Ngày Trùng Phục là gì? Cách tính ngày Trùng Phục chính xác nhất

Chủ nhật, 12/6/2022 - 10:52

Mục lục
 
Mục lục

Ông ta cha từ xưa đã có câu: “ có kiêng có lành” chính bởi vậy trước khi thực hiện một việc trọng đại cần phải xem ngày đó có thuộc ngày xấu hay không. Nhất là khi cưới hỏi, an táng cần tránh Ngày Trùng Phục. Vậy ngày Trùng Phục là gì, cách tính như thế nào và kiêng kị nhất với việc gì? Để giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm này, Bài viết sau đây của Xem Số Mệnh sẽ giúp bạn nắm bắt tất cả những điều cần biết về ngày bách kỵ này.

ngay-trung-phuc-la-gi

1 - Trùng phục là gì?

Theo chiết tự từ thì Trùng có nghĩa là sự giống nhau, trùng lặp, gặp gỡ trở lại, hội ngộ, giống như trùng trùng lớp lớn, trùng trùng điệp điệp. Phục là một từ có nhiều nghĩa khác nhau, xét trong nghĩa của Trùng Phục thì nó mang ý nghĩa là trang phục, quần áo, quân phục, lễ phục…

Tổng hợp hai ý nghĩa lại chúng ta có Trùng Phục là sự trùng lặp lại, nhân đôi hoặc nhân rộng lên, sử dụng trang phục lại một lần nữa. Nếu là làm việc lớn thì thường phải tái diễn lại, dây dưa, không thuận lợi. 

xem thêm: Ngày Thiên Lao Hắc Đạo là ngày như thế nào?

2 - Cách tính ngày Trùng Phục

Dựa theo cuốn Ngọc Hạp Thông Thư, để xác định ngày Trùng Phục cần dựa vào can ngày và tháng âm lịch. Cụ thể chúng ta có:

  • Ngày Trùng Phục tháng 1: ngày Canh

  • Ngày Trùng Phục tháng 2: ngày Tân

  • Ngày Trùng Phục tháng 3: ngày Kỷ

  • Ngày Trùng Phục tháng 4: ngày Nhâm

  • Ngày Trùng Phục tháng 5: ngày Quý

  • Ngày Trùng Phục tháng 6: ngày Mậu

  • Ngày Trùng Phục tháng 7: ngày Giáp

  • Ngày Trùng Phục tháng 8: ngày Ất

  • Ngày Trùng Phục tháng 9: ngày Kỷ

  • Ngày Trùng Phục tháng 10: ngày Nhâm

  • Ngày Trùng Phục tháng 11: ngày Quý

  • Ngày Trùng Phục tháng 12: ngày Kỷ.

3 - Ngày Trùng Phục kỵ việc gì?

Ngoài việc xác định cách tính ngày Trùng Phục thì cuốn Ngọc Hạp Thông Thư còn ghi rõ rằng: Ngày có sao Trùng Phục kỵ an táng và giá thú. Điều đó có nghĩa là ngày thần sát này đặc biệt rất xấu với việc an táng người mất và cưới hỏi, tổ chức hôn lễ, kết hôn.

3.1 - Ngày Trùng Phục kỵ tiến hành an táng

Quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử của tạo hóa không ai có thể thay đổi. Do đó, việc người già sức khỏe sa sút và ra đi là điều tuy không ai mong muốn nhưng đều phải chấp nhận. 

Khi người xấu số qua đời, vong linh, âm đức của họ sẽ luôn đi theo để che chở, phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, khỏe mạnh và làm ăn thuận lợi. Người ta nói, Nghĩa tử là nghĩa tận. 

Chính vì vậy mà việc an táng cho người mất luôn được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, đặc biệt là chọn giờ tốt và ngày tốt. Nếu chọn phải ngày xấu, giờ xấu như ngày Trùng Phục thì có nghĩa là phải mặc áo tang thêm một lần nữa, chưa đoạn tang người này có thể đã phải an táng một người khác. 

Trong một thời gian ngắn mà phải mất đi nhiều người ruột thịt, máu mủ, đó là điều không gì đau xót hơn. Chính vì vậy mà người ta kiêng kỵ an táng người mất vào ngày có thần sát Trùng Phục.

Xem thêm: Xem ngày tốt năm 2024 tiến hành việc đại sự

3.2 - Ngày Trùng Phục Kỵ cưới hỏi

Trong chế độ Phong kiến có chế độ đa thê. Tuy nhiên ngày nay pháp luật chỉ công nhận chế độ một vợ một chồng. 

Về mặt đạo đức thì một vợ một chồng thể hiện sự chung thủy. Nếu cưới xin vào ngày Trùng Phục thì rất có thể sẽ phải mặc áo cô dâu, chú rể lại một lần nữa.

 Điều đó có nghĩa là phải thêm một hoặc nhiều lần đò, chuyện tình duyên bị đứt gãy, vợ chồng chia ly, gia đình đổ vỡ. Có lẽ đây là điều mà bất cứ cặp đôi nào cũng đều không mong muốn.

Như vậy có thể thấy ngày Trùng Phục là ngày không mang lại nhiều may mắn, niềm vui. Chính vì vậy trước khi thực hiện các việc trọng đại, đặc biệt là khi an táng hay cưới hỏi thì cần tránh ngày Trùng Phục. Hi vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp quý bạn có những sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.