Nhân dịp Trung thu cùng khám phá: Lý do Phật ví lòng người như ánh trăng

Thứ 7, 9/11/2024 - 0:41

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Phật ví lòng người như ánh trăng cũng bao hàm cả lời răn dạy người đời tu tâm mình để luôn sáng như Trăng đầu tháng chứ đừng nên như Trăng cuối tháng với ánh sáng mờ đục, u ám.

Phật ví lòng người như ánh trăng

Trong bài số 94, kinh Tạp A-Hàm, Đức Phật đã dùng hình ảnh ánh Trăng để giúp chúng ta phân biệt người thiện và bất thiện rất dễ hiểu: Chuyện kể rằng khi Ngài đang ở vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-Vệ thì có chàng trai tên là Tăng-ca-la đến hỏi thăm sức khỏe của Ngài và mong được trả lời thắc mắc của mình: "Bạch Cù-đàm, làm sao để có thể biết người nam bất thiện?"

 

Phật bảo Bà-la-môn: - Giống như trăng.

 

Bà-la-môn lại hỏi: - Làm sao để có thể biết người nam thiện?

 

Phật bảo Bà-la-môn: - Giống như trăng.

 

Bà-la-môn bạch Phật: - Người nam bất thiện giống như Trăng là như thế nào ạ?

 

Phật giải thích: Người bất thiện được ví: “Như trăng dần về cuối tháng, ánh sáng tắt mất, màu sắc cũng mất, những gì liên hệ cũng không còn, ngày đêm đều tiêu mất, cho đến không còn hiện ra nữa. 

Cũng thế, có người từng có lòng tin ta, khéo học, nghe nhiều, thích bố thí, chính kiến chân thật. Thế nhưng, càng về sau lại xa rời việc bố thí, chính kiến... cho đến khi chẳng còn gì". Qua lời Đức Phật chỉ dạy có thể thấy, những người bất thiện này cũng được ví như trăng về cuối tháng với ánh sáng mờ yếu, có phần ma mị. Họ được Ngài lấy ví dụ như những người khi mới bước chân vào đạo thì nhiệt tình, hăng hái nhưng được một thời gian thì thiếu đi niềm tin, hay sao nhãng và cuối cùng lại rời bỏ đạo tràng, đi theo tà đạo.  

Phật nói về người người thiện: “Như mặt trăng đầu tháng, trong sáng ngày đêm càng tăng thêm ánh sáng, cho đến lúc trăng tròn đầy, chiếu sáng khắp nơi. Cũng thế, người thiện nam, thiện nữ có lòng tin trong sạch vào Pháp của Như Lai, có chánh kiến chân thật, thanh tịnh thêm sáng suốt và tăng tiến về mọi mặt giới luật, bố thí, đa văn, trí tuệ ngày đêm đều tăng trưởng. Họ lại thêm gần gũi các bậc thiện tri thức, nghe Chính Pháp, chính tư duy, thân, khẩu, ý làm những việc này nên sau khi thân hoại mạng chung hóa sinh ở cõi Trời. Vậy nên người thiện được ví như ánh trăng nửa đầu tháng".

 

Phat vi long nguoi nhu anh trang
 

Cuộc đời Phật cũng gắn liền với những đêm Trăng sáng

Không ít thơ ca đã ca ngợi vẻ đẹp của ánh Trăng sáng vì đó là hình ảnh toàn vẹn nhất biểu trưng cho cái đẹp lẫn ý nghĩa hiện hữu. Từ xưa tới nay, Trăng cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận đối với tâm hồn nghệ sĩ để hướng đến sự lãng mạn. Đặc biệt, khi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật ta có thể nhận thấy rằng có một trùng hợp khá ngẫu nhiên về những thời điểm đặc biệt của Ngài đều gắn liền với hình ảnh ánh Trăng. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều diễn ra vào những đêm trăng tròn: - Ngày Đức Phật đản sanh đó là vào một ngày Trăng tròn đúng vào rằm tháng 4. Đây là sự kiện thiêng liêng và hy hữu, khi mà có nhiều điềm báo cát tường xuất hiện, báo hiệu về sự ra đời của con người vĩ đại. - Ngày ngài xuất gia và nhập diệt vào đêm trăng tròn tháng 2 - Mốc son đáng nhớ nhất là sự kiện thành đạo vào đêm trăng tròn tháng Chạp.

Thậm chí, qua những dòng kinh Phật, ta có cảm giác như hình ảnh ánh trăng bừng sáng như rọi chiếu khắp mọi không gian bao la vũ trụ. Từ đó, con người cảm nhận vẻ đẹp ánh trăng mà hằng sống với bản tính thanh tịnh huyền diệu của mình: “Thế nhân thanh tịnh, do như thanh thiên, Tuệ như nhật, Trí như nguyệt, Trí tuệ thường minh” (Tính của thế nhân thanh tịnh, như trời quang tịnh, Tuệ như mặt trời, Trí như mặt trăng, Trí tuệ thường minh).

Sự giác ngộ hay thành đạo của đức Phật cũng từ tốn, dịu dàng như ánh Trắng, không bộc phát một cách bất ngờ, mà là một quá trình khá dài và khiêm tốn để xua tan tất cả những ngăn ngại mê mờ. Ngài đã trải qua không ít khổ ải trước khi tìm ra chân lý cuộc đời, để cuối cùng là sự tự soi sáng của mình và chiếu tỏ muôn phương, nhờ đó mà xua tan đi sự vô minh của nhân loại, tựa như khi ánh sáng xuất hiện thì bóng tối tự tan dần. 

 

Vậy là, thấy trăng là thấy Phật, thấy sự giải thoát an vui thanh bình. Chính vì sự bình lặng thanh thoát của Trăng không chỉ mang vẻ đẹp ngoại cảnh bên ngoài nữa mà trăng đã thật sự trở thành thế giới chân như, là Niết bàn thiết thực ngay giữa cõi đời.

comment leftTrí tuệ cũng như mặt trăng, người có trí tuệ giải thoát thường mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh Đức Phậtcomment right

 

Phat huong dan chung ta song thien
 

Nhìn ánh trăng mà soi lại tâm mình

Trước sự huyền ảo của trăng, chúng ta không chỉ để đưa hồn mình vào sự mê mẩn trước vẻ đẹp của nó mà còn là liên tưởng đến cái chân thực giữa những cái hão huyền hư ảo kia. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, thưởng trăng là một thú thanh cao là quá trình mà mỗi người nhận ra nhiều lẽ, nhất là thấy được chính mình. Đức Phật đã từng dạy rằng: "Trí tuệ cũng như mặt trăng, người có trí tuệ giải thoát thường mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh”.

Có thể thấy, Trăng trở thành hình ảnh biểu trưng cho trí tuệ Bát nhã thường nhiên của chân tâm người đạt đạo: “Trí giả do như nguyệt chiếu thiên” (Người trí tự tại, tự do như ánh trăng).  Vì thế, Trung thu này, khi ta ngắm Trăng ta tự soi mình đã đủ trí tuệ chưa? Trí tuệ ở đây không chỉ là bằng cấp, học vị, giàu có, thành công, có dành tiếng... như cách chúng ta suy nghĩ thông thường mà phải là người biết mang đến sự mát mẻ, an lành đến với tất cả chúng sinh.  

Thế mới thấy, trí tuệ ở góc nhìn này được chúng ta tạm hiểu là mỗi người phải lan tỏa được tâm lành, thiện lương của mình tới mọi người đó mới được xem là có trí tuệ. Đó là khi ta biết quên mình vì người, thực tế là ta cũng là người, người cũng chính là ta, trên thế gian này tất cả chúng ta cũng là một mà thôi. - Ta còn có thể rút ra bài học khác đó là, khi tâm ta chưa đủ sáng hãy chọn người có tâm sáng, an lành mà giao lưu, thế mới nói chọn bạn mà chơi, chọn môi trường thiện lành cho mình tu thân. Chỉ khi "đi với bụt mặc áo cà sa" thì tâm ta mới dần được khai mở, tránh lầm lẫn trong sự tăm tối kia.

- Trăng còn gợi nhắc chúng ta về bánh xe luân hồi, giúp ta trân trọng hiện tại, trân trọng ánh trăng sáng nhưng vẫn trong lành như đêm nay. Nếu như Mặt Trời luôn rực rỡ như thế suốt cả ngày thì trái lại Mặt Trăng là có đầy có vơi, có những ngày sáng nhưng có những ngày lẩn khuất sau những đám mây mờ giống như việc con người tuân theo luân hồi nghiệp quả vậy. Ánh sáng của trăng tròn không rực rỡ, chói lọi gay gắt như ánh sáng mặt trời giữa trưa, nhưng nó có thể soi tỏ cả càn khôn vũ trụ. Sự biến lặng của trăng vào bóng tối không phải là vĩnh viễn. Tự bản chất nó phục sinh nhờ năng lực vận hành của riêng nó. Đó là biểu trưng cho năng lực giải thoát nhân sinh được phát huy trong vòng luân chuyển bằng năng lực chính mình. Chính vòng tuần hoàn không dứt ấy làm cho mặt trăng trở thành tinh tú của nhịp điệu sống vô cùng sinh động.   

- Ánh Trăng không quá chói lòa, không quá tâm tối như thế chính nó đã biết kiểm soát ánh sắng của mình. Điều này cũng nhắc nhở ta kiểm soát lấy thâm, lấy tâm để có được ánh sáng dịu dàng như thế. Vì thế, ta cũng phải nhìn ánh trăng để soi lại tâm mình, biết rằng không có gì gọi là “xuất thần” trong sự giác ngộ bất cứ điều gì cả, ta cũng như Phật cũng là người mò mẫn mù quáng trong đêm tối để tiến về một ngày trắng sáng dịu nhẹ, lan tỏa sức ảnh hưởng dịu dàng, không nóng cháy như Mặt Trời ngoài kia. Như vậy, đó phải là cả một quá trình của sự vận hành năng lực trí tuệ để kiểm soát "ánh sáng" của mình, không bị mờ tối mà cũng không quá sáng làm cho người khác hoảng sợ.

 

(Tổng hợp)