùng chết vì chữa trị không hiệu quả.

 

Người tu sĩ trong câu chuyện cũng giống như chúng ta trong cuộc sống, mong muốn người khác hiểu được nỗi đau của mình rồi kể lể ra cho họ xem nhưng lại phản tác dụng. 

 

Đừng bao giờ kể với ai về vấn đề, khó khăn của bạn. 90% trong số họ không quan tâm. 10% còn lại chỉ vui sướng khi nghe thấy điều này. Đừng có kiểu chuyện gì cũng thật lòng kể hết cho người khác nghe, đôi lúc bạn kể là chuyện buồn, nghe vào tai họ lại ra hàng ngàn phiên bản truyện cười.

 

Phật nói: “Ngàn người đau khổ một nghìn cách, và nỗi thống khổ của họ đều khác nhau”.

 

Ai cũng có cuộc sống riêng, khó thấu hiểu được nỗi đau nếu không phải chính thân mình trải qua.

 

Chúng ta không thể hiểu nỗi cay đắng của người khác, cũng như người khác không thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của chúng ta.

 

Vì vậy, nếu bạn không biết khó khăn của mình, bạn không phải lo lắng về điều đó. Nếu bạn không biết khó khăn của người khác, đừng thuyết phục người khác phải từ bi, rộng lượng. 

 

Quan tâm không vượt qua ranh giới, thấu hiểu và không vu khống, tử tế và không làm tổn thương là sự bảo vệ lớn nhất dành cho nhau!

 

Mời bạn tham khảo thêm tin cùng chuyên mục: