Giải mã ý nghĩa - Đoán vận Hung Cát của quẻ Thiên Trạch Lý

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Quẻ Thiên Trạch Lý là tên của quẻ số 10 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Khám phá ý nghĩa quẻ số 10 sẽ giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Thiên Trạch Lý mang lại.

Quẻ Thiên Trạch Lý là gì?

Quẻ Thiên Trạch Lý được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 10 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.

Quẻ Thiên Trạch Lý vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 10 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 10 Thiên Trạch Lý cũng như 64 quẻ kinh dịch.

Giải quẻ số 10 như thế nào?

Việc giải mã quẻ số 10 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.

Muốn biết ý nghĩa của quẻ Thiên Trạch Lý, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.

Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Thiên Trạch Lý, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 10 một cách chính xác nhất.

Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Thiên Trạch Lý ứng với quý bạn:

 

THIÊN TRẠCH LÝ. Theo đuổi, lý lẽ, pháp luật

天 澤 履

Thuộc loại: Quẻ Cát

 

Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Phân tích toàn quẻ Lý

Thoán từ

履:履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 .

Lý: Lý hổ vĩ. Bất khiết nhân. Hanh.

Dịch.

Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Hùm chẳng cắn người, mới hanh thông.

Các nhà bình giảng thường chú trọng đến mấy chữ: Lý hổ vĩ bất khiết nhân = Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Người thời cho rằng; Kiền là hùm, Đoài theo sau là đuôi, người thời cắt nghĩa theo lối bàng thông, mà cho rằng Khôn là hùm (Kiền bàng thông Khôn). Người thời cho rằng Hào Cửu Ngũ nơi quẻ Kiền mới đúng là hùm. Còn như: dẵm đuôi hùm, mà hùm chẳng cắn, thì giải rằng: nếu mình hiền lành, tử tế mà gặp người hung hãn, thì họ cũng chẳng làm hại được mình. Ngạn nhữ có câu: Hung quyền bấ đả tiếu diện (Tay hung chẳng đánh mặt cười).

Nhưng theo tôi (tác giả), Dịch đã tóm quẻ Lý bằng một chữ Lễ. Như vậy, quẻ Lý tóm tắt lại cả Lễ và bộ Lễ Ký.

Trong Kinh Thư, thiên Quân Nha, Mục Vương than thở với Thừa Tướng Quân Nha rằng: Trị muôn dân thiệt là khó, làm cho ta lo lắng như dẵm trên duôi hổ, như bước trên băng xuân.

Thoán Truyện. Thoán viết:

履 . 柔 履 剛 也 . 說 而 應 乎 乾 . 是 以 履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 . 剛 中 正 . 履 帝 位 而 不 疚 . 光 明 也 .

Lý. Nhu lý cương dã. Duyệt nhi ứng hồ Kiền. Thị dĩ lý hổ vĩ.

Bất khiết nhân hanh. Cương trung chính. Lý đế vị nhi bất cứu.

Quang minh dã.

Dịch. Thoán rằng:

Lý là mềm dẵm cứng,

Vui thuận theo dễ ứng với trời.

Thế là tuy dẵm trúng đuôi,

Mà hùm chẳng có cắn ngưòi, mới may.

Cương cường, trung chính, thẳng ngay,

Bước lên đế vị, lòng này tuyết băng.

Quang minh, băng tuyết, một lòng.

Quẻ Lý dạy ta phải tìm ra những định tắc thiên nhiên chi phối công cuộc thần thánh hóa bản thân. Ta sinh ra ở đời , có mục tiêu chính yếu và tối hậu là bước lên con Đường Trời đó. Muốn như vậy, phải vui thuận theo ý Trời.

Trời muốn ta trở thành Thần minh, mà Thần minh thời trí tuệ sáng suốt, thông minh. Muốn trở nên thông tuệ, ta quyết tâm học hỏi, triền miên suy tư, biết tập trung tinh thần, hồi quang phản chiếu. Người bước vào con đường Hiền thánh, phải nhân từ, khoan quảng, phải rộng lượng, bao dung. Tóm lại, Lý là thần thánh hóa bản thân, vui theo những định luật thiên nhiên của tam tài (Trời, Đất, Người), để thực hiện định mệnh cao sang của con người  là Phản bản, Hoàn Nguyên, là phối Thiên, phối Mệnh. Thế tức là:

Nghĩa nhân làm hán, làm hài,

Uy nghi, trang trọng, đường trời bước lên.

Lễ là những quy tắc, đường lối, phương pháp, giúp ta cải thiện tâm thần, để trở thành thần thánh.

Tào Thăng bình giải quẻ Lý như sau: Luật chi phối nơi tâm gọi là Lễ, thực thi áp dụng vào đời sống thường  nhật của mình gọi là Lý. Muốn tổ chức quốc gia, muốn quy định hành vi nhân sự, không gì hay hơn Lễ...

Nếu quẻ Tiểu Súc tập hợp lớn nhỏ, xấu tốt hỗn hợp thì quẻ Lý tựa như chiếc giày cho đôi chân đứng vững. Tượng quẻ trên dương cương, ở dưới âm nhu hợp với lẽ tự nhiên của vũ trụ vạn vật. Quẻ này có đức hòa duyệt, ứng phó đức cương, cảm hóa được thành Hanh.

Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Sơ lược từng hào của quẻ Lý

  • Sơ Cửu: Là người mới vào đời, theo đúng đạo, không đua đòi danh lợi với ai, sẽ được vô cựu.
  • Cửu Nhị: Đắc trung, là bậc quân tử biết giữ mình, dù bên trên có tiểu nhân là Lục Tam, cũng không đổi chí, như vậy sẽ được Cát. (Ví dụ Quách Gia, Tuân Du, tuy thờ Tào Tháo nhưng không thèm nịnh hót, nên Hán sử vẫn phải khen).
  • Lục Tam: Âm hào cư dương vị, là tài hèn mà đương việc lớn, nên tự hại. (Ví dụ Viên Thiệu hữu danh vô thực, được lập làm minh chủ xử sự không công bằng, nên chẳng bao lâu thất bại)
  • Cửu Tứ: Dương hào Cư âm vị, là có tài mà biết răn sợ, ví như người dẵm lên đuôi hổ (Cửu Ngũ) một cách khéo, nên giữ vững được thân danh. (Ví dụ Nguyễn công Hãng thường khuyên can chúa Trịnh, tuy chúa bị trái ý bực mình, mà vẫn phải nể sợ và theo lời ông).
  • Cửu Ngũ: Ở vị chí tôn, tài giỏi, nhưng nếu độc đoán (vì trùng dương) sẽ gây nguy hiểm. (Ví dụ Trịnh Sâm là bậc tài trí hơn đời, nhưng quá kiêu, không biết đem Lễ trị dân, nên cơ nghiệp họ Trịnh bị lung lay).
  • Thượng Cửu: Là quân tử hoàn thành sự nghiệp giữ gìn trật tự ( vì ứng với Lục Tam), rất đáng mừng. (Ví dụ Tề Hoàn Công biết triều bái thiên tử nhà Chu, làm bá chư hầu).

Chú ý - Thường thường hào từ chỉ thủ nghĩa bản thân hào đó. Riêng về quẻ Tiểu Súc trước và quẻ Lý này, hào từ về Thượng nhắc nhở đến cả ảnh hưởng của toàn quẻ. Quẻ Tiểu Súc đi tới thượng quái là lúc Âm đã đến chỗ toàn thịnh, mà Thượng Cửu vẫn giữ tính cương, nên mắc họa.

Quẻ Lý đi tới thượng quái là lúc công việc trật tự đã hoàn thành, nên Thượng Cửu được nguyên Cát. Xem đó thì biết rằng ý nghĩa của mỗi hào không những nằm trong bản chất và vị trí của hào đó, mà còn phải tìm hiểu hào đó thích ứng với toàn quẻ như thế nào. Cũng là Thượng Cửu cả mà ở quẻ Tiểu Súc thì xấu, ở quẻ Lý thì tốt. Trong các quẻ khác, hào từ không nói rõ, ta phải tự tìm hiểu lấy.

Ý nghĩa của quẻ Lý

Lý là tao nhã, là lý lẽ là lịch sử. Nội quái Đoài mang bản chất vui tươi, hưởng sức mạnh to lớn của ngoại quái Càn. Thái độ thân hữu, nhún nhường, mọi sự bình an và vô cùng tốt đẹp. Hình tượng quẻ “Thiên thượng hạ trạch” là sự hiểm nguy, rối ren, rắc rối đang bủa vây gây ra không ít khó khăn nhưng bằng chính thái độ thân hữu, nhẹ nhàng, nhún nhường tức khắc mọi sự đều được tốt đẹp, bình an.

Quẻ Lý cơ bản toàn hào dương, có duy nhất một hào âm cũng chính là chủ quẻ. Hào âm Lục Tâm tuy âm nhu, mang bất trung bất chính không tốt nhưng đây lại là yếu tố rất cần thiết trong một xã hội quá cương cường. Hào này là yếu tố hòa duyệt, nhu thuận làm cho trật tự, quyền hành của người lãnh đạo được mọi người tuân theo.

Quẻ Lý tốt cho việc gì?

Điều đáng chú ý là quẻ Lý ở thời kỳ nào cũng chứa đựng sự tân tiến. Công danh sự nghiệp gặp quẻ này năng lực lãnh đạo được giữ vững, vị trí được nâng lên. Tình duyên - gia đạo điều hòa âm dương, đức khoan hòa cương cường nên ổn định, tốt đẹp và viên mãn. Có khả năng loại hung hóa cát, quẻ Lý có dương hào cư âm cải vận, giải hạn rất tốt.