Cách bày mâm ngũ quả ngày tết trong văn hóa 3 miền cực đơn giản, đẹp
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình người Việt đều bày biện mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Vì thế, trong không khí tết Nguyên Đán 2024 đang đến gần, cách bày mâm ngũ quả ngày tết ra sao để vừa đơn giản lại còn đẹp cũng như là tìm hiểu về mâm ngũ quả miền bắc ra sao, có khác gì với mâm ngũ quả miền nam và mâm ngũ quả miền trung không được các gia đình hết sức quan tâm. Hiểu được nhu cầu ấy, bài viết sau đây hy vọng sẽ giải đáp hết những thắc mắc ấy của bạn.
Cách trang trí mâm ngũ quả
Mặc dù ý nghĩa của mâm ngũ quả giống nhau nhưng tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách bày mâm ngũ quả ngày tết khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày lên mâm ngũ quả. Vì vậy, cách trình bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.
Mâm ngũ quả ngày nay tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn, thường có cách bày mâm ngũ quả đơn giản, là một phần giúp trang trí nhà cửa dịp tết nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Để hiểu rõ hơn về cách bày mâm ngũ quả ngày tết, vậy hãy cùng điểm qua xem mâm ngũ quả miền bắc, mâm ngũ quả miền nam và mâm ngũ quả miền trung có gì khác nhau, đặc trưng cách bày mâm ngũ quả của từng miền là gì nhé!
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc được trình bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, bày mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc cũng phải phối theo 5 màu: mệnh Kim màu trắng, mệnh Mộc màu xanh, mệnh Thủy màu đen, mệnh Hỏa màu đỏ, mệnh Thổ màu vàng. Cách bày mâm ngũ quả đep Miền Bắc còn phụ thuộc vào bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng đối với mâm ngũ quả miền Bắc, mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.
Ở miền Bắc, theo cách bày mâm ngũ quả ngày tết thì thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Người miền Bắc thường chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Bắc truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả miền Bắc đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật.
Một điều cần lưu ý khi tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc là những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả miền Trung
Trong khi người miền Bắc thường chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết thì người miền Trung và miền Nam thoải mái hơn trong cách bày mâm ngũ quả đơn giản khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, họ thường hay chỉ tìm hiểu cách bày mâm ngũ quả đơn giản, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả miền Trung mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.
Người dân miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung bày biện đủ: Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường có các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: "Cầu sung vừa đủ xài"), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng, mong muốn con cháu đầy nhà. Điều đặc biệt mâm ngũ quả miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.
Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, vì thế nên những quả đó không được xuất hiện mâm ngũ quả ngày tết miền Nam, đó là:
- Chuối: Chúi nhủi, khác với mâm ngũ quả miền Bắc, người miền Nam quan niêm nếu đặt quả này lên mâm ngũ quả ngày têt miền Nam thì làm ăn không phất lên được.
- Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại. Vì vậy, lê, táo không được đặt trên mâm ngũ quả miền Nam
- Cam, quýt: Quýt làm cam chịu. Với ý nghĩa này, người miền Nam cũng kỵ đặt quả này lên mâm ngũ quả miền Nam.
Cùng với hoa tết, mâm ngũ quả ngày Tết là một phần không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của người Việt Nam cũng nét văn hóa đặc trưng của người Việt, là một phần không thể thiếu của lễ cúng giao thừa, cúng 30 tết dù cho mâm ngũ quả miền bắc, mâm ngũ quả miền Trung và mâm ngũ quả miền Nam có khác nhau, cách trang trí mâm ngũ quả ngày tết cũng có nhiều cái trái ngược nhưng trên hết đều là thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.
Hy vọng với bài viết trên các bạn sẽ tìm được cách bày mâm ngũ quả ngày tết phù hợp nhất với gia đình mình.
Chúc các bạn năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!