Lễ Vu Lan là gì - Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Từ xưa tới nay, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu luôn là một ngày lễ quan trọng trong phong tục của người Việt Nam. Khi nhắc tới ngày tết Vu Lan, gần như tất cả mọi người đều nhớ đến cha mẹ, thế nhưng lễ Vu Lan là gì? sự tích ngày lễ như thế nào và được diễn ra vào ngày nào thì không phải ai cũng có thể trả lời thỏa đáng tất cả những câu hỏi trên.

le-vu-lan-bao-hieu

Lễ Vu Lan là gì và Ý nghĩa ngày lễ

Danh từ Vu Lan được bắt nguồn từ tiếng Phạn với nguyên âm là Ullambana, còn người Trung Hoa thì gọi đây là ngày lễ Vu Lan Bồn. Từ Bồn ở đây có được hiểu là cái chậu, vật dụng để đựng đồ dâng cúng lên Đức Phật và chư Tăng, Ni.

Lễ Vu Lan Báo Hiếu chính là việc dâng cúng đồ ăn tới các vị chư tăng để họ tung kinh, cầu nguyện. Giúp hóa giải những tội lỗi, sai trái mà bố mẹ, ông bà của chúng ta còn sống đã phạm phải. Để Cữu Huyền Thất Tổ tức tổ tông bảy đời của gia đình quý bạn được thoát khỏi A Tỳ Địa Ngục và được siêu thoát.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

=> Ý nghĩa ngày rằm tháng 7 và những ngày lễ quan trọng

=> Giựt cô hồn trong lễ xá tội vong nhân là gì? Đồ này có ăn được hay không?

=> Truyền thuyết về mở cửa Quỷ Môn Quan trong tháng 7 âm lịch

Sự tích Vu Lan Báo Hiếu

Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Trong số thập đại đệ tử của người thì có Tôn Giả Đại Hiếu Mục Kiền Liên. Khi Tôn Giả tu thành chính quả, đã sử dụng Thiên Nhãn để xem thân mẫu hiện giờ ra sao.

Tôn Giả nhìn thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị biến thành quỷ đói và bị giam tại A Tỳ địa ngục. Ông liền dùng phép thuật để đưa tới cho bà một bát cơm, nhưng tính bà bủn xỉn, liền 1 tay che bát lại, 1 tay bốc cơm. Nhưng khi đưa tới miệng thì tất cả đều bị hóa thành than.

le-vu-lan-bao-hieu-la-gi

Tôn Giả khi tới diện kiến Đức Phật, được Người dạy rằng: hãy chuẩn bị đầy đủ thức ăn, quần áo, chăn màn, giường chiếu đầy đủ để cúng giàng chư vị Tăng Ni vào rằm tháng 7, để họ lập trai đàn cầu siêu. Như vậy linh hồn của bà Thanh Đề với được siêu thoát.

Đức Phật cúng dạy rằng: chúng sinh trên dương thế,vào ngày rằm tháng 7, hãy đặt thức ăn muốn dâng cúng vào bồn để cúng giáng thập phương tự tứ tăng chúng, để cầu siêu giúp cho bố mẹ còn tại thế sẽ được khỏe mạnh, chống được bệnh tật, tai qua nạn khỏi. Cữu Huyền Thất Tổ đã quá cố sẽ được siêu thoát, đầu thai kiếp khác.

Hàng năm, cứ tới ngày rằm tháng 7, mọi người sẽ chuẩn bị lễ vật để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ cũng như ông bà đã quá cố.

Rằm tháng 7 trở thành ngày tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu và ngày này dần trở thành dịp lễ, tết cũng như phong tục không thể thiếu trong tục của người Việt Nam chúng ta.

Và cũng bởi người dân nước ta cúng cô hồn trong lễ xá tội vong nhân trong ngày rằm tháng 7 này, thế nên hiện nay nhiều người đã nhầm lẫn 2 ngày này là 1. Và rất nhiều người trong chúng ta không nắm hết được tất cả các ngày lễ quan trọng trong tháng cô hồn này.

  • Để hiểu rõ nhất, mời bạn xem tại:

=> Lễ Xá Tội Vong Nhân là gì? có phải là lễ Vu Lan không?

=>  Những ngày lễ đặc biệt tháng 7 cô hồn     

Ý nghĩa Bông Hồng Cài Áo là gì và bắt nguồn từ đâu?

Lễ “Bông Hồng Cài Áo” được bắt đầu từ năm 1962 và được khởi nguồn bởi Hòa Thượng Thích Nhật Hạnh.

Trong một lần ông sang Nhật Bản vào đúng ngày Mother Day (Ngày của Mẹ), thì ông thấy họ cài lên áo một bông hồng để tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Thấy đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa, nên ông đã đưa việc làm này về Việt Nam. Và đưa việc “Bông Hồng Cài Áo” thành truyền thống tốt đẹp của đất nước chúng ta cho tới ngày nay.

Ngoài ra, cũng bởi hoa hồng là loài hoa thông dùng, dễ thương và được tất cả mọi người yêu thích. Thế nên Hòa Thượng đã chọn chúng để làm biểu tượng cho sự ghi nhớ, lòng biết ơn đốn với các đấng sinh thành.

Và theo tục lệ đó, những người còn cha mẹ sẽ cài bông hồng màu đỏ, còn những ai đã mất đi cha mẹ, thì sẽ cài bông hồng màu trắng lên ngực của mình để nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của đấng sinh thành.

le-vu-lan-bao-hieu-bong-hong-cai-ao

  • Những điều cần lưu ý trong tháng 7 cô hồn
           18 điều kiêng kỵ tháng cô hồn                     Cắt tóc vào tháng 7 âm          
Sinh con vào tháng 7 âm Văn khấn cô hồn

Cách cúng lễ vu Lan như thế nào?

Trong ngày lễ Vu Lan, tất cả mọi nhà đều sửa soạn đồ vật để làm lễ cúng Trời Phật, ông bà, tổ tiên. Thế nhưng, việc mua sắm lễ vật, trình tự, nghi thức làm lễ chỉ là truyền miệng với nhau, nhiều người chỉ là tự phát, không theo một chuẩn mực nào cả.

Dưới đây là cách thức ngày lễ Vu Lan để: cúng Phật và cúng gia tiên tại gia đình.

1 - Cách cúng Phật tại nhà:

Vào ngày rằm tháng 7, quý bạn nên chuẩn bị một mâm cơm chay cùng với mâm ngũ quả để cúng Phật sau đó sẽ thụ lộc tại gia đình.

Khi tiến hành, quý bạn cần đọc Kinh Vu Lan để có thể hiểu rõ nguồn gốc của ngày lễ, đồng thời cầu chúc cho mố mẹ, ông bà, tổ tiên người còn tại thế thì được khỏe mạnh, ngăn chừa bách bệnh, người đã tạ thế thì được siêu thoát và đầu thai kiếp khác.

2 - Cách cúng gia tiên:

Trong ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, quý bạn cần chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên, thường sẽ là mâm cơm mặn, kèm với đó là hoa quả, tiền vàng đầy đủ.

Cũng bởi quan niệm: trần sao âm vậy, nên quý bạn nên chuẩn bị các đồ vật như: quần, áo, giày dép, và nhiều thứ khác nhưng được làm bằng giấy. Để khi kết thúc buổi lễ sẽ đốt cho các cụ gia tiên.

Việc tiến hành thì vẫn thực hiện như ngày giỗ, ngày lễ tết khác, không cần phải đọc kinh, văn khấn hay những việc gì khác cả.

Vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, trong phong tục của nước ta còn có ngày lễ Xá Tội Vong Nhân, là ngày lễ cúng cho những cô hồn không nơi nương tựa, đồng thời tháng 7 âm lịch còn có tên gọi là tháng cô hồn.

Trên đây là tất cả những thông tin, nghi lễ, nghi thức mà quý bạn cần biết, cần thực hiện trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu., một ngày lễ quan trọng trong truyền thông của người Việt Nam cũng như trong Phật Giáo. Mong rằng bài viết của chúng tôi có thể giải đáp những thắc mắc của quý bạn về ngày lễ trọng đại này.

Xem Số Mệnh kính chúc quý bạn một mùa Vu Lan An Lành!