Giải mã ý nghĩa - Đoán vận Hung Cát của quẻ Thủy Phong Tỉnh

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Quẻ Thủy Phong Tỉnh là tên của quẻ số 48 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Khám phá ý nghĩa quẻ số 48 sẽ giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Thủy Phong Tỉnh mang lại.

Quẻ Thủy Phong Tỉnh là gì?

Quẻ Thủy Phong Tỉnh được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 48 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.

Quẻ Thủy Phong Tỉnh vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 48 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 48 Thủy Phong Tỉnh cũng như 64 quẻ kinh dịch.

Giải quẻ số 48 như thế nào?

Việc giải mã quẻ số 48 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.

Muốn biết ý nghĩa của quẻ Thủy Phong Tỉnh, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.

Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Thủy Phong Tỉnh, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 48 một cách chính xác nhất.

Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Thủy Phong Tỉnh ứng với quý bạn:

THỦY PHONG TỈNH. Giếng nước

水 風 井

Thuộc loại: Quẻ Bình Hòa

 

Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Quẻ số 8: Quẻ thuỷ địa tỷ

Quẻ số 25: Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

Phân tích toàn quẻ Thủy Phong Tỉnh

Thoán từ

井 . 改 邑 不 改 井 . 無 喪 無 得 . 往 來 井 井 . 汔 至 . 亦 未  繘 井 . 羸 其 瓶 . 凶 .

Tỉnh. Cải ấp bất cải tỉnh. Vô táng vô đắc. Vãng lai tỉnh tỉnh.

Ngật chí. Diệc vị duật tỉnh. Luy kỳ bình. Hung.

Dịch.  

Tỉnh là nước giếng nuôi người,

Rời làng, rời ấp, chẳng rời giếng đi.

Dùng nhiều, nước chẳng suy vi,

Không dùng, nước vẫn cứ y chẳng tràn.

Người qua, kẻ lại rộn ràng,

Tha hồ đến giếng, kín mang nước về.

Thòng dây chưa tới, ích chi?

Giây chưa tới nước, cách gì múc lên.

Dùng gầu nứt rạn, chẳng bền,

Dùng gầu nứt rạn, thảo hèn nào hung.

Thoán từ: Giếng là 1 cơ cấu cần thiết nhất trong làng mạc. Xưa, ông Công Lưu, tổ phụ nhà Chu, muốn lập cơ ngơi ở đất Bân, cũng đã đến nghiên cứu phương hướng, chỗ nắng, chỗ râm, cùng là nơi có mạch nước chẩy, thế là đào giếng, rồi mới lập ấp. Vì vậy, sau này dẫu hình dạng làng mạc có đổi thay, kiến trúc nhà cửa có biến đổi, thời cái giếng vẫn y nguyên cùng tuế nguyệt (Tỉnh. Cải ấp bất cải Tỉnh). Đã có giếng tốt, thời dầu nhiều người ăn nước, giếng cũng không hao kiệt, mà thảng hoặc giếng không có ai dùng, thời giếng cũng không tràn đầy (Vô táng vô đắc)

Giếng chỉ làm việc của giếng là cung cấp nước ăn, còn ai đến cũng không mời, ai đi cũng không giữ (Vãng lai tỉnh tỉnh). Nhưng muốn kín nước giếng, phải có dây đủ dài, có gầu lành lặn mới được. Nếu chưa tới mực nước, mà dây đã hết, hoặc gầu múc nuớc mà vỡ chẩy, thì cũng chẳng được ích lợi gì (Ngật chí. Diệc vị duật tỉnh. Luy kỳ bình. Hung).

Ngật chí là chưa tới nơi. Duật là giây để kéo nước.

Luy kỳ bình là gầu vỡ, gầu chảy.

Thoán Truyện. Thoán viết:

彖 曰: 巽 乎 水 而 上 水,井﹔井 養 而 不 窮 也。改 邑 不 改 井,乃 以 剛 中 也。汔 至 亦 未 繘 井,未 有 功 也。羸 其 瓶,是 以 凶 也。

Tồn hồ thủy nhi thượng thủy. Tỉnh. Tỉnh dưỡng nhi bất cùng dã. Cải ấp bất cải tỉnh. Nãi dĩ cương trung dã. Ngật chí. Diệc vị duật tỉnh. Vị hữu công dã. Luy kỳ bình. Thị dĩ hung dã.

Dịch.

Ném gầu vào múc nước lên,

Tỉnh là Tồn dưới, thủy trên rõ rành.

Giếng là nguồn mạch dưỡng sinh,

Dưỡng nuôi mãi mãi, công trình dài lâu.

Rời làng, giếng chẳng rời đâu,

Cương cường, trung chính, trước sau vững  bền.

Hụt dây, nên nước không lên,

Nghĩa là dang dở, không nên công trình,

Dùng gầu rạn nứt, chẳng lành.

Không lành, không lặn, đã đành là hung.

Thoán Truyện giải thích Tỉnh là ném gầu vào nước để múc nước lên. Thoán viết: Tồn hồ thủy nhi thượng thủy. Tỉnh. Thoán Truyện cũng cho biết đặc tính của giếng là cung cấp nước nuôi dân mãi mãi chẳng cùng (Tỉnh dưỡng nhi bất cùng dã). Kế đó Thoán Truyện giải thích Thoán từ: Cải ấp bất cải tỉnh. Nãi dĩ cương trung dã là thay đổi ấp, mà không thay đổi giếng, vì giếng là cái gì thiên nhiên, còn làng mạc là cái gì nhân tạo. Cương trung tức là cái gì lý tưởng, thiên nhiên. Muốn kín nước, phải giòng dây xuống cho tới mực nước, chưa tới nước thì chưa đi tới đâu (Ngật chí. Diệc vị duật tỉnh. Vị hữu công dã). Muốn kín nước, mà gầu lại thủng, lại vỡ, thì thật là hỏng chuyện (Luy kỳ bình. thị dĩ hung dã).

- Giếng tượng trưng cho cái gì hằng cửu, còn các tổ chức xã hội khác như làng mạc, thôn xóm, tượng trưng cho cái gì biến thiên. Nơi xã hội, giếng cũng tượng trưng cho nhân luân. Dẫu hình thức chính trị đổi thay, dẫu triều đại luân chuyển, nhưng nhân luân sau trước vẫn y nguyên.

- Giếng cũng tượng trưng cho nguồn sống, cho thiên tính nơi con người. Đó là tầng lớp sâu xa nhất trong con người. Nếu một tổ chức xã hội nào, một nền văn minh, giáo dục nào mà sao lãng nguồn sống ấy, thiên tính ấy, thì chỉ là cơ cấu nhân tạo tạm bợ, không có ích lợi gì lâu dài; y như đi múc nước giếng, mà dây không đủ dài, gầu không đủ kín, thời sao múc được nước ăn.

Nói cách khác, trong cuộc tu thân của chúng ta, điều cốt yếu là phải đạt tới nguồn mạch siêu nhiên, sống động trong con người. Nếu trạng thái siêu nhiên ấy chưa đạt được, thời con người chỉ sống trong tình trạng giả tạo, y thức như người muốn uống nước giếng trong mát, mà dây không đủ dài, gầu không đủ kín, nên đành phải chịu khát.

Tào Thăng giải Tỉnh là cái gì bất biến tượng trưng cho Đạo. Tỉnh cũng tượng trưng cho đời sống chính trị, cũng y như giếng cần phải có nước luôn luôn, để cung cấp nhu cầu cho nhân loại.

Vương đạo hay một nền hành chánh hoàn hảo, cũng là nguồn mạch sống động của đời sống quốc gia. Không  gian, thời gian có thể đổi thay, nhưng một nền cai trị hoàn hảo bao giờ cũng là lý tưởng của nhân loại.

Tóm lại, Thoán của quẻ Tỉnh dạy ta hai bài học chính yếu:

  1.  Phải cố gắng đạt tới nguồn mạch sống động, siêu nhiên nơi con người, phải đạt tới Trời, tới Đạo, nơi tầng sâu con người, để thoả mãn nguyện vọng sâu xa, huyền bí nơi con người.
  2.  Phải có 1 nền hành chánh hoàn hảo, để thoả mãn nhu cầu muôn dân.

Khi Khốn ở chót vót trên cao, tất thảy sẽ ngã xuống dưới. Tiếp ngay sau quẻ Khốn là quẻ Thủy Phong Tỉnh. Tỉnh ở đây là cái giếng, chỗ thấp nhất. Tượng hình quẻ Tỉnh có Khảm ở trên, Tốn ở dưới. Hào Sơ là mạch nước chảy lên, hào Nhị Tam giếng giữ nước. Hào Tứ có nghĩa là lòng trống để múc nước. Hào Ngũ là miếng gỗ đậy miệng giếng, còn hào Thượng là miệng giếng. Tốn thuộc hành Mộc, tượng trưng cho cái gầu gỗ, múc nước lên (Khảm).

Giếng nước ở đây tượng trưng cho nuôi dân làng, mặc dù tình thế có đổi thay như thế nào. Nếu muốn lấy được nước giếng thì phải có chiếc gầu tốt, không bị vỡ và có dây kéo thật dài. Người quân tử xem tượng quẻ ấy để biết rằng muốn nuôi dân cần cung cấp cho nhân dân đủ các phương tiện để dân được hưởng cuộc sống yên ổn, no ấm làm ăn.

Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Quẻ số 47: Quẻ Trạch Thủy Khốn

Quẻ số 50: Quẻ Hỏa Phong Đỉnh

Sơ lược từng hào của quẻ Thủy Phong Tỉnh

  • Sơ Lục : Bất chính, ở đáy giếng, là giếng cạn nước chỉ còn bùn, không dùng được. (Dụ cho cán bộ vô tài hoặc tham nhũng, dùng chỉ hại dân).
  • Cửu Nhị : Dương cư âm vị, là thành giếng bị nứt, để cho nước giếng tràn ra ngoài, nước giếng cũng không dùng được. Dụ cho người cầm quyền có tài nhưng luật lệ đặt ra không được thi hành chỉnh tề, bị xuyên tạc, nên vô dụng (Ví dụ Vương An Thạch biến pháp nhà Tống để quốc phú binh cường, nhưng quan lại và dân chúng không hiểu, nên thất bại).
  • Cửu Tam : Dương cương đắc chính, nhưng còn hạ quái, là nước giếng trong sạch nhưng chưa được dùng đến. Dụ cho bậc hiền tài mà chưa được trọng dụng. (ví dụ Bàng Thống khi mới sang Kinh Châu, Lưu Bị chỉ cho làm một chức huyện lệnh, buồn, chưa thi thố được tài to).
  • Lục Tứ : Âm nhu đắc chính, lại thượng tiếp với Cửu Ngũ, ví như mạch nước yếu, nhưng giếng được tu bổ nên vẫn có nước, dùng được. (Ví dụ Lỗ Túc tuy không đại tài, nhưng quân tử nhân hậu, thân với Tôn Quyền, nên cũng giữ yên được Đông Ngô sau khi Chu Du tạ thế).
  • Cửu Ngũ : Dương cương trung chính, là giếng nhiều nước trong. (Ví dụ Lê Thánh Tông là vị minh quân, âm đức thấm nhuần cả thiên hạ).
  • Thượng Lục : Âm nhu đắc chính, là miệng giếng để hở cho thiên hạ tới lấy nước về dùng, Cát. (ví dụ Tiêu Hà vận lương khéo, trị dân giỏi, giữ yên Ba Thục cho Hán Vương yên chí ra tranh đua với Hạng vũ)

Ý nghĩa của quẻ Thủy Phong Tỉnh

Quẻ Thủy Phong Tỉnh có hạ quái Tốn thể hiện chính sách khoan hồng, đại độ, còn thượng quái Khảm là những phần tử mạo hiểm, nên nhiều nguy hiểm và gây ra không ít rối loạn. Ngược lại cũng có thể giữ giếng cho khéo thì nước giếng sẽ được trong sạch, không bị cạn do rỉ ra ngoài hoặc biến thành bùn.

Triết lý của quẻ Tỉnh như giếng, một khi đã được đào rồi thì sẽ luôn ở yên một chỗ, mặc dù làng xóm có thể thay đổi hay di chuyển đi nới khác. Quẻ nhắc người ta về giáo lý bản thể vạn vật bất biến, y nhiên, nhưng tướng của nó là vạn pháp muôn hình vạn trạng. Thể thì có thể vô sai biệt, tướng sẽ có sai biệt.

Tính ý nghĩa là giếng nước, hay vật gì đó chứa đựng nước. Tượng quẻ của quẻ Tỉnh là Mộc Thượng Hữu Thủy là trên cây có nước, nước ở cái gầu trên cần múc nước. Ý nghĩa quẻ tỉnh là đi tới, hình ảnh gầu múc nước lên báo hiệu thời kỳ của sự an bình, mọi việc không mất thuận lợi, đứng im tại chỗ sẽ tốt hơn.

Quẻ Thủy Phong Tỉnh tốt cho việc gì?

Quẻ Thủy Phong Tỉnh không mang điềm xấu, cũng không mang điềm tốt, cơ bản trung bình. Dụng quẻ Tỉnh thực hiện đại nghiệp thì nên biết lựa, chiêm quẻ tốt nhất đợi thời, yên ổn sẽ tốt hơn mạo hiểm nhiều nguy nan.

Hào Sơ Lục khuyên quẻ không nên sử dụng kẻ bất tài. Hào Cửu Nhị, hào Cửu Tam chưa khả dụng, chưa được dùng đến. Khai thác hào Lục Tứ hoặc hào Cửu Ngũ bằng lối giao thiệp khéo léo và tận dụng sự hỗ trợ của nhân tài.