Khám phá ý nghĩa của mâm ngũ quả và cách chưng mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Vì thế, để mọi người hiểu rõ hơn về mâm ngũ quả ngày tết là gì, nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày tết là từ đâu cũng như là biết chi tết hơn về mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì và ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết đó là gì. Chúng tôi đã nỗ lực truyền tải đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp mọi người giải đáp hết thắc mắc của mình và tìm được cách chưng mâm ngũ quả ngày tết đẹp mắt nhất.
Mâm ngũ quả ngày tết là gì?
Mâm ngũ quả ngày tết là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, cùng với hoa ngày tết sẽ có một mâm ngũ quả đẹp. Các loại trái cây bày lên mâm ngũ quả ấy thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả ngày tết hiện nay đã thay đổi rất nhiều, ý nghĩa của mâm ngũ quả là trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đâu?
Tìm hiểu về nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày tết, bạn mới thấy hết được ý nghĩa của mâm ngũ quả đó.
Trong kinh Vu Lan Bồn do Phật thuyết cho Mục Kiền Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ.
Theo đó, tại Trung Quốc, Lương Vũ Đế nhà Lương theo truyền thuyết là người đầu tiên cử hành hội Vu Lan Bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó "phát triển thành tục". Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành hội này để báo đền ân Giám mục mẹ, tổ tiên".
Thời nhà Đường, các vua rất xem trọng lễ cúng dường Vu Lan, các triều đại sau này vẫn tiếp tục và cho đến ngày nay vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa. Theo đó, mâm ngũ quả ngày tết có ý nghĩa như một sự thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên.
Ở một phương diện khác, theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (mệnh kim), gỗ (mệnh mộc), nước (mệnh thủy), lửa (mệnh hỏa) và đất (mệnh thổ) - gọi là ngũ hành. Vì vậy, để hiểu nguồn gốc của mâm ngũ quả ngày tết, ta cũng có thể hiểu theo cách này.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Các trái cây trong mâm ngũ quả ngày tết và ý nghĩa của từng quả là gì?
Mâm ngũ quả ngày tết truyền thống với 5 loại quả, ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết với số quả lẻ này thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển.
Hơn nữa, 5 loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân.
"5 loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết được bày biện trên ban thờ là những sản vật được kết tinh từ mồ hôi, công sức của người dân lao động chắt chiu qua từng mùa vụ, để rồi khi xuân về là lúc người dân bày những mâm ngũ quả đẹp nhất thành kính dâng lên ông bà tổ tiên”
Vì thế, trong các lễ cúng giao thừa, cúng tất niên,... mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu.
Nhắc đến mâm ngũ quả ngày tết và ý nghĩa của chúng, ta cũng không thể phủ nhận rằng cách bầy mâm ngũ quả tết Nguyên Đán mang một nghĩa chung sâu sắc đó là thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.
Trang trí nhà cửa, trang trí bàn thờ tổ tiên mà không có mâm ngũ quả ngày Tết cũng sẽ là một điều vô cùng thiếu xót.
Tìm hiểu ý nghĩa của từng loại quả là một phần không thể thiếu khi tìm hiểu về ý nghĩa của mâm ngũ quả, mỗi một loại quả được chọn bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết đều mang những ý nghĩa riêng. Trước khi tìm hiểu mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì, cùng điểm qua lại ý nghĩa cả một số loại quả:
-
Quả Lê: Vị ngọt thanh , bày lên mâm ngũ quả ngày tết nhằm ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
-
Quả Lựu: Nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống, được nhiều người Việt ưa chuộng đặt lên mâm ngũ quả ngày tết.
-
Quả Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
-
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
-
Quả phật thủ: Giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người, được người miền bắc rất ưa chuộng đặt lên mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc.
-
Táo: Có nghĩa là phú quý.
-
Hồng, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.
-
Thanh long (rồng mây hội tụ): Thể hiện sự phát tài phát lộc.
-
Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn, ý nghĩa của mâm ngũ quả sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu loại quả này.
-
Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: Hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
-
Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: Lộc trời.
-
Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
-
Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
-
Xoài có âm na ná như “xài”, cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì?
Bàn về cách chưng mâm ngũ quả ngày tết cũng như là tìm hiểu vấn đề mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì, ta lại phải xét theo từng vùng miền để có câu trả lời chính xác nhất. Đối với từng miền, đánh giá những mâm ngũ quả đẹp nhất, đầy đủ nhất lại khác nhau, thế nên mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì cũng khác nhau.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, 5 loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết thường có: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Người dân miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung bày biện đủ: Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Cách bầy mâm ngũ quả tết nguyên đán của người miền Nam theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết : Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, những mâm ngũ quả đẹp nhất còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Chính vì sự khác nhau của những loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết ấy nên cách bày mâm ngũ quả cũng có sự khác nhau.
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Dựa vào việc tìm hiểu mâm ngũ quả ngày tết là gì và nguồn gốc mâm ngũ quả ngày tết từ đâu, ta cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết to lớn thế nào. Tuy nhiên, ngày nay hoa quả ngày càng phong phú, cũng không cần xem trọng quá việc mâm ngủ quả ngày tết gồm những gì rồi chỉ được bày biện 5 loại quả trong mâm ngũ quả ngày tết ấy, có thể mâm ngủ quả ngày tết còn có thể trở thành mâm thập quả. Thế nhưng, không thể phủ nhận, tên gọi “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời, cách chưng mâm ngũ quả ngày tết tạo cho không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp, rực rỡ.
Hy vọng chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến mâm ngũ quả ngày tết và giúp bạn tìm được cách bày những mâm ngũ quả đẹp nhất với gia đình mình.
Chúc các bạn năm 2018 Mậu Tuất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc!