Sống tốt, giúp nhiều người có cần phải sám hối?
(Xemsomenh.com) Để chuyển nghiệp, tiêu trừ tai ương, chúng ta cần phải hiểu đúng về sám hối thì mới mong tư duy đúng, thực hành đúng.
Phàm làm người, chúng ta khó tránh khỏi những lỗi lầm mà mình đã gây ra cho chính mình cũng như những người xung quanh. Và khi nhắc đến tội lỗi chúng ta lại nghĩ tới nhân quả nhưng nhân nào quả nấy là chỉ cho những người không chịu tu, vì họ chấp nhận số phận đã an bài nên càng tạo nghiệp xấu nhiều hơn, người biết tu thì sẽ sám hối, thay đổi được nhân quả xấu. Người xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.
1. Tôi là người tốt, biết giúp đỡ mọi người có cần sám hối
Qua bài viết: Sám hối có xóa sạch được tội? chúng ta đã hiểu Sám hối là gì. Sám hối là một hành động chứng tỏ rằng mình đã biết phân biệt điều đúng điều sai, điều hay, điều dở, điều nên làm, điều không nên làm. Có người thắc mắc: Tôi không hề làm hại ai, mất lòng ai, cũng chẳng hề giết hại một sinh vật nào, tôi cho nhiều hơn tôi nhận, tôi giúp đỡ nhiều người thì có cần sám hối?
Nói như vậy là chưa hiểu đúng về sám hối.
Để hiểu đúng về sám hối chúng ta phải biết rằng mỗi chúng ta không phải lần đầu tiên hiện diện nơi cõi Ta Bà! Chúng sanh đó đã đến rồi đi, đi rồi quay trở lại, lên xuống, tới lui đã bao nhiêu lần rồi, không có con số để tính đếm. Cứ mỗi lần đến rồi đi thì kể là một kiếp, và mỗi lần như vậy chúng ta lại tương tác giữa chúng sanh với cõi Ta Bà này.
Rồi thì ở kiếp tiếp theo với những thứ cuộc đời này giày vò chúng ta, kết quả là một chuỗi nghiệp lực mới được hình thành. Những món nợ nào thuộc trong cả các kiếp, nếu thuận duyên thì trả, không thuận duyên thì chờ kiếp khác. Chúng sanh đó cứ đến đễ gây nợ, rồi đi, mang nợ theo mình.
Các chuỗi nghiệp lực vì thế mà cứ dày lên khi chúng ta chết rồi lại sinh ra trong kiếp khác, vậy thì làm sao chúng ta biết nơi đâu là mắt tháo gỡ, muốn tìm lại chuỗi nghiệp lực thứ nhất cũng là điều không thể và cũng không nhớ ra đó là món nợ gì.
Do đó, khi hiểu đúng về sám hối rồi chúng ta sẽ biết rằng phải luôn luôn sám hối chứ không phải cho rằng hiện chúng ta sống tốt với mọi người thì không cần đến sám hối làm gì cả.
Muốn tháo gỡ những dây lò xo nghiệp lực này, chỉ có một cách duy nhất là SÁM HỐI. Dùng Tâm thành, đem hết sự thiết tha của lòng ăn năn hối cải, tạo thành ngọn lửa Sám Hối, làm chảy tan những nghiệp chướng đã được gây tạo từ bao nhiêu đời kiếp trước.
Ngày nào thoát kiếp tái sinh và lục đạo Luân Hồi, khi đó mới có thể mạnh dạn và dứt khoát thoát vòng nghiệp lực. Tuy nhiên, thoát được sự quấy phá của nghiệp lực, nhưng vẫn không ngừng việc sám hối cho đến khi tất cả nghiệp chướng tan đi và chúng sanh đó trở về với trạng thái Nguyên Thủy Thuần Khiết của mình.
Tuy nhiên, việc Sám Hối vẫn còn luôn tiếp tục cho đến khi không còn một chướng duyên nào cả. Điều đó đã tỏ rõ sự quan trọng và tối cần thiết của việc Sám Hối để đạt được quả vị Bồ Tát hay quả vị Phật trong tương lai.
2. Có cần sám hối với chính bản thân mình
Thông thường thì chúng ta nghĩ tới sám hối là hành động sửa chữa sai lầm ta làm với người khác mà quên mất rằng ta cũng cần sám hối cho chính mình vì những gì ta đã tạo ra điều không hay, không tốt đẹp cho chính bản thân.
Nếu một chúng sanh có những hành động, cử chỉ không tốt đẹp đối với chính mình, chúng sanh đó không thể nói rằng: tôi cam chịu, không có sự hối hận. Đó là một ý nghĩ sai lầm.
Bản thân đã biết mình làm những điều không tốt với chính mình nhưng nếu tôi không tư duy, không nghiền ngẫm, không sửa đổi thì đến một lúc nào đó tôi cũng sẽ hành sử đúng những điều không tốt đẹp đó cho kẻ khác. Chính bản thân tôi mà tôi còn không tha thiết, không tôn trọng thì rất khó lòng để cho tôi có thể tôn trọng kẻ khác được. Do ở tính chất này mà nghiệp lực dễ phát sinh. Chúng ta thường nghiêm khắc quá hoặc chẳng quan tâm gì tới bản thân mình, thậm chí có lúc quên rằng chính chúng ta cũng cần được tha thứ. Mỗi ngày qua đi, chúng ta đã là một con người mới, nếu vẫn oán tránh với tội lỗi của chính mình gây ra sẽ chẳng thể làm việc gì khác tốt hơn.
Những thói quen xấu luôn luôn góp phần vào việc tạo nghiệp dữ. Hiểu đúng về sám hối để thực hiện nó đi kèm với tu tập, muốn tu tập đúng nghĩa để có thể mang đến một kết quả tốt đẹp, điều kiện cần yếu trước tiên là phải sửa đổi Tâm của mình, phải hoán chuyển Tâm bất thiện ra Tâm thiện, Tâm xấu ác ra Tâm tốt đẹp. Tâm lúc nào cũng đi kèm với Ý, do đó sửa tâm là phải sửa ý.
Sám hối là tinh thần cầu tiến, làm mới lại chính mình. Với tinh thần cầu tiến, biết hổ thẹn, nhờ sám hối, chúng ta sẽ không tái phạm lỗi lầm xưa. Lòng chí thành thiết tha sám hối sẽ giúp chúng ta vơi bớt tội lỗi và từ từ hết sạch.
Nhờ sám hối mà tâm ta ngày càng trong sạch. Dám sám hối là một việc làm việc làm can đảm, khiếu tâm cống cao ngã mạn, tự ti, mặc cảm, lần lần thuyên giảm, nhờ vậy ta càng ngày càng tốt hơn, ít phạm phải lỗi lầm.
Tu mà không gan dạ sám hối quả thật là người hèn nhát khi biết rằng sám hối là phương pháp sách tấn mạnh nhất, nhờ sám hối, dù có tạo tội bao nhiêu, chúng ta vẫn là người tốt trong hiện tại và mai sau.
Tóm lại, sám hối là một phương pháp tu hành rất thiết thực, có lợi ích cho hiện tại và mai sau. Người đời vì không biết, nên khi có lỗi lầm thì ém nhẹm, giấu diếm, không cho ai biết, tìm cách che giấu tội lỗi. Vì thế, tội lỗi ngày càng chồng chất, cuối cùng hết phước, chịu họa không thể lường. Người xưa nói “Người không gặp hoạn nạn, không biết quay đầu”. Do đó mà đại đa số người đời bị sa hầm, sụp hố, đến khi tỉnh ngộ hiểu ra, mới biết sám hối là điều cần thiết cho tất cả mọi người.
Tin bài cùng chuyên mục: