Giải mã ý nghĩa - Đoán vận Hung Cát của quẻ Phong Lôi Ích

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Quẻ Phong Lôi Ích là tên của quẻ số 42 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Khám phá ý nghĩa quẻ số 42 sẽ giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Phong Lôi Ích mang lại.

Quẻ Phong Lôi Ích là gì?

Quẻ Phong Lôi Ích được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 42 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.

Quẻ Phong Lôi Ích vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 42 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 42 PhongLôi Ích cũng như 64 quẻ kinh dịch.

Giải quẻ số 42 như thế nào?

Việc giải mã quẻ số 42 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.

Muốn biết ý nghĩa của quẻ Phong Lôi Ích, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.

Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Phong Lôi Ích, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 42 một cách chính xác nhất.

Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ phong Lôi Ích ứng với quý bạn:

PHONG LÔI ÍCH. Tăng cường, có lợi

風 雷 益

Thuộc loại: Quẻ Cát

 

ảnh chú thíchCác bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Phân tích toàn quẻ Phong Lôi Ích

Thoán từ

益 .  利 有 攸 往 . 利 涉 大 川 .

Ích. Lợi hữu du vãng.  Lợi thiệp đại xuyên.

Dịch.  

Ích là làm ích cho đời,

Việc gì âu cũng êm xuôi, chu toàn.

Dẫu rằng nguy hiểm, gian nan,

Sông sâu, nước cả, vượt sang khó gì.

Đối với dân như  bát nước đầy, trị dân mà biết  hy sinh để làm lợi cho dân, thì  ích lợi biết bao. Còn có việc gì mà không thực hiện được (Lợi hữu du vãng).  Còn có khó khăn gì mà chẳng giải quyết xong.

Thoán Truyện.

彖 曰 .      益 .損 上 益 下 . 民 說 無 疆 . 自 上 下 下 .其 道 大 光 .

              利 有 攸 往 . 中 正 有 慶 .利 涉 大 川 . 木 道 乃 行 . 益

              動 而 巽 .日 進 無 疆 . 天 施 地 生 .其 益 無 方 . 凡 益

             之 道 . 與 時 偕 行 .

Thoán viết:  

Ích.  Tổn thượng ích hạ. Dân duyệt vô cương.  Tự thượng há hạ.

Kỳ đạo đại quang. Lợi hữu du vãng.  Trung chính hữu khánh.

Lợi thiệp đại xuyên. Mộc đạo nãi hành.  Ích động nhi tốn.

Nhật tiến vô cương.  Thiên thi địa sinh. Kỳ ích vô phương.

Phàm ích chi đạo.  Dữ thời giai hành.

Dịch.  Thoán rằng:

Ích là thêm dưới, bớt trên,

Nhân dân vui vẻ, phỉ nguyền đòi nơi.

Hạ mình, để phục vụ người.

Lối đường thế ấy, rạng ngời quang minh.

Rồi ra muôn sự tốt lành,

Chính trung, nên khiến dân tình an vui.

Sông sâu vẫn vượt như chơi,

Thuyền dân, gỗ nước, thảnh thơi lái lèo.

Ích là hoạt động thuận chiều,

Mỗi ngày, mỗi tiến, khinh phiêu vô cùng.

Đất trời nối kết giải đồng,

Trời sinh, đất dưỡng, ích không bến bờ.

Tùy thời, rồi lại tùy cơ,

Làm ơn, làm ích khắp cho muôn loài.

Trước tiên, Thoán định nghĩa Ích là tổn thượng, ích hạ.Như   vậy tức là muốn nói lên rằng: Người trên phải hy sinh cho kẻ dưới.

Trị dân là lo làm ích cho dân:

- Lo cho dân đông,

- Lo cho dân giầu,

- Lo cho dân ấm no.

 (Luận Ngữ, Tử Lộ, XIII)

Thánh hiền xưa, những lo cho dân được giầu có, vuông tròn, đầy đặn, còn mình thì nhiều no, ít đủ, đạm bạc thế nào cũng xong.  Đường Huyền Tông nói: Ta gầy, nhưng thiên hạ mập, là cũng nương theo ý đó.

Nhiễm Hữu nói với Lỗ Ai Công: Nếu dân no đủ, thì vị quốc quân sao thiếu thốn được; nếu dân không no đủ, thì vị quốc quân giàu có với ai.

Nền chính trị của Nho Giáo luôn  luôn đề cao những công cuộc ích quốc, lợi dân.  Trị dân là lo cho dân có ăn, có mặc, tư cấp ruộng đất cho dân, dạy dân khai thác các tài nguyên của đất nước, khuyến khích bá công, để cho thương mại và công nghệ được phồn thịnh; lo cho dân có một hệ thống kiều lộ được hoàn bị; lo cho dân được an cư, lạc nghiệp, lo giáo hoá dân cho họ ngày một trở nên hoàn thiện.

Ngụy Hổ Thần đến Kiển Dương Trấn thay Vân Thiên Bưu.  Vân Thiên Bưu giao hết binh phù, tướng ấn xong rồi, Ngụy Hổ Thần hỏi hết tình trong xứ, thì Vân Thiên Bưu tỏ bầy phong tục, cùng là phương lược của quân sĩ và bá tánh cho Ngụy Hổ Thần nghe. Ngụy hổ Thần lại hỏi nữa rằng: Ngài trấn chỗ này, mỗi năm thâu lợi bao nhiêu?  Vân Thiên Bưu nghe hỏi, biến sắc đáp: Ngài hỏi như vậy, chẳng là quấy lắm. Vả tôi làm đại tướng, trấn giữ bờ cõi cho triều đình; lúc nào có giặc, tôi phải lo dẹp; lúc nào không có giặc, thì phải chăn dân; thủa nay không biết thâu lợi là gì. Nếu ngài muốn có lợi, sao không làm nghề thương mại, lại xuất sĩ làm gì? (Thủy Hử, 1053).Thật là một câu trả lời đích đáng.  Trị dân mà biết hy sinh cho dân, thời dân sẽ vui thỏa vô cùng (Dân duyệt vô cương).

Người trên mà biết địa vị mình, hạ mình để phục vụ dân, hành xử như vậy thật là quang minh chính đại (Tự thượng há hạ.  Kỳ đạo đại quang). Trong một nước, mà vua thời minh (Cửu ngũ), tôi thời hiền (Lục nhị), thảy đều theo đường trung chính mà trị dân, thì hạnh phúc cho dân biết bao nhiêu! Còn có việc gì mà chẳng làm được (Lợi hữu du vãng.  trung chính hữu khánh).

Lịch sử đã cho ta thấy Minh Trị Thiên Hoàng và quần thần của ngài đã  canh tân được nước Nhật, và đã nâng được nước Nhật lên hàng cường quốc thế giới.  Như vậy dẫu có gian nan nguy hiểm mấy cũng lướt thắng được (Lợi thiệp đại xuyên. mộc đạo nãi hành).  Vua quan mà làm lợi cho dân, thời khi gặp hoạn nạn ví như đi qua sông lớn, sẽ có dân làm gỗ, làm thuyền mà chở cho qua (Mộc đạo nãi hành).

Trình tử nói: đáng lý phải viết là: Ích đạo nãi hành, Trị dân, hành xử, hoạt động luôn luôn hợp với những định tắc của trời, đất, người (Ích.  Động dĩ tốn), thì sẽ tiến mãi không có giới hạn nào cả (Nhật tiến vô cương).

Mình làm ơn, làm ích cho dân, cho đời, thì cũng theo đúng được đường lối của trời đất; vì trời đất cũng luôn luôn hoà hài, cộng tác với nhau để thi ân, bá đức, để sinh dưỡng muôn loài (Thiên thi địa sinh), chẳng kể biên cương, bờ cõi, mầu da, sắc áo (Kỳ ích vô phương).

Thánh nhân tùy theo thời thế, tùy theo những định tắc của trời đất, mà làm ơn ích cho dân, như vậy là theo được nhịp điệu vũ trụ mà làm ơn ích cho dân vậy (Phàm ích chi đạo.  Dữ thời giai hành).

Khi Tổn đã cùng cực thì sẽ dẫn tới Ích, vì thế sau quẻ Sơn Trạch Tổn là đến quẻ Phong Lôi Ích. Xét tượng hình quẻ Phong Lôi Ích có Tốn ở trên, Chấn ở dưới là gió và sấm cùng lúc làm lợi cho nhau. Tốn chính là Càn bớt đi một hào Dương bằng một hào Âm. Còn Chấn chính là Khôn thay thế một hào Âm thành một hào Dương. Điều này có nghĩa là bớt đi ở trên nhưng lại thêm ở dưới nên có ích.

Quẻ Phong Lôi Ích ứng với thời kỳ giúp đỡ lẫn nhau ở khía cạnh người trên người dưới, tổn thượng thì ích hạ.

ảnh chú thíchCác bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:

Sơ lược từng hào của quẻ Phong Lôi Ích

  • Sơ Cửu : dương cương, được tứ biết tài, giao phó trọng trách, cát. Nhưng Sơ ở dưới mà gánh trách nhiệm to, phải khôn khéo mới được vô cựu. (ví dụ Colbert xuất thân bần tiện, được Mazarin tin cẩn, rồi gữi gấm cho Louis XIV, được trao nhiều quyền hành).
  • Lục Nhị : trung chính, được ngũ đem lại cho ích lợi thật lớn. Nhị nên bền chí giữ trung chính sẽ được cát. (ví dụ Lục Tốn được lòng tin của Tôn Quyền, từ chân thư sinh nhẩy lên địa vị đại tướng, cai quản cả những cựu tướng của Đông Ngô).
  • Lục Tam : bất trung bất chính đáng lẽ không nên giúp. Nhưng thời ích, Thượng Cửu giúp Tam bằng cách răn đe trừng trị, thì Tam có thể sửa tánh mà được vô Cựu. (Ví dụ Đặng Trần Côn bị Đoàn thị Điểm chê là vô tài, phẫn chí cố học, sau cũng thành bậc danh sĩ).
  • Lục Tứ : nhu thuận, tuy không ở điạ vị đắc trung, nhưng lại ở thượng quái, kề cận với Cửu Ngũ, được Ngũ nghe theo mà giúp ích cho thiên hạ. (Ví dụ Tiêu Hà hết sức tiến cử Hàn Tín với Hán vương) .
  • Cửu Ngũ : ở vị chí tôn, dương cương trung chính, ban ích cho thiên hạ, nguyên cát. (Ví dụ Lê Thánh Tông, giảm bớt quyền lợi quý tộc và quan lại, nâng cao đời sống của dân chúng).
  • Thượng Cửu : dương cương bất chính, ở cuối quẻ ích, nên lòng tham cầu ích quá độ, mà không chịu giúp ai. Do đó thiên hạ đều ghét, phản đối, hung. (Ví dụ Đổng Trác quá tham lam, hà hiếp Hiến đế, bóc lột lương dân, nên bị chư hầu nỗi lên chống đối).

Ý nghĩa của quẻ Phong Lôi Ích

Quẻ Phong Lôi Ích có tượng quẻ là gió sẩm giúp sức lẫn nhau. Trong đó gió mang điện âm xuống còn sấm mang điện dương đang đi lên tạo ra cơn mưa. Quẻ Ích trái ngược hoàn toàn với quẻ Tổn. Nói một cách khác thì quẻ Ích biết chăm lo cho cơ sở hạ tầng vững chắc nên thượng tầng kiến trúc có kém huy hoàng cũng vẫn có thể vững bền.

Trong giao thiệp, quẻ Ích chính là cách chuộng sự thật thà, mộc mạc, không hoa sói, hoa hòa. Về gia đình thì chú trọng những nhu cầu cần thiết đầu tiên, không phô trương hay coi trọng phú quý.

Bản chất Ích có ý nghĩa là sự bổ sung, thêm vào. Tượng quẻ của Ích là Thượng Phong Hạ Lôi là trước gió sau có sấm. Lúc này khí dương của Chấn kết hợp với khí Âm của Tốn tụ thành nguồn năng lượng lớn khiến cho mọi vật được tăng cường, phát triển để đi tới thành công viên mãn.

Quẻ Phong Lôi Ích tốt cho việc gì?

Quẻ Phong Lôi Ích là quẻ mang điềm tốt. Người dụng quẻ Ích công danh sự nghiệp tài lộc được mở rộng. Muốn dùng quẻ Ích để cải vận hay giải hạn cũng rất tốt. Quẻ này có quý nhân phù trợ nên mọi việc khó khăn trở ngại đều có thể vượt qua.

Quẻ khuyên người dụng quẻ Ích có địa vị thấp nhờ hào Sở Cửu là người có tài, sẽ được giúp đỡ. Nếu dụng đúng thì lòng tin cẩn sẽ được thượng cấp quý trọng giúp nâng cao địa vị, công danh.

Với hào Lục Nhị người có tài được giao phó nhiều trọng quyền. Thời của Ích người có chút kém tài nhưng nhờ hào Lục Tam cũng có cơ hội được giúp đỡ. Bằng cách nào hay cách khác thì sẽ được quý nhân phù trợ, nhưng quan trọng phải trung chính, xứng đáng với sự giúp đỡ đó. Còn nếu không những tốt lành, may mắn sớm bị tiêu tan.