Bất ngờ với phản ứng của Đức Phật với lời khiêu khích nhắm về mình

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:39

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh, sáng suốt và mang lại cho ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống khó xử.

 

Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi

Chuyện kể lại rằng, có lần Đức Thế Tôn đi khất thực với các môn đệ tới một con sông nọ. Ngài cùng các đệ tử ngồi xuống để chờ người lái thuyền qua đón. Bất ngờ trong lúc này có một vị pháp sư cũng xuất hiện nhưng người này không ngồi chờ mà dùng thần thông của mình đi trên mặt nước để sang tới bờ bên kia.

 

Những đệ tử của Đức Phật chứng kiến cảnh rất ấn tượng, đẹp mắt đó và thể hiện sự ngưỡng mộ vị pháp sư kia. Một lúc sau, khi Đức Phật và các môn đệ đã yên vị trên thuyền họ không ngừng bàn tán về những gì mình vừa thấy. Một vị đệ tử đã không kìm được lòng mình, tò mò hỏi Đức Phật: - Nếu đã là Phật, tại sao Ngài lại không thể bước đi trên mặt nước như người kia?

 

Lúc này, Đức Phật nhìn vị đệ tử nọ cùng những người còn lại ở trên thuyền và từ tốn trả lời: - Nếu ta làm như vậy còn các ngươi sẽ như thế nào? Việc ta có thể bước đi trên mặt nước có thể giúp gì cho các ngươi không? Đối với một người thích thể hiện thì họ sẽ dùng thần thông của mình để thể hiện nhằm thu hút sự nể phục của đám đệ tử nhưng Đức Phật lại không làm như vậy. Qua câu chuyện trên có thể thấy, một việc không mang lại lợi ích rõ ràng, nhất là chỉ để thể hiện bản thân cho người này người kia ngưỡng mộ, khen ngợi thì Đức Thế Tôn nhất định sẽ không làm.

 

Duc Phat phan ung voi tam ua thich khen ngoiĐức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi" src="https://xemsomenh.com/media/images/article/3338/duc-phat-phan-ung-voi-tam-ua-thich-khen-ngoi.jpg">

Đức Phật không vì muốn nghe lời khen mà làm điều vô nghĩa, không mang lại lợi ích gì.

Tâm lý thường tình của con người là tò mò, dễ bị cuốn theo những gì khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường. Thế nên chúng ta thường bị thu hút và cảm thấy thích thú trước những ai có khả năng biến hóa thần thông vì cho rằng đó là những khả năng vô cùng đặc biệt. Trong kinh còn có những mẩu chuyện chỉ ra rằng không chỉ chúng ta bị cuốn vào các biến hóa thần thông này, mà đến cả người xuất gia thời Phật, như Tỳ kheo Sunakkhatta cũng có thái độ bất mãn, phẫn nộ, từ bỏ đời sống xuất gia, trở lui về đời sống thế tục chỉ vì ông chỉ trích Phật không có thần thông biến hóa.

 

Động cơ để biểu diễn thần thông xuất phát từ tâm tham cầu, muốn người khác nể phục, trầm trồ ngợi khen, thích được tung hô. Trong khi đó, biến hóa thần thông là kết quả của sự tu tập, thực hành Chánh pháp, do vậy, Ngài dùng từ “thành tựu” khi nói về các loại thần thông. Tuy nhiên, đây chưa phải là cứu cánh giải thoát, nên Đức Phật không muốn các đệ tử của mình dính mắc vào sự thành tựu này mà chướng ngại trên đường tu tập. Không nên vì khả năng hơn người này mà sử dụng tùy tiện với mục đích không cao thượng. Nếu không nhắc nhở mình, những người này dễ dàng đi lệch hướng và bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi khi sống bao vây giữa sự cung kính và lợi dưỡng của dân chúng mà xa dần con đường thực hành và hướng dẫn nếp sống phạm hạnh. Có thể thấy Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài rất hạn chế trong việc sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt nhằm đáp ứng tâm lý tò mò, thỏa mãn sự hiếu kỳ của người khác. Hơn nữa, biết được tác hại nhiều hơn lợi ích nên Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông cho dù là mục đích sử dụng chúng là xuất phát từ tâm ý tốt hay xấu đi chăng nữa.

Đừng để việc thích nghe khen ngợi trở thành cái bẫy

Đúng là những lời khen đúng lúc, xuất phát từ sự chân thành càng khiến ta muốn cố gắng làm tốt hơn nữa những việc làm có lợi ích cho xã hội. Thế nhưng trong cuộc sống thì không phải ai cũng có dụng ý tốt như vậy. Những lời khen tưởng như là vô hại nhưng nó là cái Nhân cho những Quả không tốt đẹp sau này, do đó ta cần biết phòng ngừa chúng từ sớm sẽ tốt hơn. Lời Phật dạy khen chớ vội mừng bị chê cũng chớ vội buồn. Hơn nữa, qua cách Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi đã cho ta bài học sâu sắc trong việc đối nhân xử thế hàng ngày. Từ đó, ta biết rằng trước khi làm việc gì thì nghĩ xem nó có thực sự mang lại lợi lạc gì không. Luôn phải tỉnh táo, sáng suốt đừng vì một vài lời khen để rồi phạm sai lầm đáng xấu hổ. Sống trong cõi ta bà này ai chẳng ưa thích việc mình được xem trọng, tung hô nhưng mối họa sau đó luôn tiềm ẩn mà không phải ai cũng nhận ra được. Giống như việc các ông chồng có xu hướng ngoại tình vì họ được các cô bồ khen ngợi, nịnh nọt hết lời. Họ không nhận ra cái bẫy trước mắt khiến họ có nguy cơ tan cửa nát nhà, con cái bơ vơ. Họ chỉ thấy ở hiện tại mình đang vui, hạnh phúc vì được thể hiện bản lĩnh đàn ông trong mắt các cô gái ấy nên họ cứ lao vào các mối quan hệ ngoài luồng như con thiêu thân. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa vì những lời ngon tiếng ngọt mà dẫn đến người tôi trung bị hãm hại, dân tình sống điêu linh khổ sở vì nạn bóc lột thậm tệ của kẻ quan quyền. Vậy nên chớ vì những lời khen ngợi rồi không đủ sáng suốt để nhận ra đâu là bạn, đâu là thù. Cái tôi của chúng ta thích được vuốt ve nên chỉ muốn nghe những lời nịnh nọt và phản ứng gay gắt với những lời chê bai. Thế nhưng "mật ngọt chết ruồi", ta cần tỉnh táo để bình tâm, miễn nhiễm từ lời khen cho tới lời chê.

 

Nen binh tam truoc nhung loi khen che
 

Trong khi đó việc khen hay chê chỉ hoàn toàn dựa vào ý kiến cá nhân, thực tế một bộ cánh hôm nay mà bạn ưu ái chọn lựa có người khen hết lời, ngược lại có người chê xấu, không hợp thời. Thế nên đừng vin vào lời nói của ai mà quá vui hay quá buồn làm gì. Lời khen tiếng chê tuy không thật nhưng nếu ta chấp vào đó thì thành ra mình bị nó dẫn dắt, khi thì vui mừng quá mức, lúc lại buồn rầu, khổ đau. Nếu không biết bình tâm bỏ qua những lời đó thì suốt cả đời ta cứ bị tiếng khen lời chê làm rối loạn tinh thần nên mất bình tĩnh, lạc lối, không làm chủ được bản thân. Đây cũng thường là nguyên nhân của những người nổi tiếng quá sớm cảm thấy lạc lối giữa những lời bình luận của người hâm mộ hoặc là lý do cốt lõi gây ra tình trạng trầm cảm của những bà mẹ sau sinh cho dù họ được mọi người trong gia đình chăm sóc tận tình... Sống ở đời, hãy học cách để bản thân đừng bị quá thu hút bởi những sự việc hào nhoáng bên ngoài, thay vào đó, hãy biết ơn các việc làm tuy bình thường nhưng có ý nghĩa thiết thực, những đồng cam cộng khổ thật sự của những người bên cạnh bạn. Người xưa đã có bài kệ nhắc nhở chúng ta rằng:

Khi được khen ai cũng vui tươi,

Khi bị chê ai cũng buồn chán,

Người khôn vượt khỏi khen chê,

Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.

Còn đối với mỗi chúng ta cũng cần biết khen đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ kích thích cho một người có thêm động lực trong cuộc sống. Lưu ý rằng, việc khen chê không đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng sẽ làm người đó tự ái mà gây hại cho bản thân và mọi người.  Do đó, đối xử chân thành, tình cảm, thành thật với gia đình người thân, bạn bè, anh em... dám chỉ ra những khuyết điểm của nhau để ta và người cùng sửa sai mà hoàn thiện chính mình. Nhất định tránh xa việc nịnh nọt và lợi dụng nó làm bàn đạp để đạt được mục đích thoải mãn sự ích kỷ của cá nhân.