Kinh Phật hàng ngày: Tất cả các bài kinh phổ biến nhất hiện nay, hướng dẫn cách trì tụng đúng chuẩn
(Xemsomenh.com) Tổng hợp các bài kinh Phật để phật tử nghe, trì tụng tại gia hàng ngày: Chú Đại Bi, Kinh Sám Hối, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ…
1. Kinh Phật là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Kinh Phật có nghĩa là lời của Phật, Bồ Tát hay chư Tổ dạy cho đệ tử được ghi chép lại. Cắt nghĩ chữ “Kinh” trong đạo Phật: Kinh (zh. 經, sa. sūtra, pi. sutta), còn gọi là Khế kinh (vì chúng khế hợp với đạo lý do Phật dạy, đồng thời cũng khế hợp với căn cơ người nghe).
Xét về nghĩa đen, chữ “Kinh” có nghĩa là sợi tơ thẳng, xuyên suốt.
Sách Phật gọi là “Kinh”, bởi chúng có tác dụng xuyên suốt lời dạy của Đức Phật, giữ vững đạo lý nhà Phật, trên hợp với đạo lý, dưới hợp với trình độ người nghe, người tụng niệm.
Đây cũng là tên gọi chung cho các bài giảng của đức Phật, nằm trong tạng thứ hai của Tam tạng. Tất cả các bộ kinh được gộp chung trong Kinh tạng. Đọc Kinh Phật hàng ngày để tĩnh tâm, hóa giải nghiệp lực kiếp người.
Tụng kinh niệm Phật tại gia hưởng nhiều lợi ích |
2. Kinh nhật tụng là gì? Ý nghĩa kinh nhật tụng?
Như trên ta thấy rằng, Kinh nhà Phật có nghĩa là lời của Phật, Bồ Tát hay chư Tổ dạy cho đệ tử được ghi chép lại.
Đây là những lời dạy mang tính chân lý, không thể thay đổi, hợp với trình độ mọi người.
Còn “Kinh nhật tụng” là kinh Phật hàng ngày, bài kinh dùng để trì tụng hàng ngày ở chùa cũng như tại gia của các Phật tử, cư sĩ. Trì tụng kinh nhà Phật hàng ngày để tâm hồn thanh tịnh, hướng tâm làm nhiều việc thiện giúp người, giúp đời, cải tạo chính nghiệp lực của mỗi người.
3. Lợi ích tụng kinh niệm Phật là gì?
Sứ mệnh của đạo Phật trên thế gian là làm giảm bớt thương đau, hướng con người ta kiến tạo cuộc sống an lạc, hoan hỉ trên nền tảng của sự từ bi và trí tuệ.
Kinh nhà Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ u mê tăm tối, nên việc nghe và tụng kinh mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:
Lợi ích của việc tụng kinh niệm Phật hàng ngày |
Lợi ích chủ đạo về tinh thần
- Tụng kinh Phật hàng ngày giữ cho tâm tính an lành, dễ cảm thông với mọi người xung quanh, cảm hóa mọi người đang sống trong cảnh u tối lầm than.
- Tụng kinh niệm Phật cũng chính là tâm sám hối trước Phật đài, từ đó tâm niệm của mỗi người được thanh tịnh, nghiệp chướng khổ đau không còn nữa.
- Mỗi lần tụng niệm là để ôn lại những lời Phật dạy, đồng thời lấy đó làm kim chỉ nam cho nếp sống đạo.
- Tụng kinh niệm Phật, nghe, đọc và tụng kinh niệm Phật để giữ cho thân, miệng, và ý được thanh tịnh, trang nghiêm và chính đáng.
- Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn và làm cho 3 nghiệp được thuần tịnh, không có cơ hội tạo các nghiệp bất thiện. Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chính pháp.
- Tụng kinh nhà Phật để cầu an, bao nhiêu nghiệp chướng tích lũy trong nhiều đời, nhiều kiếp sẽ dứt trừ, và tránh được những tai ương hạn ách có thể xảy ra trong bất cứ lúc nào.
- Tụng kinh niệm Phật để cầu siêu, nhờ sức chú nguyện thanh tịnh, hoán đổi tâm niệm xấu của người chết đã tạo, giúp họ xa lìa cảnh giới tối tăm, và được sinh về thế giới an lạc.
Tụng kinh niệm Phật hàng ngày để chữa bệnh
Đời người trải qua sinh lão bệnh tử là điều khó tránh. Trên đời có nhiều bệnh nan y khó chữa, phương pháp nào cũng vô hiệu, tụng kinh, bái sám cũng vô hiệu, đó là những bệnh tật là bệnh nghiệp, chỉ có thực hành theo lời Phật dạy mới mong thoát được. Ngoài ăn chay, lạy Phật, thực hành thiện nghiệp thì niệm Phật chữa bệnh, tức niệm Phật, nghe và đọc kinh Phật giáo hàng ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu.
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật để giải trừ phiền não, tâm trí sáng suốt và tiễu trừ bệnh tật.
4. Có bao nhiêu bài kinh nhật tụng mà phật tử có thể trì niệm tại gia?
Thông thường có các bài kinh Phật hàng ngày như: Kinh Pháp Hoa, Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư, Kinh Vu Lan, Hồng Danh Sám Hối (hay còn gọi là Kinh Sám Hối), Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm...
Ngoài những bài kinh Phật hay nói trên, Chú Đại Bi hay Kinh Bát Nhã, Om Mani Padmehum, Chú Hoàng Thần Tài ngày nay được nhiều người tụng niệm tại gia.
- Kinh Pháp Hoa
Tải trọn bộ Kinh Pháp Hoa TẠI ĐÂY!
Kinh Pháp Hoa hay còn gọi là kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là bài kinh phổ biến của Phật giáo Đại Thừa, chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt lành. Nội dung bài kinh là sự giáo pháp Phật tính và cách giải thoát khỏi khổ đau.
Phật tử tụng kinh niệm Phật, đọc kinh Pháp Hoa là để khai mở Phật tính trong mình, khai sáng trí tuệ, tự mình ngộ ra chân lý và dẫn đường hành động.
- Kinh Vô Lượng Thọ
Tải Trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ TẠI ĐÂY!
Nội dung bài Kinh Vô Lượng Thọ miêu tả thế giới Tây Phương cực lạc. Bộ kinh này gồm kiến thức về cách tu hành, giữ giới luật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà và hành giả khi vướng phải nghiệp báo và cách để tới thế giới cõi Phật.
Ngoài ra, bộ kinh này hướng chúng Phật tử tới thế giới tốt đẹp, những điều an lành, là mục tiêu phấn đấu tu tập, để bản thân thấy rõ hạnh phúc thực sự, bình an thực sự của cuộc đời.
- Kinh Sám Hối Hồng Danh
Tải trọn bộ Kinh Hồng Danh Sám Hối TẠI ĐÂY!
Kinh Sám Hối Hồng Danh kết hợp từ Phật giáo Nguyên thủy đến Đại thừa và Mật tông. Bài kinh này nhằm mục đích sám hối để cho sạch nghiệp, tâm thanh tịnh, ánh sáng trí tuệ bừng lên, cuộc sống thêm phần an lạc.
- Kinh Phổ Hiền
Tải Trọn bộ Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện TẠI ĐÂY!
Nội dung kinh Phổ Hiền đề cập 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, gồm: Kính lễ Chư Phật, Sám Hối Nghiệp Chướng, Xưng Tán Như Lai, Quảng Tu Cúng Dường, Tùy Hỷ Công Đức, Thường Tùy Phật Học, Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế, Hằng Thuận Chúng Sinh, Phổ Giai Hồi Hướng.
Phật tử đọc kinh Phổ Hiền để thấm nhuần trí huệ, dễ dàng vượt qua ma chướng, khổ nạn, tiến tới cõi thanh tu, thấu hiểu con đường học đạo, quyết không lùi bước trước khó khăn khổ ải, vươn tới cuộc sống nhiều tốt lành.
- Kinh Địa Tạng
Tải Trọn bộ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện TẠI ĐÂY!
Đây là bài kinh thường dùng khi trong nhà có người sắp qua đời, mong vong linh siêu thoát yên ổn, giảm bớt đau đớn, khổ sở.
Bên cạnh đó, việc hàng ngày tụng kinh này cũng là một cách để thân tâm thanh thản, tăng thêm phúc đức cho những người đã khuất và ấm phúc phần gia trạch, độ hóa công đức.
- Kinh A Di Đà
Tải Trọn bộ Kinh A Di Đà TẠI ĐÂY!
Kinh A Di Đà là bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của các Phật tử.
Bản kinh này khen ngợi công đức và được tất cả chư Phật hộ niệm. Kinh A Di Đà chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói.
Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn.
- Kinh Dược Sư
Tải trọn bộ Kinh Dược Sư TẠI ĐÂY!
Dược Sư Bồ Tát hay còn gọi là Dược Vương Bồ Tát, phát nguyện cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh chữa bệnh và chữa nghiệp, thoát khỏi 3 loại khổ ải. Tụng Kinh Dược Sư để sớm tiêu tan bệnh tật, tinh thần thư thái, hoan hỉ với cuộc sống.
- Kinh Vu Lan báo hiếu (cầu siêu)
Cứ vào tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan báo hiếu, các Phật tử lại tụng kinh Vu Lan tại nhà nhằm mục đích cầu siêu. Tụng bài kinh này để thành tâm tưởng nhớ công đức cha mẹ và cầu nguyện cho cha mẹ được siêu độ. Nếu chúng ta cúng dường đầy đủ để tập hợp đủ sức mạnh chú nguyện thì người còn sống hưởng phúc , tăng tuổi thọ còn cha mẹ quá cố thì được tăng thiện nghiệp, đang ở cõi súc sinh, ngạ quỷ thì sẽ siêu thoát, tái sinh vào những kiếp thuận cảnh.
- Chú Đại Bi
Chú Đại Bi được coi là Thần chú quảng đại viên mãn, phật pháp nhiệm màu, có thể cứu độ chúng sinh, giúp tiêu tai giản nạn, giải trừ bệnh tật.
Chính vì thế, ngày nay, Thần chú này khá phổ biến và được các phật tử tại gia tụng niệm hàng ngày.
- Bát Nhã Tâm Kinh
Đây là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”.
Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
Xem chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa Bát Nhã Tâm kinh trong các bài viết dưới đây:
- Thần chú Om Mani Padme Hum
Tại Việt Nam, Om Mani Padme Hum được coi là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm 6 chữ". Đây là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đa phần mọi người sử dụng thần chú này trong việc thực hành Thiền để tạo cảm giác tỉnh thức về trí tuệ, hướng tới những điều tốt đẹp, đúng đắn.
Chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa, nguyên nhân thần chú này trở nên phổ biến, xem ở các bài viết này:
5. Hướng dẫn nghe kinh Phật, tụng kinh niệm phật tại gia đúng chuẩn
Nghi thức niệm kinh Phật hàng ngày
Để tụng kinh niệm phật cho đúng trước tiên phải tẩy trần sạch sẽ, trang phục nghiêm chỉnh, ngồi đứng đoan chính, tụng vừa đủ nghe. Khi tụng niệm, cần hướng thẳng về phía ban thờ Phật. Nếu trong nhà không có ban thờ phụng, có thể xoay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn) để trì niệm. Tiếp đó, Phật tử cần hành trì: - Đảnh lễ - Tán Phật - Niệm Phật - Sám Hối - Phát Nguyện - Tam Tự quy y - Hồi Hướng.
Cách thức tụng kinh niệm Phật đúng
Khi nghe kinh Phật, tụng kinh niệm Phật thành tâm, nhớ kĩ 12 điều căn cốt như: - Cần chuyên tâm tụng niệm - Đọc chính xác từng chữ, từng câu - Đọc Kinh thành thục - Số lần đọc Kinh đều đặn - Tốc độ ổn định - Nhịp điệu thông thuận - Sinh lòng cung kính - Sinh lòng pháp hỉ - Khai tâm cởi bỏ ngu muội - Có thể đặt đồ ngọt trong miệng - Không nghĩ bậy bạ - Tự nhiên thông thuộc
Hướng dẫn cách tụng kinh niệm Phật tại gia đúng chuẩn |
6. Một số thắc mắc thường gặp khi tụng kinh tại gia
Tụng kinh ở chùa hay ở nhà tốt hơn?
Mục đích tụng kinh niệm Phật là tu tập bản thân, làm theo lời Phật dạy, đồng thời để 3 nghiệp được thanh tịnh, hưởng nhiều phước báu.
Tụng kinh ở nhà hay ở chùa cũng tốt cả. Tuy nhiên tụng kinh ở chùa sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bởi lẽ ở chùa có sự trang nghiêm, yên tịnh. Khi đọc kinh dễ chú tâm, không bị ngoại cảnh chi phối. Nhờ vậy mà tam nghiệp thanh tịnh, mắt chỉ đọc kinh, thân ngồi trang nghiêm và ý nghĩ lời Phật dạy.
Khi tụng kinh ở chùa nếu có những chỗ không hiểu thì có chư Tăng giảng giải cho hiểu hơn. Thêm nữa, tụng kinh tại chùa có chư Tăng và các Phật tử tụng kinh trầm hùng, tác động mạnh vào tâm thức của mình, làm cho sức mạnh tâm linh vững mạnh, cảm thấy niềm an lạc hân hoan.
Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì có thể tụng kinh hàng ngày ở nhà cũng rất tốt, dưỡng tâm và tạo phúc lành.
- Buổi tối hay đêm có nên tụng kinh niệm Phật?
Vì có ý kiến cho rằng, tụng kinh niệm Phật, nghe kinh niệm Phật vào buổi tối, đêm đối với người yếu bóng vía dễ bị ma quỷ sẽ đi theo để phá.
Vì chúng đã đi theo để nghe, để được vãng sanh, đầu thai nên ngày nào chúng ta quên nghe chúng sẽ quay lại phá.
Trong khi đó, các sư phụ, các thầy có trí tuệ cao, sức lực tốt đọc kinh và niệm Phật thường xuyên nên ma quỷ không theo ám được.
Tuy nhiên, đó chỉ là một vài ý kiến. Trên thực tế, việc tụng kinh và niệm Phật buổi đêm không có gì phải lo ngại khi mà chúng ta giữ tâm lành, tâm thiện.
Xem bài viết Có nên tụng kinh và niệm Phật vào buổi đêm? để hiểu chi tiết vấn đề này.
- Phụ nữ tới kỳ kinh có được phép tụng kinh, bái sám, niệm phật như ngày thường được không?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Đã là tự nhiên, có không muốn cũng không được, khó mà tránh khỏi. Do đó không có gì phải e ngại.
Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói. Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng.
Cũng có trường hợp, các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.
Theo một số lý giải tâm linh, đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận.
Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục. Do đó, phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt mà đi các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế, các Tỳ kheo ni, cùng các nữ cư sĩ sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.
Vì vậy, nữ giới không cần phải lo lắng, đắn đo về vấn đề này.
- Khi tụng kinh mà bị vọng tưởng, khó chịu, thiếu kiên nhẫn thì phải làm sao?
Khi tụng kinh niệm Phật mà thấy trong người khó chịu, thiếu kiên nhẫn, dễ nóng nảy, bực tức, tâm trạng buồn bực bất an... thì đó gọi là bị vọng tưởng. Đa phần những người mới bắt đầu tu tập sẽ thấy rất rõ hiện tượng này. Khi niệm Phật đồng nghĩa với việc có sự thay đổi. Mỗi khi bắt đầu thay đổi, con người ta thường ít chấp nhận những gì mới mẻ vì thế luôn kèm theo sự khó chịu, bực dọc. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Xem Số Mệnh về các bài kinh Phật hàng ngày cũng như hướng dẫn cách tụng niệm đúng nghi thức nhà Phật. Mong rằng những kiến thức này hữu ích dành cho bạn và người thân trong gia đình.